Trang chủ Lớp 10 Sinh học Giải SBT Sinh 10 kết nối Bài 2: Cấu trúc tế bào

Giải SBT Sinh 10 kết nối Bài 2: Cấu trúc tế bào

Giải SBT Sinh 10 kết nối Bài 2: Cấu trúc tế bào

  • 73 lượt thi

  • 33 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì? Kể tên các bào quan thường có ở tế bào nhân thực. Hãy cho biết: Tế bào nào sau đây là tế bào nhân thực?

(1) Tế bào trùng amip.                           

(3) Tế bào lông ruột.

(5) Tế bào rễ cây họ Đậu.

(7) Tế bào vi khuẩn E. coli.

(9) Tế bào vi khuẩn cộng sinh

     trong rễ cây họ Đậu.

(2) Tế bào vi khuẩn lam.

(4) Tế bào vi khuẩn.

(6) Tế bào tảo.

(8) Tế bào bèo hoa dâu.

(10) Tế bào hồng cầu

       không nhân

Xem đáp án

- Những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là:

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Có ở tế bào vi khuẩn

Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.

Chưa có nhân hoàn chỉnh, không có màng nhân.

Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa nhiễm sắc thể và nhân con.

Không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.

Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.

Kích thước lớn hơn.

Không có khung xương định hình tế bào.

Có khung xương định hình tế bào.

- Các bào quan thường có ở tế bào nhân thực là:  Nhân, ribosome, lưới nội chất, bộ máy Golgi, ti thể.

- Các tế bào là tế bào nhân thực:

Tế bào nhân thực có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật và động vật.

(1) Tế bào trùng amip. (Đây là sinh vật nguyên sinh).

(3) Tế bào lông ruột.

(5) Tế bào rễ cây họ Đậu.

(6) Tế bào tảo.

(8) Tế bào bèo hoa dâu.

(10) Tế bào hồng cầu không nhân.


Câu 2:

Về mặt cấu trúc, các tế bào động vật và thực vật khác gì so với các sinh vật nhân thực đơn bào?

Xem đáp án

- Sự khác nhau giữa tế bào động vật và thực vật (là các sinh vật nhân thực đa bào) với sinh vật nhân thực đơn bào:

Sinh vật nhân thực đa bào

Sinh vật nhân thực đơn bào

Chứa nhiều tế bào

Chỉ chứa một tế bào

Có hình dạng xác định

Có hình dạng bất thường


Câu 3:

Thành phần nào dưới đây có ở tế bào vi khuẩn?

A. Nhân.

B. Ti thể.

C. Plasmid.

D. Lưới nội chất

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Ở vi khuẩn và một số nấm men, ngoài các gen nằm trong nhân còn có các yếu tố di truyền ngoài thể nhiễm sắc, gọi là plasmid.

- Plasmid là những phân tử DNA mạch kép dạng vòng nằm ngoài thể nhiễm sắc, có kích thước rất nhỏ, có khả năng tự nhân lên độc lập với tế bào và được phân sang các tế bào con khi nhân lên cùng với tế bào.


Câu 4:

Cấu trúc nào dưới đây không thuộc hệ thống màng nội bào?

A. Lục lạp.

B. Mạng lưới nội chất.

C. Bộ máy Golgi.

D. Màng nhân.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Hệ thống nội màng hay hệ thống màng nội bào hình thành từ những màng khác nhau lơ lửng trong tế bào chất tế bào nhân thực. Những màng này phân vùng tế bào thành những khoang chức năng và cấu trúc, gọi là bào quan.

- Ở sinh vật nhân thực, bào quan thuộc hệ thống nội màng bao gồm: màng nhânlưới nội chấtbộ máy Golgilysosometúitúi nhập bào và màng tế bào.


Câu 5:

Cấu trúc nào sau đây có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?

A. Lục lạp.

B. Ti thể.

C. Không bào trung tâm.

D. Thành tế bào.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Lục lạp, không bào trung tâm và thành tế bào chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật. Ti thể là bào quan vừa có ở tế bào thực vật và tế bào động vật.


Câu 7:

Trong các phát biểu về đặc trưng của các ribosome liên kết ở tế bào nhân thực dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng ?

(I) Các ribosome liên kết có màng riêng bao bọc.

(II) Ribosome liên kết có cấu trúc khác với ribosome tự do.

(III) Ribosome liên kết chỉ tổng hợp protein màng và protein tiết.

(IV) Ribosome liên kết thường bám vào mặt trong của màng tế bào.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Ribosome có thể đứng riêng lẻ một mình hoặc liên kết với nhau, và những ribosome liên kết đó được gọi chung là ribosome liên kết.

(I) Sai – Ribosome là bào quan không có màng bao bọc.

(II) Sai – Cấu tạo của loại bào quan này giống nhau, có hình cầu, không có màng bao bọc. đường kính khoảng 150 Å. Ribosome liên kết được cấu tạo từ nhiều ribosome riêng lẻ.

(III) Đúng – Ribosome liên kết chỉ tổng hợp protein màng và protein tiết.

(IV) Sai – Ribosome có mặt ở trên màng lưới nội chất hạt, trong lục lạp và trong chất nền của ti thể.


Câu 8:

Chú thích tên các thành phần và hoàn thành chức năng tương ứng của các thành phần cấu trúc tế bào thực vật theo mẫu cho dưới đây:

Chú thích tên các thành phần và hoàn thành chức năng tương ứng của các thành phần cấu trúc tế bào thực vật theo mẫu cho dưới đây: (ảnh 1)
Xem đáp án

Tên thành phần

Cấu trúc

Chức năng

1. Màng nhân

Màng nhân được cấu tạo từ hai lớp màng lipid kép, một màng nhân bên trong và một màng nhân bên ngoài, bao bọc xung quanh nhân, chứa vật chất di truyền.

Chức năng của màng nhân là duy trì sự tách biệt giữa nhân tế bào và tế bào chất.

2. Lưới nội chất hạt

Lưới nội chất hạt gồm hệ thống các đường ống tạo nên bởi lớp kép phospholipid, một đầu liên kết với màng nhân, đầu kia liên kết với lưới nội chất trơn. Trên màng lưới nội chất có chứa các hạt ribosome.

Protein được tổng hợp ở ribosome sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để chuyển qua túi vận chuyển (túi tiết) và vận chuyển tới bộ máy Golgi.

3. Ribosome

Ribosome không có màng bao bọc, có dạng hình cầu, đường kính khoảng 150 Å. Thành phần hóa học của ribosome gồm rRNA và protein.

Ribosome là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.

4. Lưới nội chất trơn

Là hệ thống màng dạng ống dẹp thông với lưới nội chất hạt, có ít hoặc không có ribosome. Có chứa nhiều loại enzyme.

Các enzyme tham gia tổng hợp nhiều loại lipid, chuyển hóa đường, khử độc và là khi dự trữ Ca2+ để thực hiện nhiều chức năng khác nhau.

Là nơi tổng hợp nên các sterol và phospholipid cấu tạo nền các loại màng tế bào,…

5. Lục lạp

Là bào quan có màng bao bọc, màng ngoài tạo khoảng không hẹp với lớp màng trong, màng trong không gấp khúc. Bên trọng lục lạp có hệ thống màng ở các túi dẹp, gọi là thylakoid. Thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là granum. Bao quanh các granum là chất nền (stroma). Ngoài ra, stroma chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng và ribosome.

Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp chứa nhiều chất diệp lục, enzyme và protein có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào.

6. Vách tế bào

Vách tế bào được cấu tạo từ các phân tử cellulose tạo nên các sợi vững chắc, được gia cố thêm bởi nhiều chất khác như lignin do tế bào tiết ra.

Vách tế bào có chức năng bảo vệ, định hình tế bào, ngoài ra nó còn hoạt động với chức năng lọc.

7. Ti thể

Là bào quan có màng kép, lớp màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào ngăn ti thể thành hai khoang. Ngoài ra, trong chất nền còn chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng và ribosome.

Ti thể là nơi diễn ra quá trình phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống, đồng thời tạo nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình chuyển hóa vật chất của tế bào.

8. Nhân con (Hạch nhân)

Nhân con là một cấu trúc dạng hình cầu. Có chứa DNA nhân con, rRNA, protein nhân con và enzyme.

Nhân con là nơi diễn ra quá trình tổng hợp các phân tử rRNA.

9. Không bào

Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc. Chứa nước với các phân tử vô cơ và hữu cơ bao gồm các enzyme tan trong dung dịch.

Giúp điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào. Một số nhằm thu hút côn trùng đến  thụ phấn, số khác làm kho chứa các chất như ion, carbohydrate, các enzyme, khử các chất độc từ bên ngoài xâm nhập vào. Ở động vật nguyên sinh, không bào tiêu hóa chứa các enzyme tiêu hóa thức ăn.

10. Bộ máy Golgi

Gồm các túi dẹp nằm song song với nhau nhưng tách rời nhau.

Là nơi tập trung, chế biến, lắp ráp, đóng gói các phân tử protein, lipid rồi phân phối chúng đến những nơi cần thiết.

11.

 

 

12. Chất nhiễm sắc

Chất nhiễm sắc là một phức hợp DNA, RNA và protein.

Chức năng chính của nó là đóng gói cái phân tử DNA rất dài thành hình dạng nhỏ gọn và đậm đặc hơn, ngăn cản các sợi bị rối và đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố DNA trong quá trình phân chia tế bào, ngăn ngừa tổn thương DNA và điều chỉnh sự biểu hiện ggen và sao chép DNA.

13.Vách tế bào của tế bào lân cận

 

 

14. Màng sinh chất

Màng sinh chất được cấu tạo từ thành phần chính là lớp kép phospholipid và các loại protein. Các protein nằm xuyên màng hoặc rìa màng. Cholesterol nằm khảm vào lớp kép để tăng độ vững chắc cho màng. Ngoài ra có các cấu trúc glycoprotein, glycopilid, carbohydrate…

Trao đổi chất một cách có chọn lọc với môi trường: lớp phospholipid chỉ cho những phân tử nhỏ không phân cực đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh protein thích hợp với được ra vào tế bào.

Các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường.

15. Peroxysome

Là bào quan có dạng hình cầu, được bao bọc bởi một màng đơn mỏng, thường nằm gần lưới nội chất. Chứa enzyme phân giải H2O2.­

H2O2. là một loại chất dễ phân giải thành các gốc oxy tự do làm tổn thương tế bào được sản sinh một số phản ứng hóa học trong tế bào. Các tế bào gan, thận ở người có peroxisome chứa enzyme khử các chất độc từ máu đưa tới. Một số có enzyme phân giải chất béo thành cholesterol và các dạng lipid khác.

16. Plasmodesmata

Plasmodesmata là một loại liên kết tế bào được tìm thấy trong tế bào thực vật, kết nối trực tiếp với tế bào chất lân cận. Cấu tạo từ 3 lớp chính: màng sinh chất, ống bọc tế bào chất và demotopulo.

Plasmodesmata vận chuyển các phân tử truyền tín hiệu giữa hai tế bào thực vật.


Câu 9:

Bằng trí nhớ, hãy vẽ hai loại tế bào thể hiện các cấu trúc dưới đây và vẽ các mối nối giữa hai tế bào cùng loại.

Xem đáp án

Nhân, lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, ti thể, trung thể, lục lạp, không bào, vi ống, thành tế bào, chất nền ngoại bào, vi sợi, bộ máy Golgi, sợi trung gian, màng tế bào, peroxisome, ribosome, nhân con, lỗ màng nhân, túi, lông roi, vi nhung, sợi liên bào.


Câu 10:

Nếu thành tế bào thực vật hoặc chất nền ngoại bào của động vật không cho các chất đi qua thì hiện tượng đó sẽ tác động như thế nào đến chức năng của tế bào?

Xem đáp án

- Thành tế bào thực vật có vai trò bảo vệ, cũng như xác định hình dạng và kích thước tế bào. Giữa các phân tử cellulose có các chỗ trống giúp nước và muối khoáng đi vào được trong tế bào. Nếu thành tế bào không cho được nước, muối khoáng và các chất khác đi qua sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong tế bào, ảnh hưởng tới mọi hoạt động sống trong tế bào và dẫn tới tế bào bị chết.

- Các tế bào của động vật tiết ra các chất cấu tạo nên cấu trúc ở phía bên ngoài tế bào được gọi là chất nền ngoại bào. Thông qua sự kết nối đặc biệt, chất nền ngoại bào có thể điều khiển sự hoạt động của các gene bên trong tế bào, nhờ đó các tế bào trong cùng một mô có thể phối hợp hoạt động với nhau. Do đó, nếu chất nền ngoại bào của động vật không cho các chất đi qua, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thông tin của tế bào, ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của các gene, dẫn tới sự hoạt động của tế bào trong cùng một mô bị rối loạn.


Câu 11:

Hãy tìm hiểu và mô tả thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có tính khảm động.

Xem đáp án

Thí nghiệm chứng minh cấu trúc khảm – động của màng sinh chất:

- Đánh dấu protein màng tế bào ở người và protein màng tế bào ở chuột bằng các chất phát quang khác nhau. Sau đó dung hợp tế bào người với tế bào chuột để hợp nhất hai tế bào này thành một tế bào lai có chung một màng sinh chất.

- Kết quả sau một thời gian dung hợp hai tế bào, các protein của tế bào người và protein của tế bào chuột di chuyển đan xen với nhau trên màng của tế bào lai.

→ Chứng tỏ ít nhất cũng có một số protein màng có khả năng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác theo chiều ngang trong lớp phospholipid kép.

Màng sinh chất có tính khảm động vì:

- Cấu trúc “khảm” có nghĩa là các protein màng được đan xen vào những vị trí nhất định trên màng; còn “động” hay “lỏng” là các thành phần của màng không cố định cứng nhắc mà có thể di chuyển giúp chúng thực hiện các chức năng khác nhau. Mức độ “lỏng” của màng tế bào như độ lỏng của dầu ăn, các phân tử phospholipid nằm sát nhau và gắn kết với nhau bằng tương tác kị nước và tương tác van der Waal nên sự gắn kết giữa các phân tử là tương đối lỏng lẻo, dẫn đến chúng có thể tự do di chuyển trong cùng một lớp phospholipid. Tốc độ di chuyển của các phân tử của màng phụ thuộc vào mật độ phân tử phospholid. Nếu màng có nhiều cholesterol cũng làm giảm mức độ di chuyển của các phân tử.


Câu 12:

Hãy nêu và giải thích ít nhất hai đặc điểm thích nghi cho phép sinh vật nhân sơ tồn tại trong các môi trường rất khắc nghiệt mà các sinh vật khác không thể sống được.

Xem đáp án

- Đặc điểm thích nghi của protein ở vi khuẩn suối nước nóng:

+ Protein là thành phần dễ bị biến tính khi gặp nhiệt độ cao, tuy nhiên acid amin cấu tạo nên phân tử protein của vi khuẩn suối nước nóng có các liên kết hóa học đặc biệt. Ngoài ra, các phân tử protein của tế bào vi khuẩn có thành phần bảo vệ tăng cường, có khả năng bảo vệ protein.

- Đặc điểm thích nghi của sinh vật nhân sơ chịu phóng xạ:

+ Deinococcus radiodurans là một prokaryote có thể chịu được liều bức xạ ion hóa rất cao. Nó đã phát triển các cơ chế sửa chữa DNA cho phép nó tái tạo lại nhiễm sắc thể của mình ngay cả khi bị vỡ thành hàng trăm mảnh bởi bức xạ nhiệt.


Câu 13:

Một amino acid chứa nitrogen phóng xạ ở ngoài môi trường tế bào , sau một thời gian người ta thấy nó có mặt trong phân tử protein tiết ra ngoài tế bào đó. Hãy mô tả con đường mà amino acid đó đã đi qua và cho biết, ở mỗi nơi trên con đường ấy, nó đã được biến đổi như thế nào.

Xem đáp án

- Con đường mà amino acid chứa nitrogen phóng xạ đi qua:

+ Đầu tiên, amino acid chứa nitrogen phóng xạ ở ngoài môi trường tế bào, sau đó amino acid này được vận chuyển vào bên trong tế bào để làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp protein.

+ Khi vào bên trong tế bào, protein có chứa nitrogen phóng xạ được tổng hợp ở lưới nội chất hạt và vận chuyển protein tới bộ máy Golgi. Túi vận chuyển của lưới nội chất hạt tham gia vào vận chuyển protein đến bộ máy Golgi.

+ Bộ máy Golgi có chức năng làm biến đổi protein có chứa amino acid chứa nitrogen phóng xạ, như gắn thêm hoặc loại bỏ các chất khác nhau, sau đó xuất các sản phẩm đã hoàn thiện đi các nơi khác.Túi vận chuyển của bộ máy Golgi làm nhiệm vụ đưa các phân tử protein đến các bào quan của tế bào, đến màng sinh chất hoặc đưa ra bên ngoài tế bào.

+ Màng sinh chất có chức năng vận chuyển các chất qua màng, tiếp nhận thông tin từ bên ngoài tế bào, đến màng sinh chất hoặc đưa protein có chứa nitrogen phóng xạ tiết ra bên ngoài tế bào.


Câu 14:

Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này.

Xem đáp án

- Lưới nội chất có hai loại: lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt, chức năng của mỗi loại là:

+ Lưới nội chất trơn: có dính nhiều enzyme; có vai trò trong tổng hợp lipid, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.

 + Lưới nội chất hạt: đính các hạt ribosome, một đầu gắn với màng nhân, một đầu nối với lưới nội chất trơn, có vai trò tổng hợp prôtêin.

- Ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nội chất hạt phát triển: Lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất ở tế bào bạch cầu,vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và protein đặc hiệu, mà protein được tổng hợp ở lưới nội chất hạt là nơi có các ribosome tổng hợp protein.

- Ví dụ về một loại tế bào của người có lưới nối chất trơn phát triển: Tế bào gan là nơi có lưới nội chất trơn phát triển. Vì gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa đường trong máu thành glycogen và khử độc cho cơ thể, mà lưới nội chất trơn có nhiều loại enzyme tham gia vào quá trình tổng lớp lipid, tổng hợp và phân giải glycogen giúp điều hòa đường huyết, phân hủy các chất độc hại của cơ thể.


Câu 15:

Nấm men là một sinh vật lí tưởng để nghiên cứu các quá trình sống của tế bào như phát triển và di truyền. Nó có thể sinh trưởng được trên nhiều môi trường với các nguồn dinh dưỡng khác nhau. Với tính chất này, người ta có thể tách và phân tích các đột biến khác nhau ở nấm men gắn với chức năng nhất định của các bào quan trong tế bào.

a) Một đột biến làm nấm men không thể sinh trưởng được trên môi trường có nguồn dinh dưỡng chính là oleat (một acid béo dạng chuỗi dài). Đột biến này đã gây ra khiếm khuyết ở bào quan nào?

Xem đáp án

a) Nấm men không thể sinh trưởng trên oleat nghĩa là oleat không cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào, nên chắc chắn sẽ xảy ra đột biến khiếm khuyết ở ty thể và peroxisome.

- Oleat là một acid béo dạng chuỗi dài nên chúng được beta – oxy hóa tại peroxisome, cắt oleat thành acetyl – CoA.

- Sau đó acetyl – CoA được đưa vào ty thể thực hiện chu trình Krebs cung cấp năng lượng cho tế bào.


Câu 16:

b) Một đột biến khác làm nấm men không thể sinh trưởng được trên môi trường có nguồn dinh dưỡng chính là glycerol. Đột biến này đã gây ra khiếm khuyết ở bào quan nào?

Xem đáp án

b) Nấm men không thể sinh trưởng trên glycerol, nên xảy ra đột biến khiếm khuyết ở ti thể, vì đây là bào quan chuyển hóa các phân tử carbon ngắn.

- Glycerol được phân cắt tạo thành acetyl – CoA, tạo năng lượng thông qua chu trình Krebs và chuỗi chuyền electron.


Câu 17:

Một nhà sinh học đã tiến hành lấy nhân của tế bào sinh dưỡng thuộc một loài ếch rồi cấy vào tế bào trứng của một loài ếch khác đã bị phá hủy nhân. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã thu được những con ếch con từ các tế bào trứng ếch chuyển nhân. Hãy cho biết, các con ếch này có đặc điểm của loài nào. Giải thích vì sao em lại khẳng định như vậy.

Xem đáp án

- Các con ếch con này có đặc điểm của loài cho nhân (nhân ở tế bào sinh dưỡng). Vì nhân của tế bào mang nhiễm sắc thể chứa DNA là vật chất di truyền quy định các tính trạng của loài đó. Vậy nên những con ếch con từ tế bào trứng ếch chuyển nhân sẽ mang đặc điểm giống với loài cho nhân.


Câu 19:

Hình bên mô tả cấu tạo của một tế bào vi khuẩn.

- Hãy chú thích tên các cấu trúc của tế bào thay cho các số trong hình.

- Về mặt chức năng, cấu trúc số 1 và số 7 khác nhau ở điểm nào? Đó là thành phần gì? Nêu vai trò và bản chất hoá học của nó.

- Cấu trúc số 3 chứa một thành phần không gặp ở bất kì sinh vật nhân thực nào?

- Cho 3 ví dụ về vi khuẩn có cấu trúc số 2.

Hình bên mô tả cấu tạo của một tế bào vi khuẩn (ảnh 1)
Xem đáp án

- Chú thích hình: 1 – Lông; 2 – Màng ngoài; 3 – Thành tế bào; 4 – Màng sinh chất, 5 – Plasmid; 6 – DNA vùng nhân; 7 – Roi, 8 – Tế bào chất, 9 – Ribosome.

- Khác nhau về chức năng giữa cấu trúc số 1 (lông) với cấu trúc số 7 (roi): Lông giúp tế bào bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bám trên bề mặt tế bào khác; roi giúp tế bào di chuyển.

+ Về cấu tạo hóa học: Roi được cấu tạo từ bó sợi protein, dài hơn lông, các tế bào vi khuẩn có thể có một hoặc một vài roi. Còn lông ngắn hơn roi, có số lượng nhiều hơn roi.

- Cấu trúc số 3 là thành tế bào chứa peptidoglycan. Bản chất của peptidoglycan là mạng lưới các chuỗi carbohydrate liên kết với nhau bằng các đoạn polypeptide ngắn. Thành tế bào có chức năng giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.

- Vi khuẩn có cấu trúc số 2 là những vi khuẩn có màng ngoài (vi khuẩn Gram âm). Ví dụ: vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây bệnh viêm phổi; vi khuẩn Haemophilus influenzae, vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh đường ruột; vi khuẩn Vibrio cholerae gây bệnh tả.


Câu 20:

Trình bày cấu tạo của màng tế bào. Tại sao nói màng tế bào có cấu trúc khảm động? Những yếu tố nào có thể làm ảnh hưởng đến tính động của mng? Liệt kê các bào quan có màng đơn, mng kép.

Xem đáp án

- Cấu tạo của màng tế bào: Các thành phần cấu tạo của màng tế bào gồm lớp kép phospholipid; protein màng; carbohydrate; glycoprotein; glycolipid; cholesterol. Trong đó, hai thành phần chủ yếu là lớp kép phospholipid và protein.

- Giải thích mô hình khảm – động:

+ "Khảm" là do các phân tử protein xen kẽ trong lớp kép phospholipid; ngoài ra còn có các phân tử carbohydrate, glycolipid, cholesterol.

+ "Động" là do lớp kép phospholipid có cấu trúc lỏng lẻo nên có khả năng di chuyển; các phân tử protein cũng có thể di chuyển trong lớp kép phospholipid.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tính động của màng gồm các thành phần cấu tạo nên màng tế bào như phospholipid, cholesterol (ở tế bào động vật), protein màng, carbohydrate và các yếu tố môi trường như nhiệt độ.

- Các bào quan có màng kép là: nhân, ti thể và lục lạp; các bào quan có màng đơn là: lưới nội chất, bộ máy Golgi, proxisome, lysosome, không bào.


Câu 21:

Mỗi câu sau đây đúng hay sai? Giải thích.

(1) Mỗi tế bào đều có: màng, tế bào chất, các bào quan và nhân.

(2) Tế bào thực vật có: thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, không bào, lục lạp, ti thề, trung thể và nhân.

(3) Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở chỗ có thành tế bào, có không bào, có lục lạp chứa chất diệp lục.

(4) Chỉ có tế bào vi khuẩn mới có cấu trúc thành tế bào.

Xem đáp án

(1) sai, vì chỉ có tế bào nhân thực mới có đầy đủ màng, tế bào chất các bào quan và nhân, còn tế bào nhân sơ chưa có đủ các bào quan và nhân chính thức.

(2) sai, vì trung thề không có ở tế bào thực vật mà chỉ có ở tế bào động vật.

(3) đúng.

(4) sai, vì ngoài tế bào vi khuẩn còn có tế bào thực vật và tế bào nấm cũng có thành tế bào nhưng thành phần hoá học của thành tế bào ở mỗi nhóm khác nhau.


Câu 22:

Hãy cho biết chức năng của không bào ở các tế bào sau đây:

- Tế bào lông hút của rễ cây.

- Tế bào cánh hoa.

- Tế bào lá của một số loài cây mà động vật không dám ăn.

- Tế bào đỉnh sinh trưởng.

Xem đáp án

- Không bào ở tế bào lông hút của rễ cây chứa các chất tan, giúp điều hoà áp suất thẩm thấu nên rễ có thể hút được nước từ đất.

- Không bào trong các tế bào cánh hoa giúp điều chỉnh độ trương nước nên hoa có thể nở hoặc khép cánh; nó cũng có thể chứa sắc tố giúp tạo màu sắc cho hoa nên hấp dẫn côn trùng đến hút mật và thụ phấn cho hoa.

- Không bào trong tế bào lá của một số loài cây mà động vật không dám ăn thường chứa các chất độc giúp bảo vệ cây.

- Không bào trong các tế bào ở đỉnh sinh trưởng thường tích nhiều nước làm tăng kích thước tế bào giúp sinh trưởng nhanh.


Câu 23:

Có một loại thuốc giảm cân rất hiệu quả nhưng hiện nay đã bị cấm sử dụng do một số người đã bị tử vong khi dùng thuốc. Qua nghiên cứu, người ta phát hiện thấy loại thuốc này làm hỏng màng trong của ti thề. Hãy giải thích tại sao khi uống loại thuốc này lại có thể giảm cân và có thể tử vong

Xem đáp án

Ti thể có lớp màng kép, màng trong của ti thể có chứa các phức hệ enzyme tham gia tổng hợp ATP (đồng tiền năng lượng của tế bào). Bên trong hai lớp màng là chất nền ti thể chứa nhiều loại enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào. Khoảng không gian giữa hai lớp màng là kho chứa ion H+ có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ATP. Vì vậy, khi thuốc làm hỏng màng trong của ti thể, tế bào sẽ không tổng hợp được ATP để cung cấp cho các hoạt động sống, do đó, làm giảm khối lượng cơ thể và có thể tử vong.


Câu 24:

Ở tế bào nhân thực, ti thể có màng kép, bộ máy Golgi có màng đơn. Nếu ti thể mất đi một lớp màng, còn bộ máy Golgi có màng kép thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của chúng?
Xem đáp án

- Ti thể có hai lớp màng, giữa là xoang gian màng, dòng H+ đi từ xoang gian màng qua ATP synthase vào chất nền ti thể tổng hợp nên ATP. Nhờ đặc điểm này giúp ti thể thực hiện được chức năng tổng hợp ATP. Do đó, nếu ti thể chỉ còn 1 lớp màng thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp ATP. Nếu mất màng trong thì không tổng hợp được ATP, nếu mất màng ngoài thì khả năng tổng hợp ATP sẽ giảm.

- Bộ máy Golgi có chức năng thu gom, chế biến và phân phối nhiều sản phẩm trong tế bào. Trong quá trình này thường xuyên có sự thu nhận, chuyển giao và bài xuất các túi tiết. Do đó, nếu bộ máy Golgi có màng kép sẽ ảnh hưởng đến khả năng hình thành các túi vận chuyển (túi tiết). Các túi tiết không được hình thành hoặc hình thành chậm làm các quá trình trao đổi chất khác trong tế bào bị ảnh hưởng.


Câu 25:

- Ti thể có hai lớp màng, giữa là xoang gian màng, dòng H+ đi từ xoang gian màng qua ATP synthase vào chất nền ti thể tổng hợp nên ATP. Nhờ đặc điểm này giúp ti thể thực hiện được chức năng tổng hợp ATP. Do đó, nếu ti thể chỉ còn 1 lớp màng thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp ATP. Nếu mất màng trong thì không tổng hợp được ATP, nếu mất màng ngoài thì khả năng tổng hợp ATP sẽ giảm.

- Bộ máy Golgi có chức năng thu gom, chế biến và phân phối nhiều sản phẩm trong tế bào. Trong quá trình này thường xuyên có sự thu nhận, chuyển giao và bài xuất các túi tiết. Do đó, nếu bộ máy Golgi có màng kép sẽ ảnh hưởng đến khả năng hình thành các túi vận chuyển (túi tiết). Các túi tiết không được hình thành hoặc hình thành chậm làm các quá trình trao đổi chất khác trong tế bào bị ảnh hưởng.

Xem đáp án

- Ti thể có hai lớp màng, giữa là xoang gian màng, dòng H+ đi từ xoang gian màng qua ATP synthase vào chất nền ti thể tổng hợp nên ATP. Nhờ đặc điểm này giúp ti thể thực hiện được chức năng tổng hợp ATP. Do đó, nếu ti thể chỉ còn 1 lớp màng thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp ATP. Nếu mất màng trong thì không tổng hợp được ATP, nếu mất màng ngoài thì khả năng tổng hợp ATP sẽ giảm.

- Bộ máy Golgi có chức năng thu gom, chế biến và phân phối nhiều sản phẩm trong tế bào. Trong quá trình này thường xuyên có sự thu nhận, chuyển giao và bài xuất các túi tiết. Do đó, nếu bộ máy Golgi có màng kép sẽ ảnh hưởng đến khả năng hình thành các túi vận chuyển (túi tiết). Các túi tiết không được hình thành hoặc hình thành chậm làm các quá trình trao đổi chất khác trong tế bào bị ảnh hưởng.


Câu 26:

Hội chứng Kartagener là một hội chứng di truyền hiếm gặp. Những người đàn ông mắc hội chứng Kartagener bị vô sinh do tinh trùng không hoạt động được. Họ cũng thường bị nhiễm khuẩn phổi và có các cơ quan nội tạng như tim nằm không đúng phía của cơ thể. Theo em, hội chứng này có thể do nguyên nhân gì?

Xem đáp án

Hội chứng này là do đột biến gene mã hoá các protein quan trọng quy định cấu trúc và chức năng của lông, roi ở các tế bào khiến chúng không thể di chuyển hoặc di chuyển không đúng cách, dẫn đến các triệu chứng như đã nêu ở trên. Ví dụ: Roi hoạt động kém dẫn đến tinh trùng không thể vận động; các lông rung ở các tế bào niêm mạc đường hô hấp (làm nhiệm vụ đẩy dịch nhầy chứa bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh ra khỏi đường hô hấp) hoạt động kém hoặc không hoạt động nên bụi bẩn và các vi sinh vật gây bệnh không được đẩy ra ngoài mà xâm nhập vào phổi gây viêm phổi; các sự kiện truyền tín hiệu trong quá trình phát triển phôi không diễn ra chính xác do lông nhung kém hoạt động. Nếu bất thường về roi của các tế bào phôi, thì các cơ quan nội tạng không định vị đúng vị trí.


Câu 27:

Đánh dấu amino acid bằng đồng vị phóng xạ, sau đó theo dõi sự di chuyển của dấu phóng xạ. Lúc đầu người ta thấy dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, tiếp theo dấu phóng xạ có thể xuất hiện ở những cấu trúc nào của tế bào? Cho biết chức năng của các cấu trúc đó.

Xem đáp án

- Dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó, dấu phóng xạ xuất hiện ở các túi vận chuyển của lưới nội chất hạt, rồi đến bộ máy Golgi, đến các túi vận chuyển của Golgi. Tiếp theo, dấu phóng xạ có thể xuất hiện ở một số bào quan, ở màng sinh chất hoặc ở bên ngoài tế bào.

- Chức năng của các cấu trúc:

+ Lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp protein và chuyển protein tới bộ máy Golgi. Túi vận chuyển của lưới nội chất hạt tham gia vào vận chuyển protein đến bộ máy Golgi.

+ Bộ máy Golgi có chức năng làm biến đổi protein như gắn thêm hoặc loại bỏ các chất khác nhau, sau đó, xuất các sản phẩm đã hoàn thiện đi các nơi khác. Túi vận chuyển của bộ máy Golgi làm nhiệm vụ đưa các phân tử protein đến các bào quan của tế bào, đến màng sinh chất hoặc đưa ra bên ngoài tế bào.

+ Màng sinh chất có chức năng vận chuyển các chất qua màng, tiếp nhận thông tin từ bên ngoài tế bào, nhận biết giữa các tế bào, tạo hình dạng tế bào,…


Câu 28:

Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào? Nêu một số vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật.

Xem đáp án

- Các tế bào nhận biết các tế bào khác bằng các chuỗi carbohydrate trên màng sinh chất. Chuỗi carbohydrate thường ngắn, nhô ra phía ngoài màng. Hầu hết chuỗi carbohydrate liên kết cộng hoá trị với protein màng tạo thành glycoprotein. Một số liên kết cộng hoá trị với lipid màng tạo thành các phân tử glycolipid. Các phân tử carbohydrate là khác nhau giữa các loại tế bào của cùng một cá thể, giữa các cá thể cùng loài và giữa các loài. Tính đa dạng và vị trí của các phân tử carbohydrate trên bề mặt màng tế bào giúp cho chúng có chức năng như những dấu chuẩn để phân biệt tế bào này với tế bào khác.

- Một số vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật: phân loại các tế bào vào các mô và các cơ quan ở phôi động vật; cơ sở để loại bỏ các tế bào lạ nhờ hệ thống miễn dịch; tinh trùng nhận ra tế bào trứng trong quá trình thụ tinh;...


Câu 29:

Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là hai loại bào quan nào? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau?

Xem đáp án

- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và peroxysome.

- Cơ chế khử độc của hai loại bào quan:

+ Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm hydroxyl (-OH) vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.

+ Peroxysome khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hydrogen từ chất độc đến oxygen tạo ra H2O2, chất này lập tức được enzyme catalase xúc tác chuyển thành H2O.


Câu 30:

Ở hươu Bắc Cực, màng của các tế bào nằm gần phần móng chân chứa nhiều acid béo chưa no và nhiều cholesterol hơn so với màng tế bào ở các bộ phận khác. Hãy giải thích sự khác nhau này.

Xem đáp án

Phần gần móng của hươu Bắc Cực tiếp xúc trực tiếp với băng tuyết (nhiệt độ thấp) nên màng tế bào cần có độ linh hoạt cao đảm bảo hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường:

- Acid béo chưa no có liên kết đôi trong phân tử → mật độ phân tử trong lớp phospholipid thấp hơn so với các acid béo no → Màng tế bào linh hoạt hơn.

- Cholesterol ngăn cản các đuôi acid béo liên kết chặt với nhau khi gặp nhiệt độ thấp, tạo tính linh động của màng.


Câu 31:

Tế bào thực vật không có lysosome thì bào quan nào có thể thay thế chức năng của lysosome?

Xem đáp án

Tế bào thực vật không có lysosome nhưng có không bào trung tâm. Loại bào quan này ở tế bào thực vật có chức năng tương tự như chức năng của lysosome ở tế bào động vật. Không bào cũng có nhiều enzyme thuỷ phân và có các chức năng phân giải các chất hữu cơ cũng như thuỷ phân các bào quan và các tế bào già.


Câu 32:

Erythropoietin (EPO) là loại hormone kích thích việc sản sinh ra hồng cầu. EPO là một loại protein tiết, được glyco hoá. Cấu trúc nào trong tế bào làm nhiệm vụ tổng hợp và hoàn thiện EPO? Vai trò của các cấu trúc đó?

Xem đáp án

- EPO là một loại protein tiết, được glyco hoá → EPO là một loại glycoprotein. Do đó các cấu trúc làm nhiệm vụ tổng hợp và hoàn thiện EPO gồm: lưới nội chất trơn, lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi.

- Chức năng của các cấu trúc trong tổng hợp và hoàn thiện EPO:

+ Carbohydrate tổng hợp từ lưới nội chất trơn.

+ mRNA được tổng hợp trong nhân, qua màng nhân đến ribosome trên lưới nội chất hạt để tổng hợp protein. Các protein sau khi được tổng hợp ở lưới nội chất hạt sẽ được tập trung vào lòng túi để vận chuyển đến bộ máy Golgi.

+ Tại bộ máy Golgi, protein tiếp tục được gắn thêm carbohydrate (glyco hoá) tạo nên glycoprotein, sau đó đến màng sinh chất và giải phóng ra ngoài bằng xuất bào.


Câu 33:

Một bạn học sinh lớp 10 có triệu chứng đau họng, nhức đầu, sốt nhẹ. ớn lạnh và ho. Sau khi bị sốt, ho ngày càng tăng và đau nhức trong nhiều ngày, bạn học sinh đó nghi ngờ rằng mình bị bệnh cúm và đã đến bệnh viện để khám. Tại đây, bác sĩ nói rằng triệu chứng của bạn có thể là do bệnh cúm, viêm phế quản, viêm phổi hoặc bệnh lao, sau đó chỉ định chụp X – quang phổi. Kết quả cho thấy bạn bị viêm phôi và bác sĩ kê thuốc điều trị là amoxicillin, một kháng sinh thuộc nhóm β – lactam giống penicillin. Hơn một tuần sau, mặc dù tuần thủ đầy đủ chỉ dẫn của bác sĩ nhưng bệnh không hề thuyên giảm. Bạn tự tìm hiểu và biết rằng có nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus có thể gây viêm phổi. Amoxicillin tác động lên thành peptidoglycan của tế bào vi khuẩn.

Dựa vào đoạn thông tin trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

(1) Theo em, bác sĩ sẽ có kết luận gì về tác nhân gây bệnh nếu biết bạn học sinh sử dụng amoxicillin trong điều trị nhưng không hiệu quả?

(2) Cho biết hướng tiếp cận chữa trị mà bác sĩ sẽ thực hiện để điều trị cho bạn học sinh khi biết tác nhân gây bệnh là một chủng vi khuẩn.

Xem đáp án

(1) – Nhóm kháng sinh β – lactam là các chất ức chế sự tổng hợp thành peptidoglycan của vi khuẩn, do đó, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn. Nếu sử dụng amoxicillin trong điều trị bệnh nhưng không hiệu quả thì có thể đặt ra nhiều giả thuyết về tác nhân gây bệnh:

+ Tác nhân gây bệnh là các virus. Do virus có vỏ capsid cấu tạo từ protein nên không chịu tác động của amoxicillin → virus không bị tiêu diệt → bệnh không thuyên giảm.

+ Tác nhân gây bệnh là nấm. Do thành tế bào của nấm không phải peptidoglican nên không chịu tác động của amoxicillin → nấm không bị tiêu diệt → bệnh không thuyên giảm.

+ Tác nhân gây bệnh là các vi khuẩn nhóm mycoplasma không có thành tế bào nên không chịu tác động của amoxicillin → vi khuẩn không bị tiêu diệt → bệnh không thuyên giảm.

+ Tác nhân gây bệnh là các vi khuẩn thông thường, tuy nhiên, chúng có khả năng kháng kháng sinh loại β – lactam.

(2) Khi biết bệnh là do một chủng vi khuẩn gây nên, bác sĩ có thể điều trị bằng các cách sử dụng phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhiều tác dụng như phân cắt thành tế bào, ức chế sự tổng hợp thành tế bào, ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn.


 


Bắt đầu thi ngay