Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Giải SBT Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vất chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đáp án

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vất chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đáp án

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vất chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đáp án

  • 161 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

27/07/2024

Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 16 dưới đây.

Khái niệm “dân tộc Việt Nam” thuộc nghĩa khái niệm nào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khái niệm “dân tộc Việt Nam” thuộc nghĩa khái niệm dân tộc - quốc gia.

Dân tộc (quốc gia dân tộc; ví dụ: dân tộc Việt Nam) là cộng đồng chính trị - xã hội, được hình thành do sự tập hợp của nhiều tộc người có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau cùng chung sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí thống nhất bởi một nhà nước

→ B đúng,A,C,D sai

Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

a) Thành phần dân tộc theo dân số

- Khái niệm “dân tộc” được sử dụng theo hai nghĩa:

+ Dân tộc - quốc gia: bao gồm toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước (dân tộc Việt Nam);

+ Dân tộc - tộc người là những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc (dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái,...).

- Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành hai nhóm:

+ Dân tộc đa số

+ Dân tộc thiểu số

b) Thành phần dân tộc theo ngữ hệ

- Ngữ hệ:

+ Là một nhóm các ngôn ngữ cùng nguồn gốc, có những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm,...

+ Mỗi ngữ hệ lại có thể bao gồm một hoặc nhiều nhóm ngôn ngữ.

- Hiện nay, 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành năm ngữ hệ, tám nhóm ngôn ngữ:

+ Ngữ hệ Nam Á, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Việt – Mường và nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme.

+ Ngữ hệ Thái – Kađai, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Tày – Thái và nhóm ngôn ngữ Kađai.

+ Ngữ hệ Mông – Dao gồm nhóm ngôn ngữ Mông – Dao

+ Ngữ hệ Nam đảo, gồm nhóm ngôn ngữ: Malayô – Pôlinêdi.

+ Ngữ hệ Hán – Tạng, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Hán và nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam


Câu 2:

27/06/2024

Những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc được gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 3:

22/07/2024

Dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước coi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 4:

23/07/2024
Căn cứ vào các tiêu chí nào để phân chia các dân tộc - tộc người ở Việt Nam?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 6:

22/07/2024

Khai thác biểu đồ (Lịch sử 10, tr. 124), ý nào dưới đây không phù hợp?

Xem đáp án
Đáp án đúng là: D

Câu 7:

21/07/2024

Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia các nhóm dân tộc ở Việt Nam như trong tư liệu 1, 2 (Lịch sử 10, tr. 124)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thành phần dân tốc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành hai nhóm: dân tộc đa số và dân tộc thiểu số (dựa vào số dân của từng dân tộc theo tổng điều tra dân số toàn quốc).

A đúng. B, C, D sai.

* Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

a) Thành phần dân tộc theo dân số

- Khái niệm “dân tộc” được sử dụng theo hai nghĩa:

+ Dân tộc - quốc gia: bao gồm toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước (dân tộc Việt Nam);

+ Dân tộc - tộc người là những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc (dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái,...).

- Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành hai nhóm:

+ Dân tộc đa số

+ Dân tộc thiểu số

b) Thành phần dân tộc theo ngữ hệ

- Ngữ hệ:

+ Là một nhóm các ngôn ngữ cùng nguồn gốc, có những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm,...

+ Mỗi ngữ hệ lại có thể bao gồm một hoặc nhiều nhóm ngôn ngữ.

- Hiện nay, 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành năm ngữ hệ, tám nhóm ngôn ngữ:

+ Ngữ hệ Nam Á, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Việt – Mường và nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme.

+ Ngữ hệ Thái – Kađai, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Tày – Thái và nhóm ngôn ngữ Kađai.

+ Ngữ hệ Mông – Dao gồm nhóm ngôn ngữ Mông – Dao

+ Ngữ hệ Nam đảo, gồm nhóm ngôn ngữ: Malayô – Pôlinêdi.

+ Ngữ hệ Hán – Tạng, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Hán và nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Giải SGK Lịch sử lớp 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam


Câu 9:

13/07/2024
54 dân tộc ở Việt Nam được phân chia thành bao nhiêu ngữ hệ?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 10:

22/07/2024
Địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh ở đâu?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.

B đúng 

- A sai vì họ thường tập trung nhiều hơn ở các thành phố lớn và vùng đồng bằng phát triển kinh tế, nơi có nhiều cơ hội việc làm và tiện ích đô thị.

- C sai vì các vùng này có nền kinh tế nông nghiệp phát triển và địa hình bằng phẳng, ít có nhu cầu phát triển đô thị và công nghiệp lớn, không thu hút người Kinh di cư lớn.

- D sai vì họ thường tập trung nhiều hơn ở các thành phố lớn và vùng đồng bằng có phát triển kinh tế sôi động, cung cấp nhiều cơ hội việc làm và tiện ích đô thị.

*) Phân bố các dân tộc

1. Dân tộc Việt (Kinh)

Phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.

2. Các dân tộc ít người

- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Vùng thấp (tả ngạn sông Hồng): Tày, Nùng.

+ Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả: Thái, Mường.

+ 700 - 1000m: Dao.

+ Trên núi cao: Mông.

- Trường Sơn - Tây Nguyên:

+ Kon Tum và Gia Lai: Ê đê, Đắk Lắk, Gia rai.

+ Lâm Đồng: Cơ ho,…

- Duyên hải cực Nam Trung bộ và Nam Bộ:

+ Người Chăm, Khơ me sống đan xen với người Việt.

+ Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh.

- Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam


Câu 11:

23/07/2024
Hoạt động kinh tế chính của người Kinh và một số dân tộc thiểu số là gì?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 12:

20/08/2024

Hoạt động sản xuất thủ công nghiệp của người Kinh có điểm gì khác so với các dân tộc thiểu số?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Hoạt động sản xuất thủ công nghiệp của người Kinh khác so với các dân tộc thiểu số là Sản phẩm rất đa dạng, nhiều sản phẩm được xuất khẩu với giá trị cao.

Các sản phẩm công nghiệp của người Kinh  thường là Làm nhiều nghề thủ công truyền thống như: nghề gốm, nghề dệt, nghề đan, rèn, mộc, chạm khắc, đúc đồng, kim hoàn, khảm trai,...

Các dân tộc thiểu số Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người.

-Các đáp án khác ,không phải là điểm khác biệt lớn giữa Hoạt động sản xuất thủ công nghiệp của người Kinh với các dân tộc thiểu số.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Hoạt động kinh tế và đời sống vật chất

a) Hoạt động kinh tế

* Sản xuất nông nghiệp

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh:

+ Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước, là hoạt động kinh tế chính.

+ Sản xuất nông nghiệp tồn tại, phát triển gắn liền với việc trị thuỷ, xây dựng hệ thống thuỷ lợi

+ Bên cạnh cây lúa nước, người Kinh còn trồng một số cây lương thực khác như: ngô, khoai, sắn,... cùng các loại cây rau, củ, gia vị, cây ăn quả,... và chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ – hải sản,...

 - Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số:

+ Phát triển hoạt động canh tác nương rẫy (do địa bàn cư trú chủ yếu là khu vực có địa hình cao, dốc)

+ Cây trồng chủ yếu: lúa, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, cây rau xanh và cây gia vị,...

+ Việc canh tác lúa nước được tiến hành ở các thung lũng chân núi hoặc những thửa ruộng bậc thang trên các sườn đồi, sườn núi đất.

* Thủ công nghiệp

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh:

+ Làm nhiều nghề thủ công truyền thống như: nghề gốm, nghề dệt, nghề đan, rèn, mộc, chạm khắc, đúc đồng, kim hoàn, khảm trai,...

+ Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng và tinh xảo, đáp ứng nhu cầu của người dân trong và ngoài nước

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số:

+ Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người.

+ Nghề dệt và nghề đan ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc; nghề gốm và nghề rèn, đúc cũng ra đời sớm nhưng ít phổ biến hơn. Ngoài ra, một số ngành nghề thủ công khác cũng được duy trì trong cộng đồng các dân tộc thiểu số như: nghề mộc, nghề làm đồ trang sức bằng bạc,...

+ Sản phẩm của các nghề thủ công này chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

b) Đời sống vật chất

* Đời sống vật chất của người Kinh:

- Ăn

+ Bữa ăn truyền thống thường bao gồm cơm, rau, cá, thịt gia súc, gia cầm…; nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây (chè, vối,...).

+ Sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng, đa dạng về cách chế biến và thưởng thức, mang đậm bản sắc văn hoá của mỗi vùng miền.

+ Ngày nay, thực đơn bữa ăn chính của các gia đình đã đa dạng hơn.

- Trang phục

+ Trang phục thường ngày gồm áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài chi tiết phụ khác như: mũ, khăn, giày, dép...

+ Người Kinh ưa thích dùng trang sức bằng bạc hoặc vàng.

+ Trang phục có sự khác biệt giữa các vùng, miền; chất liệu, kiểu dáng, màu sắc và đa dạng

+ Hiện nay, người Kinh ở các vùng miền thường mặc âu phục: áo sơ mi, quần âu….

- Nhà ở

+ Ở trong các ngôi nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.

+ Mỗi gia đình có một khuôn viên với một vài ngôi nhà, trong đó ngôi nhà chính để thờ cúng, tiếp khách, sinh hoạt gia đình, cất giữ đồ đạc quý; các ngôi nhà khác để nấu ăn, cất giữ dụng cụ lao động, lương thực, thực phẩm,...

+ Ngày nay, kiến trúc nhà ở của người Kinh thay đổi theo hướng hiện đại, tiện dụng hơn.

- Đi lại, vận chuyển:

+ Ngoài đi bộ, vận chuyển bằng vai, người Kinh còn phát triển hình thức đi lại, vận chuyển bằng xe trâu, bò, ngựa hoặc các loại thuyền, bè,...

+ Hiện nay, việc đi lại, vận chuyển hàng hoá giữa các địa phương ngày càng dễ dàng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian nhờ việc phát triển đa dạng các loại hình và phương tiện giao thông.

* Đời sống của các dân tộc thiểu số

- Ăn

+ Thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số cũng chủ yếu ăn cơm với rau, cá.

+ Cách ăn và chế biến đồ ăn cũng có ít nhiều sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền.

- Trang phục

+ Thường được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh,...

+ Trang phục của các dân tộc phía bắc là quần (hoặc váy) và áo có nhiều hoa văn trang trí. Các dân tộc phía nam, khi trời nóng, nam đóng khố, cởi trần (hoặc mặc áo); nữ mặc váy, áo; khi trời lạnh, nam, nữ đều khoác thêm tấm vải giữ ấm cơ thể.

+ Ngoài trang sức bằng kim loại, đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng nhiều loại trang sức có nguồn gốc từ động vật, thực vật.

 - Nhà ở

+ Chủ yếu làm và ở trong những ngôi nhà sàn bằng nguyên liệu thực vật (gỗ, tre, nứa, lá,...);

+ Cư dân một số dân tộc ở nhà trệt (đất) hoặc nhà nửa sàn nửa trệt.

- Đi lại, vận chuyển

+ Do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, hẹp, cư dân các dân tộc thiểu số chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi.

+ Một số dân tộc biết thuần dưỡng súc vật (trâu, ngựa, voi,...) và sử dụng các loại xe, thuyền để đi lại và vận chuyển hàng hoá, đồ đạc.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam


Câu 13:

23/07/2024

Ý nào dưới đây không phản ánh đúng điểm chung trong bữa ăn truyền thống của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C


Câu 14:

20/07/2024

Nhà ở truyền thống của người Kinh là loại nhà nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

* Đời sống vật chất của người Kinh:

- Ăn

+ Bữa ăn truyền thống thường bao gồm cơm, rau, cá, thịt gia súc, gia cầm…; nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây (chè, vối,...).

+ Sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng, đa dạng về cách chế biến và thưởng thức, mang đậm bản sắc văn hoá của mỗi vùng miền.

+ Ngày nay, thực đơn bữa ăn chính của các gia đình đã đa dạng hơn.

- Trang phục

+ Trang phục thường ngày gồm áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài chi tiết phụ khác như: mũ, khăn, giày, dép...

+ Người Kinh ưa thích dùng trang sức bằng bạc hoặc vàng.

+ Trang phục có sự khác biệt giữa các vùng, miền; chất liệu, kiểu dáng, màu sắc và đa dạng

+ Hiện nay, người Kinh ở các vùng miền thường mặc âu phục: áo sơ mi, quần âu….

- Nhà ở

+ Ở trong các ngôi nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.

+ Mỗi gia đình có một khuôn viên với một vài ngôi nhà, trong đó ngôi nhà chính để thờ cúng, tiếp khách, sinh hoạt gia đình, cất giữ đồ đạc quý; các ngôi nhà khác để nấu ăn, cất giữ dụng cụ lao động, lương thực, thực phẩm,...

+ Ngày nay, kiến trúc nhà ở của người Kinh thay đổi theo hướng hiện đại, tiện dụng hơn.

- Đi lại, vận chuyển:

+ Ngoài đi bộ, vận chuyển bằng vai, người Kinh còn phát triển hình thức đi lại, vận chuyển bằng xe trâu, bò, ngựa hoặc các loại thuyền, bè,...

+ Hiện nay, việc đi lại, vận chuyển hàng hoá giữa các địa phương ngày càng dễ dàng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian nhờ việc phát triển đa dạng các loại hình và phương tiện giao thông.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam


Câu 15:

24/07/2024
Điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là gì?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là Trang phục của dân tộc thiểu số  thường có hoa văn trang trí sặc sỡ

→ B đúng,A ,C D sai

* Đời sống của các dân tộc thiểu số

- Ăn

+ Thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số cũng chủ yếu ăn cơm với rau, cá.

+ Cách ăn và chế biến đồ ăn cũng có ít nhiều sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền.

- Trang phục

+ Thường được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh,...

+ Trang phục của các dân tộc phía bắc là quần (hoặc váy) và áo có nhiều hoa văn trang trí. Các dân tộc phía nam, khi trời nóng, nam đóng khố, cởi trần (hoặc mặc áo); nữ mặc váy, áo; khi trời lạnh, nam, nữ đều khoác thêm tấm vải giữ ấm cơ thể.

+ Ngoài trang sức bằng kim loại, đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng nhiều loại trang sức có nguồn gốc từ động vật, thực vật.

- Nhà ở

+ Chủ yếu làm và ở trong những ngôi nhà sàn bằng nguyên liệu thực vật (gỗ, tre, nứa, lá,...);

+ Cư dân một số dân tộc ở nhà trệt (đất) hoặc nhà nửa sàn nửa trệt.

- Đi lại, vận chuyển

+ Do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, hẹp, cư dân các dân tộc thiểu số chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi.

+ Một số dân tộc biết thuần dưỡng súc vật (trâu, ngựa, voi,...) và sử dụng các loại xe, thuyền để đi lại và vận chuyển hàng hoá, đồ đạc.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam - Kết nối tri thức


Câu 16:

20/07/2024

Ý nào không phản ánh đúng điểm chung trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D


Câu 17:

21/07/2024

Hãy lập bảng hệ thống về các ngữ hệ ở Việt Nam (tham khảo gợi ý dưới đây).

Ngữ hệ

Nhóm ngôn ngữ

Dân tộc

?

?

?

 

Xem đáp án

Ngữ hệ

Nhóm ngôn ngữ

Dân tộc

Nam Á

Việt - Mường

Kinh (Việt), Mường, Thổ, Chứt

Môn - Khơ me

Khơ Mú, Xinh Min, Mảng, Kháng, Ơ Đu; Bru Vân Kiều; Tà Ôi; Cơ Tu; Giẻ Triêng; Co; Hrê; Brâu; Rơ Măm; Ba Na; Xơ Đăng; M nông, Cơ Ho, Mạ, Xtiêng, Chơ Ro, Khơ-me

Thái - Kađai

Tày - Thái

Tày, Thái, Nùng, Giáy,Lào, Lự, Sán Chay; Bố Y

Kađai

La Chí, La ha, Cơ Lao, Pu Péo

Mông - Dao

Mông - Dao

Mông, Dao, Pà Thèn.

Nam Đảo

Malayô - Pôlinêdi

Chăm, Gia Rai; Ê Đê; Chu Ru; Raglai

Hán - Tạng

Hán (hay Hoa)

Hoa/ Hán; Sán Dìu; Ngái

Tạng - Miến

Hà Nhì; Phù Lá; La Hủ; Lô Lô; Cống; Si La


Câu 18:

21/07/2024

Quan sát hai hình ảnh dưới đây và chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong tập quán sản xuất nông nghiệp của người Kinh và người Mông ở Việt Nam.

Media VietJack

 

Xem đáp án

 

Dân tộc Kinh

Dân tộc Mông

Giống nhau

- Đều có tập quán canh tác lúa nước - cây lương thực chính ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Khác nhau

- Canh tác trên những cánh đồng rộng lớn, bằng phẳng ở vùng đồng bằng/thung lũng các con sông

- Có điều kiện sử dụng máy móc trong sản xuất..

- Do địa hình chủ yếu chỉ có đồi, núi đất có độ dốc lớn nên để canh tác được người dân phải tạo ra các thửa ruộng bậc thang với nhiều cấp, có diện tích nhỏ hẹp và bám theo sườn núi

- Phải dựa vào sức người và các phương tiện thủ công,...


Câu 19:

02/10/2024

Lập bảng hệ thống hoặc vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tham khảo gợi ý dưới đây).

a) Về hoạt động kinh tế

Hoạt động kinh tế

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Nông nghiệp

 

 

Thủ công nghiệp

 

 

Hoạt động khác

 

 

b) Về đời sống vật chất

Đời sống vật chất

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Ăn

 

 

Nhà ở

 

 

Trang phục

 

 

Đi lại, vận chuyển

 

 

c) Về đời sống tinh thần

Đời sống tinh thần

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Tín ngưỡng, tôn giáo

 

 

Phong tục, tập quán

 

 

Lễ hội

 

 

 

Xem đáp án

* Trả lời:

a) Về hoạt động kinh tế

Hoạt động kinh tế

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Nông nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính, gắn liền với việc trị thuỷ, xây dựng hệ thống thuỷ lợi.

- Phát triển: chăn nuôi gia súc, đánh bắt và nuôi trồng thủ sản.

- Phát triển hoạt động canh tác nương rẫy; canh tác lúa nước ở các thung lũng chân núi hoặc những thửa ruộng bậc thang.

- Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng nhiều ngành nghề

- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng nhiều ngành nghề, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người.

Hoạt động khác

- Hoạt động trao đổi, mua bán ngày càng được mở rộng.

- Hoạt động trao đổi, mua bán cơ bản diễn ra với quy mô làng bản hoặc một vài làng/bản trong một khu vực.

b) Về đời sống vật chất

Đời sống vật chất

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Ăn

- Bữa ăn truyền thống gồm: cơm, rau, cá, thịt gia súc, gia cầm…; nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây

- Ngày nay, thực đơn bữa ăn của các gia đình đã đa dạng hơn.

- Thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số cũng chủ yếu ăn cơm với rau, cá.

- Cách ăn và chế biến đồ ăn cũng có ít nhiều sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền.

Nhà ở

- Nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.

- Kiến trúc nhà ở thay đổi theo hướng hiện đại, tiện dụng hơn.

- Chủ yếu là nhà sàn.

- Cư dân một số dân tộc ở nhà trệt hoặc nhà nửa sàn nửa trệt.

Trang phục

- Trang phục thường ngày gồm áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài phụ kiện khác.

- Hiện nay, người Kinh ở các vùng miền thường mặc âu phục.

- Thường được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh,...

- Khác biệt về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc giữa các dân tộc, vùng miền

- Người dân ưa dùng trang sức

Đi lại,

vận chuyển

- Đa dạng các loại hình và phương tiện giao thông.

- Chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi.

- Thuần dưỡng gia súc và sử dụng các loại xe, thuyền để đi lại, vận chuyển

c) Về đời sống tinh thần

Đời sống tinh thần

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng đa thần; thờ cúng người đã khuất

- Tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

- Tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô tem giáo,...

- Tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

Phong tục, tập quán

- Hệ thống lễ hội đa dạng, phong phú

- Hệ thống lễ hội đa dạng, phong phú

Lễ hội

- Quy mô lễ hội đa dạng, từ các lễ hội của cộng đồng làng đến lễ hội của vùng, quốc gia, quốc tế.

- Lễ hội chủ yếu được tổ chức với quy mô làng bản và tộc người.

- Một số lễ hội liên quan đến cộng đồng cư dân - dân tộc cư trú tại một vài làng/bản trong một khu vực.

* Mở rộng:

 Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

1. Đời sống vật chất

a. Hoạt động sản xuất

- Do địa bàn cư trú trải rộng trên nhiều địa hình khác nhau, có điều kiện tự nhiên khác biệt nên tập quán sản xuất của các dân tộc không hoàn toàn giống nhau.

- Một số dân tộc canh tác trên ruộng nước (ở vùng đồng bằng hoặc ở các thung lũng), số khác canh tác trên ruộng khô, nương rẫy hoặc kết hợp giữa ruộng nước và nương rẫy (ở miền núi, vùng cao).

- Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Ngoài ra, họ còn sản xuất thủ công nghiệp (dệt vải, đan lát, làm đồ gồm, làm đồ trang sức, làm nghề rèn, làm đồ gỗ,…) và buôn bán, trao đổi hàng hóa. Một số dân tộc có ngành nghề thủ công rất phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang bản sắc dân tộc đậm nét.

b. Ẩm thực, trang phục và nhà ở

- Ẩm thực:

+ Lương thực chính của các dân tộc là lúa, ngô.

+ Phần đông các dân tộc ăn cơm nấu từ gạo tẻ, gạo nếp kết hợp với các món được chế biến từ các loại thịt (trâu, bò, lợn, gà, vịt,.), cá, ếch, nhái, mắm, rau, măng, củ...

+ Thức uống có rượu cần, rượu trắng cất từ gạo, nếp, ngô, sắn.

+ Một số dân tộc có những món ăn hoặc thức uống đặc trưng, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống.

- Trang phục: mỗi dân tộc có những nét riêng, phản ánh điều kiện sống cũng như tập quán và óc thẩm mĩ của các cộng đồng dân cư.

+ Nữ: váy hoặc quần, yếm, dây lưng, áo dài, áo chui đầu, choàng hoặc cài khuy, khăn, mũ (nón).

+ Nam: quần, khố, xà rông, áo ngắn, áo dài, khăn (một số dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên và Nam Trung Bộ hay đóng khố, cởi trần, khi trời lạnh thì choàng thêm tấm vải)

+ Đồ trang sức: nhẫn, khuyên tai, vòng cổ, vòng đeo tay, vòng đeo chân, dây chuyền làm bằng vàng, bạc, đồng, răng thú,…

+ Ngày nay, ngoài trang phục truyền thống, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống như người Kinh.

- Nhà ở:

+ Đa dạng về loại hình: nhà sàn, nhà nền đất, nhà nửa sàn nửa đất, nhà trình tường.

+ Vật liệu làm nhà là gỗ, đá, gạch, ngói, tre nứa, tranh, đất sét…

+ Nhà ở của người Kinh, Hoa, Chăm là nhà trệt (làm trên nền đất bằng).

+ Nhà của nhiều dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên, Tây Bắc,… thường là nhà sàn. + Một số dân tộc có những ngôi nhà được xây cất làm nơi sinh hoạt chung cho buôn làng, với nét kiến trúc độc đáo như nhà rông của người Ba-na, Xơ-đăng, Giẻ-Triêng ở Tây Nguyên.

c. Phương tiện đi lại và vận chuyển

- Phương tiện đi lại và vận chuyển truyền thống của đồng bào các dân tộc ở đồng băng và miền núi là voi, ngựa, xe trâu, xe bò, quang gánh, gùi,…

- Ở vùng có nhiều sông ngòi, các dân tộc sử dụng đò, ghe và thuyền.

- Ngày nay, việc sử dụng phương tiện cơ giới (xe đạp, xe gắn máy, ô tô, tàu hoả... ) đã phổ biến trong cộng đồng các dân tộc.

2. Đời sống tinh thần

a. Tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam là tín ngưỡng dân gian (thờ cúng Trời, đất, các vị thần linh, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, tin thờ các loại ma,…).

- Một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc theo các tôn giáo lớn như Phật giáo (chủ yếu là người Việt, Hoa và Khmer), Công giáo, Tin lành (người Việt, một số dân tộc ở Tây Nguyên và miền núi phía Bắc), Hồi giao (chủ yếu là người Chăm).

b. Phong tục, tập quán, lễ hội

- Phong tục, tập quán

+ Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có phong tục, tập quán gắn liền với đời người như sinh đẻ, cưới hỏi, làm nhà, ma chay hoặc liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

+ Các phong tục, tập quán đã góp phần tạo nên nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc.

- Lễ hội

+ Có một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của các dân tộc.

+ Là dịp để con người gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, bày tỏ lòng biết ơn sự che chở, phù hộ của thần linh và tổ tiên đối với cộng đồng. Thông qua các hoạt động lễ hội, bản sắc văn hoá của các dân tộc được gìn giữ và truyền thừa qua các thế hệ.

+ Là dịp để các thành viên trong cộng đồng dân tộc gặp gỡ, giao lưu và thắt chặt tình đoàn kết.

+ Lễ hội thường gắn với sản xuất nông nghiệp hoặc gắn với tín ngưỡng, tôn giáo. Vào các dịp lễ hội, người dân thường tiến hành các nghi thức cúng tế thần linh, tổ chức ca hát, nhảy múa, ăn uống và các trò vui chơi giải trí.

- Trong các lĩnh vực khác của đời sống văn hoá tinh thần như âm nhạc, văn học dân ca, các điệu múa, trò chơi dân gian,... mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc, góp phần làm giàu kho tàng văn hoá Việt Nam.

- Một số sinh hoạt văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh là di sản văn hóa thế giới.

=> Đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam chứa đựng nhiều giá trị văn hóa rất đặc sắc. Những giá trị văn hoá này cần được mỗi công dân chung tay gìn giữ, phát huy và lưu truyền cho các thế hệ tương lai.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

 


Câu 20:

22/07/2024

Từ kết quả của Bài tập phần 4.1, hãy nêu nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Xem đáp án

Nhận xét:

- Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những nét khác biệt, mang dấu ấn đặc trưng của từng tộc người.

- Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phong phú.

- Bên cạnh việc giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống mang bản sắc dân tộc, đồng bào các dân tộc Việt Nam không ngừng giao lưu, tiếp thu  và phát triển những giá trị, những thành tố văn hóa tiên tiến, phù hợp từ bên ngoài.


Câu 21:

21/07/2024

Từ kết quả của Bài tập 4 và liên hệ thực tiễn hiện nay ở địa phương em cũng như trên địa bàn cả nước, hãy chỉ ra một vài thay đổi nổi bật trong đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam so với truyền thống.

Xem đáp án

- Trong những năm gần đây, do sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các vùng miền trong cả nước và giữa Việt Nam với nước ngoài ngày càng được mở rộng, văn hóa ăn, mặc, ở của cộng động các dân tộc Việt Nam có sự thay đổi theo hướng hiện đại hơn:

+ Trang phục thường ngày của người Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu là: quần âu; áo phông, áo sơ mi… Vào dịp lễ hội, đồng bào các dân tộc thường mặc trang phục truyền thống

+ Cơ cấu bữa ăn phong phú, đa dạng hơn

+ Nhà ở chủ yếu được xây bằng gạch, kiên cố hơn

+ Phương tiện đi lại chủ yếu là: xe đạp, xe máy… (ở vùng núi cao: vẫn tồn tại phương thức di chuyển bằng ngựa, trâu, bò… nhưng ít, không phổ biến).


Câu 22:

24/07/2024

Hãy chứng minh cho luận điểm sau đây: “Đời sống tinh thần của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phong phú. Bên cạnh việc giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hoá truyền thống mang bản sắc dân tộc, người Kinh và cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng không ngừng giao lưu, tiếp thu và phát triển những giá trị, những thành tố văn hoá tiên tiến, phù hợp từ bên ngoài”.

Xem đáp án

-Trả lời:

- Trong những năm gần đây, do sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các vùng miền trong cả nước và giữa Việt Nam với nước ngoài ngày càng được mở rộng, đời sống tinh thần của cộng động các dân tộc Việt Nam có sự thay đổi theo hướng hiện đại hơn, phong phú và đa dạng hơn. Ví dụ:

+ Các văn hóa phẩm hiện đại (sách, báo, tạp chí; sản phẩm âm nhạc, điện ảnh…) được đông đảo đồng bào các dân tộc đón nhận.

+ Du nhập nhiều lễ hội, nét văn hóa từ nước ngoài, như: lễ Giáng sinh; lễ hội hóa trang; lễ tình nhân…

- Trong quá trình giao lưu, hội nhập, cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa; đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến từ bên ngoài. Ví dụ:

+ Nhiều lễ hội, phong tục, tập quán vẫn được duy trì, như: lễ hội Lồng Tồng của đồng bào dân tộc Tày - Nùng; Lễ hội rước Mẹ Trăng của dân tộc Tày; lễ cúng ma khô của dân tộc Lô Lô…

+ Giảm thiểu các hủ tục như: tảo hôn, hôn nhân cận huyết; cúng bái ma rừng khi bị ốm đau…

* Đời sống tinh thần

a) Tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng, tôn giáo của người Kinh

+ Có tín ngưỡng đa thần (sùng bái nhiều vị thần tự nhiên)

+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất (tổ tiên, anh hùng dân tộc, những người có công với cộng đồng…)

+ Người Kinh đã và đang tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành,... Cùng với đó là việc xây dựng nhiều công trình kiến trúc như: đình, đền, chùa, tháp, nhà thờ,... và tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến các tôn giáo như lễ Phật đản (Phật giáo), lễ Giáng sinh (Công giáo, Tin Lành),...

- Tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc thiểu số

+ Duy trì tín ngưỡng đa thân, vạn vật hữu linh, tổ tem giáo,... ở các mức độ đậm, nhạt khác nhau.

+ Đã và đang tiếp thu, chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như: Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo,...

b) Phong tục, tập quán, lễ hội

- Phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh

+ Thực hành nhiều phong tục, tập quán liên quan đến chu kì vòng đời và chu kì thời gian/thời tiết

+ Sáng tạo, duy trì và phát triển hệ thống lễ hội đa dạng và phong phú, gồm lễ hội liên quan đến các tín ngưỡng dân gian, lễ hội tôn giáo, lễ hội tưởng nhớ các anh hùng dân tộc,...

+ Về quy mô, lễ hội cũng khá đa dạng, từ các lễ hội của cộng đồng làng đến lễ hội của vùng, quốc gia, quốc tế.

- Phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc thiểu số

+ Duy trì nhiều phong tục tập quán liên quan đến chu kì vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, tang ma,...) và chu kì canh tác (làm đất, gieo trỉa, thu hoạch,...).

+ Một số dân tộc cũng có các phong tục, tập quán liên quan đến chu kì thời gian/thời tiết

+ Lễ hội chủ yếu được tổ chức với quy mô làng bản và tộc người. Một số lễ hội liên quan đến cộng đồng cư dân - dân tộc cư trú tại một vài làng/bản trong một khu vực.

+ Các lễ hội phổ biến như: lễ tế thần, lễ hội cơm mới, đưa thóc vào kho, lễ hội xuống đồng, lễ cúng bản, cúng mường…

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

 

Câu 23:

04/07/2024

Tìm hiểu thực tế địa phương/dân tộc của em và chỉ ra ít nhất một nét bản sắc văn hoá của địa phương hoặc cộng đồng dân tộc của em cần được bảo tồn và phát huy giá trị. Để thực hiện nhiệm vụ đó, em có đề xuất giải pháp gì?

Xem đáp án

- Thực hành nghi lễ Then là nét bản sắc của cộng đồng dân tộc Tày tại địa phương em.

- Một số giải pháp bảo tồn và phát triển:

+ Sưu tầm, dịch thuật các bài Then cổ từ chữ Nôm Tày, biên soạn xuất bản thành sách;

+ Ghi âm, ghi hình sản xuất đĩa nhạc về hát Then.

+ Thành lập các câu lạc bộ hát Then trong cộng đồng dân cư.

+ Mở lớp truyền dạy hát Then cho thế hệ trẻ.

+ Đưa thực hành nghi lễ Then vào chương trình giáo dục thông qua môn: âm nhạc và các hoạt động ngoại khá.

+ Vinh danh các nghệ nhân dân gian đã có công trong việc bảo tồn và truyền dạy di sản văn hóa hát Then.

+ Tăng cường quảng bá về hát Then thông qua các phương tiện truyền thông và các trang mạng xã hội…

Bắt đầu thi ngay