Giải SBT Lịch Sử 11 Cánh Diều Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Giải SBT Lịch Sử 11 Cánh Diều Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
-
132 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Sự kiện nào sau đây gắn liền với sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở và Bắc Mỹ cuối thế kỉ XIX?
A. Đấu tranh thống nhất ở I-ta-li-a, Cải cách nông nô ở Nga.
B. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
C. Cách mạng tư sản Pháp, Nội chiến ở Mỹ.
D. Cách mạng tư sản Anh, Nội chiến ở Mỹ.
Đáp án đúng là: A
Sự kiện đấu tranh thống nhất ở I-ta-li-a, Cải cách nông nô ở Nga,… gắn liền với sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở và Bắc Mỹ cuối thế kỉ XIX?
Câu 2:
11/10/2024Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ là
A. tất cả các nước đã hoàn thành cách mạng tư sản.
B. giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước.
C. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển mạnh mẽ.
D. chủ nghĩa tư bản đã lan rộng từ châu Âu sang Bắc Mỹ.
Đáp án đúng là: B
- Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ là giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước.
+ Đáp án này phản ánh sự kiện lịch sử quan trọng: sự thắng lợi của giai cấp tư sản trong các cuộc cách mạng tư sản. Những cuộc cách mạng này, như Cách mạng Hà Lan, Cách mạng Anh, Cách mạng Mỹ và đặc biệt là Cách mạng Pháp (1789), đã làm lung lay trật tự phong kiến và đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, trở thành lực lượng thống trị chính trị và kinh tế.
+ Chủ nghĩa tư bản được xác lập khi giai cấp tư sản nắm giữ quyền lực nhà nước, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, với các yếu tố cơ bản như tự do kinh doanh, thị trường tự do, và quyền sở hữu tư nhân.
- A. tất cả các nước đã hoàn thành cách mạng tư sản: Điều này chưa xảy ra vào thời điểm chủ nghĩa tư bản được xác lập. Chỉ một số quốc gia lớn hoàn thành cách mạng tư sản.
→ A sai
- C. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển mạnh mẽ: Mặc dù đúng về kinh tế, nhưng đây là hệ quả của việc giai cấp tư sản lên cầm quyền, chứ không phải sự kiện đánh dấu sự xác lập.
→ C sai
- D. chủ nghĩa tư bản đã lan rộng từ châu Âu sang Bắc Mỹ: Sự lan rộng này là quá trình sau khi chủ nghĩa tư bản được xác lập, không phải là sự kiện đánh dấu ban đầu.
→ D sai.
* Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ
- Trong những năm 50 - 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mỹ, như: Đấu tranh thống đất nước ở Italia (1859 - 1870); Cải cách nông nô ở Nga (1861); Nội chiến Mỹ (1861 - 1865); Đấu tranh thống nhất đất nước ở Đức (1864 - 1871)…. Nhờ đó, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia này.
- Nửa sau thế kỉ XIX, giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước. Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ.
2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu - Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác.
- Đối với các nước đế quốc, thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt:
+ Thuộc địa là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công;
+ Thuộc địa là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ;
+ Thuộc địa là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh.
=> Nhận thức được tầm quan trọng của thuộc địa, sau khi tìm thấy những vùng đất mới, các cường quốc phương Tây đã nhanh chóng tìm cách đánh chiếm và biến thành thuộc địa của mình.
- Trong gần bốn thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
♦ Ở châu Á: đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm).
+ Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa.
+ Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
+ Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
♦ Ở châu Phi:
+ Vào nửa đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây mới đặt một số thương điếm ở ven biển. Đến nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi.
+ Đầu thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi đã cơ bản hoàn thành.
♦ Khu vực Mỹ Latinh:
+ Từ các thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và thực dân Bồ Đào Nha xâm lược các nước ở khu vực Mỹ Latinh, lần lượt biến các nước trong khu vực thành thuộc địa.
+ Đến đầu thế kỉ XIX, các nước Mỹ Latinh đã giành được độc lập. Tuy nhiên, Mỹ đã bành trưởng và can thiệp nội bộ đối với nhiều nước ở khu vực này.
b) Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh sau khi giành lại độc lập dân tộc từ thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Ở châu Á, Nhật Bản và Xiêm sau khi tiến hành duy tân, cải cách cũng đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.
=> Chủ nghĩa tư bản mở rộng, phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống thế giới.
- Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật, nền sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, dẫn đến sự hình thành các tổ chức lũng đoạn và tiến hành xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, đồng thời nâng cao hiệu quả công cuộc khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền
* Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+ Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.
+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.
♦ Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:
+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.
+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.
+ Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại
a) Khái niệm
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ được dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Đây là thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn mới với những đặc điểm mới so với năm đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc mà Lênin đã nêu lên ở đầu thế kỉ XX.
- Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, là:
+ Độc quyền nhà nước.
+ Có sức sản xuất phát triển cao.
+ Lực lượng lao động có những chuyển biến quan trọng về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
+ Là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu.
b) Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại
* Tiềm năng
- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ, cơ sở pháp chế, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng,... Sự thay đổi, điều chỉnh cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã làm cho chủ nghĩa tư bản hiện đại có sự phát triển vượt bậc, đóng góp lớn đối với sự phát triển của thế giới.
- Một số tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
+ Có trình độ sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần năm thế kỉ. Các nước tư bản luôn đi đầu trong phát triển kinh tế thế giới.
+ Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.
+ Đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.
+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho chủ nghĩa tư bản hiện đại những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế.
* Thách thức
- Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện ở bản chất của chế độ, những mâu thuẫn nội tại: tình trạng bất ổn, khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,....
- Một số thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
+ Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lí.
+ Đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn và trên thực tế nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.
+ Tiềm ẩn những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính - tiền tệ, khủng hoảng môi trường.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử11 Bài 2:Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Giải Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu 3:
20/07/2024Một trong những biểu hiện sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ đầu thế kỉ XX là
A. nền sản xuất phát triển dẫn đến sự hình thành các tổ chức lũng đoạn.
B. xuất hiện các công trường thủ công sản xuất theo dây chuyền.
C. các nước giành được độc lập đi theo con đường chủ nghĩa tư bản.
D. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ.
Đáp án đúng là: A
Một trong những biểu hiện sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ đầu thế kỉ XX là nền sản xuất phát triển dẫn đến sự hình thành các tổ chức lũng đoạn.
Câu 4:
11/08/2024Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền khi
Đáp án đúng là: D
Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền khi các tổ chức độc quyền tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.
D đúng
- A sai vì bắt đầu xuất hiện các tổ chức độc quyền chỉ là một giai đoạn trong quá trình chuyển đổi của chủ nghĩa tư bản, trong khi việc chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền liên quan đến sự hình thành và củng cố các tổ chức lớn nắm giữ quyền lực kinh tế, điều này phản ánh xu hướng và bản chất của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn muộn.
- B sai vì giai cấp tư sản lên cầm quyền chỉ là một yếu tố của chủ nghĩa tư bản nói chung, trong khi chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền liên quan đến sự tập trung quyền lực kinh tế và kiểm soát thị trường bởi các tập đoàn lớn, phản ánh sự chuyển đổi trong cấu trúc kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
- C sai vì các nước tư bản phương Tây hoàn thành xâm lược thuộc địa là một giai đoạn của chủ nghĩa tư bản liên quan đến mở rộng thị trường và tài nguyên, không phải là quá trình chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền, mà độc quyền liên quan đến sự tập trung quyền lực kinh tế trong tay một số ít tập đoàn lớn.
*) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền
* Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+ Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.
+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức độc quyền tiêu biểu là: Các-ten, Xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, Tờ-rớt ở Mỹ.
♦ Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lênin nêu lên ở những năm đầu thế kỉ XX:
+ Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới một mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
+ Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp, và trên cơ sở “tư bản tài chính" đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.
+ Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hóa, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
+ Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.
+ Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Giải SBT Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu 5:
19/11/2024“Chủ nghĩa tư bản hiện đại” là thuật ngữ để chỉ chủ nghĩa tư bản sau khi
A. hoàn thành xâm lược các nước thuộc địa.
B. hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945).
D. xuất hiện các tổ chức độc quyền.
Đáp án đúng là: D
- “Chủ nghĩa tư bản hiện đại” là thuật ngữ để chỉ chủ nghĩa tư bản sau khi xuất hiện các tổ chức độc quyền.
- Hoàn thành xâm lược các nước thuộc địa: Việc xâm lược thuộc địa là một phần của quá trình mở rộng chủ nghĩa tư bản, nhưng không phải đặc điểm chính của "chủ nghĩa tư bản hiện đại".
→ A sai.
- Hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản: Đây là điều kiện để hình thành chủ nghĩa tư bản, nhưng không phải là yếu tố đánh dấu "chủ nghĩa tư bản hiện đại".
→ B sai.
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945): Đây là thời điểm đánh dấu sự tái cấu trúc của thế giới, nhưng chủ nghĩa tư bản hiện đại đã bắt đầu trước đó, từ cuối thế kỷ XIX.
→ C sai.
* Chủ nghĩa tư bản hiện đại
a) Khái niệm
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ được dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Đây là thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn mới với những đặc điểm mới so với năm đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc mà Lênin đã nêu lên ở đầu thế kỉ XX.
- Các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, là:
+ Độc quyền nhà nước.
+ Có sức sản xuất phát triển cao.
+ Lực lượng lao động có những chuyển biến quan trọng về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
+ Là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu.
b) Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại
* Tiềm năng
- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ, cơ sở pháp chế, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng,... Sự thay đổi, điều chỉnh cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã làm cho chủ nghĩa tư bản hiện đại có sự phát triển vượt bậc, đóng góp lớn đối với sự phát triển của thế giới.
- Một số tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
+ Có trình độ sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần năm thế kỉ. Các nước tư bản luôn đi đầu trong phát triển kinh tế thế giới.
+ Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.
+ Đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.
+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho chủ nghĩa tư bản hiện đại những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế.
* Thách thức
- Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện ở bản chất của chế độ, những mâu thuẫn nội tại: tình trạng bất ổn, khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,....
- Một số thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
+ Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lí.
+ Đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn và trên thực tế nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.
+ Tiềm ẩn những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính - tiền tệ, khủng hoảng môi trường.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Giải Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu 6:
14/07/2024Một trong những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại là
A. xuất hiện các tổ chức độc quyền.
B. xuất hiện độc quyền nhà nước.
C. tiến hành cách mạng công nghiệp.
D. sản xuất theo dây chuyền.
Đáp án đúng là: B
Một trong những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại là xuất hiện độc quyền nhà nước.
Câu 7:
13/07/2024Ghép nội dung ở cột B với châu lục/ khu vực ở cột A để thể hiện quá trình xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc.
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 - C, D, E;
2 - B, H;
3 - A, G.
Câu 8:
23/07/2024Chọn các cụm từ cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trong đoạn tư liệu để thể hiện năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền: A. tổ chức độc quyền, B. chia xong đất đai, C. tư bản ngân hàng, D. xuất khẩu tư bản, E. liên minh độc quyền.
“1. Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những …. (1) có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
2. Sự hợp nhất ... (2) với tư bản công nghiệp và trên cơ sở “tư bản tài chính” đó xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.
3. Việc ... (3), khác với việc xuất khẩu hàng hoá, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
4. Sự hình thành những .... (4) quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.
5. Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã ... (5) trên thế giới”.
“1. Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra những tổ chức độc quyền có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
2. Sự hợp nhất tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp và trên cơ sở “tư bản tài chính” đó xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính.
3. Việc xuất khẩu tư bản, khác với việc xuất khẩu hàng hoá, đã có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
4. Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới.
5. Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia xong đất đai trên thế giới”.
Câu 9:
22/07/2024Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi.
“Trong những năm gần đây, trừ Trung Quốc ra thì tất cả những nơi còn trống chỗ trên Trái Đất đều bị các cường quốc ở châu Âu và Bắc Mỹ chiếm cả,... Vì phải hoạt động gấp: nước nào chưa có phần thì có thể chẳng bao giờ có được nữa và có thể không được tham dự vào cuộc bóc lột thế giới theo một quy mô khổng lồ, cuộc bóc lột này sẽ là một trong những sự việc căn bản của thế kỉ sắp đến - thế kỉ XX. Chính vì thế cho nên toàn thể châu Âu và châu Mỹ mới đây đều điên cuồng đi bành trướng thuộc địa và thực hành “chủ nghĩa đế quốc”. Chủ nghĩa này là đặc điểm nổi bật nhất của thời kì cuối thế kỉ XIX”.
a) Đoạn tư liệu đề cập đến hoạt động gì của chủ nghĩa đế quốc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?
b) Vì sao các nước đế quốc lại đẩy mạnh hoạt động đó?
♦ Yêu cầu a) Đoạn tư liệu đề cập đến hoạt động đẩy mạnh xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
♦ Yêu cầu b) Các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa vì thuộc địa là:
+ Cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh,...
+ Thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hoá, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.
+ Nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công giá rẻ.
Câu 10:
17/07/2024Chọn các từ và cụm từ cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trong sơ đồ để thể hiện đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại: A. nhà nước, B. sức sản xuất, C. tự điều chỉnh, D. tính toàn cầu, E. Lực lượng lao động.
Điền các thông tin theo thứ tự sau:
(1) nhà nước (2) sức sản xuất
(3) Lực lượng lao động (4) tự điều chỉnh
(5) tính toàn cầu
Câu 11:
23/07/2024Sưu tầm những hình ảnh về tiềm năng, thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại và giới thiệu với thầy cô, bạn học.
- Hình ảnh về tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
- Hình ảnh về thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
Câu 12:
17/07/2024B với thông tin ở cột A để thể hiện tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 - B, D, E;
2 - A, C
Câu 13:
13/07/2024Quan sát Hình 2, hãy:
a) Mô tả hình ảnh.
b) Cho biết hình ảnh phản ánh nội dung gì về chủ nghĩa tư bản? Nêu những nét chính về nội dung đó.
♦ Yêu cầu a) Mô tả hình ảnh
- Con mãng xã khổng lồ có đuôi dài quấn vào Nhà Trắng (nơi ở, làm việc của Tổng thống Mỹ)
- Một người phụ nữ - ám chỉ người dân - đang đứng trước nguy cơ bị con mãng xà nuốt chửng.
♦ Yêu cầu b) Hình ảnh phản ánh sự xuất hiện các tổ chức độc quyền của chủ nghĩa tư bản:
+ Các tổ chức độc quyền xuất hiện sau khi diễn ra quá trình chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+ Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung quyền lực
+ Các tổ chức độc quyền tồn tại dưới những hình thức khác nhau như: các-ten, xanh-đi-ca, tơrớt….
+ Các tổ chức độc quyền có sự liên minh giữa nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những tập đoàn tài chính.
Câu 14:
22/07/2024Quan sát Hình 3 kết hợp với kiến thức đã được học, hãy:
a) Lí giải tại sao toàn cầu hoá kinh tế là tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
b) Theo em, Việt Nam cần làm gì để thích nghi với toàn cầu hoá kinh tế?
♦ Yêu cầu a) Toàn cầu hoá kinh tế là tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại vì giúp tạo ra những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế như thu hút đầu tư, mở rộng quan hệ thương mại,...
♦ Yêu cầu b) Để thích nghi với toàn cầu hoá kinh tế, Việt Nam cần:
- Đổi mới sâu rộng nền kinh tế.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
- Cải cách hành chính, luật pháp, tạo môi trường đầu tư hiệu quả,..
- Đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.