Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Giải SBT Lịch sử 8 Cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ 19

Giải SBT Lịch sử 8 Cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ 19

Giải SBT Lịch sử 8 Cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ 19

  • 40 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Nhân vật lịch sử nào sau đây có công thành lập triều Nguyễn (1802)?

A. Nguyễn Hoàng.

B. Nguyễn Huệ.

C. Nguyễn Kim.

D. Nguyễn Ánh.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến quân ra Bắc, lật đổ triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.


Câu 3:

Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã đóng đô ở địa bàn nào sau đây?

A. Thăng Long.

B. Sơn Tây.

C. Phú Xuân.

D. Hoa Lư.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến quân ra Bắc, lật đổ triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.


Câu 7:

Quan sát hình 15.1, kết hợp với kiến thức đã học, hãy:

a) Đặt tên cho lược đồ.

b) Nêu những nét nổi bật về tình hình chính trị của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng.

Quan sát hình 15.1, kết hợp với kiến thức đã học, hãy: a) Đặt tên cho lược đồ. b) Nêu những nét nổi bật về tình hình chính trị của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng. (ảnh 1)
Xem đáp án

♦ Yêu cầu a) Đặt tên: Lược đồ hành chính Việt Nam dưới thời vua Minh Mạng

♦ Yêu cầu b) Tình hình chính trị của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng

- Trong những năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên), dưới tỉnh là các phủ, huyện/ châu, tổng, xã.

- Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức quy củ, với số lượng khoảng 20 vạn quân, gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, được trang bị đại bác, thuyền chiến, súng tay,... Tại kinh đô Phú Xuân và các tỉnh, nhà Nguyễn cho xây dựng nhiều thành lũy vững chắc, có quân lính đóng giữ.

- Chính sách đối ngoại

+ Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thực hiện phương châm ngoại giao linh hoạt, khôn khéo.

+ Đối với Lào và Chân Lạp, nhà Nguyễn thể hiện địa vị là nước lớn.

+ Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ quan hệ.


Câu 9:

Ghép các biểu hiện ở cột B với lĩnh vực ở cột A sao cho đúng với tình hình văn hoá của nhà Nguyễn đầu thế kỉ XX.

Ghép các biểu hiện ở cột B với lĩnh vực ở cột A sao cho đúng với tình hình văn hoá của nhà Nguyễn đầu thế kỉ XX. (ảnh 1)
Xem đáp án

Ghép các thông tin theo trình tự sau đây:

1-C, D;        2- A, E;        3- B, H;       4- I, L;         5-G, K.


Câu 11:

Trình bày những nét chính về xã hội dưới thời Nguyễn đầu thế kỉ XIX.

Xem đáp án

- Dưới thời Nguyễn, giai cấp thống trị gồm có quý tộc, quan lại, địa chủ, cường hào; giai cấp bị trị là các tầng lớp nhân dân lao động, trong đó nông dân chiếm đa số.

- Trong xã hội, tệ quan tham diễn ra phổ biến.

- Ở nông thôn, địa chủ và cường hào ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột, ức hiếp nông dân. Dịch bệnh, thiên tai, mất mùa, nạn đói thường xuyên xảy ra. Ở nhiều nơi, đời sống người dân ngày càng cực khổ, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, dẫn đến sự bùng nổ các cuộc đấu tranh chống lại triều đình.

- Trong nửa đầu thế kỉ XIX, trên cả nước diễn ra khoảng 400 cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu như: khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827), khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835), khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856),...


Câu 12:

Quan sát hình 15.3, hãy:

a) Cho biết đây là loại hình nghệ thuật nào.

b) Nêu hiểu biết của em về loại hình nghệ thuật đó.

Quan sát hình 15.3, hãy: a) Cho biết đây là loại hình nghệ thuật nào. b) Nêu hiểu biết của em về loại hình nghệ thuật đó. (ảnh 1)
Xem đáp án

♦ Yêu cầu a) Nhã nhạc cung đình Huế

♦ Yêu cầu b) Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội trang trọng. Nhã nhạc đã có từ thời Lý, Trần. Đến thời Nguyễn, Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi danh là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.


Câu 13:

Quan sát hình 15.4, hãy:

a) Cho biết tên của tượng đài này.

b) Cho biết việc nhân dân xây dựng tượng đài đó thể hiện điều gì.

Quan sát hình 15.4, hãy: a) Cho biết tên của tượng đài này. b) Cho biết việc nhân dân xây dựng tượng đài đó thể hiện điều gì. (ảnh 1)
Xem đáp án

♦ Yêu cầu a) Tượng đài về hải đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

♦ Yêu cầu b) Việc nhân dân xây dựng tượng đài thể hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước đã bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.


Bắt đầu thi ngay