Giải SBT KHTN 8 KNTT Bài 46. Cân bằng tự nhiên
Giải SBT KHTN 8 KNTT Bài 46. Cân bằng tự nhiên
-
150 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Cân bằng tự nhiên là
A. trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
B. trạng thái cân bằng tự nhiên ở cấp độ tổ chức sống trên cơ thể, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
C. trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, hướng tới sự ổn định số lượng cá thể của quần thể.
D. trạng thái ổn định tự nhiên, gồm trạng thái cân bằng của quần thể, hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã và cân bằng tự nhiên giữa sinh vật và môi trường.
Đáp án đúng là: A
Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
Câu 2:
18/07/2024a) Quan sát Hình 46.1, cho biết những yếu tố nào có thể làm tăng và giảm kích thước quần thể?
a) Những yếu tố có thể làm tăng và giảm kích thước quần thể là:
- Mức tử vong.
- Mức sinh sản.
- Mức xuất cư.
- Mức nhập cư.
Câu 3:
21/07/2024b) So sánh kích thước quần thể sau khi được điều chỉnh với ban đầu?
b) Kích thước quần thể sau khi được điều chỉnh tương đương với quần thể ban đầu và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 4:
01/07/2024c) Các kí hiệu (1,2) trong Hình 46.1 thể hiện cho trường hợp nào (A hay B) trong biểu đồ ở Hình 46.2?
c) (1) thể hiện cho trường hợp B, (2) thể hiện cho trường hợp A.
Câu 5:
22/07/2024Quan sát Hình 46.3, hãy giải thích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quần thể trong quần xã. Sự phụ thuộc này dẫn đến hiện tượng gì trong cân bằng tự nhiên?
- Giải thích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quần thể trong quần xã:
+ Hình A: Châu chấu và trâu đều sử dụng thực vật làm thức ăn. Khi số lượng cá thể trong quần thể trâu tăng quá cao làm nguồn thức ăn giảm sút dẫn đến số lượng cá thể trong quần thể châu chấu giảm và ngược lại.
+ Hình B: Khi số lượng cá thể trong quần thể chuột tăng lên, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho mèo, do đó, số lượng cá thể trong quần thể mèo cũng tăng lên. Khi số lượng cá thể trong quần thể mèo tăng quá cao thì số lượng cá thể trong quần thể chuột dần giảm xuống. Nguồn sống của mèo giảm xuống, khiến số lượng cá thể trong quần thể mèo cũng giảm theo. Số lượng cá thể trong quần thể vật ăn thịt (mèo) giảm tạo điều kiện cho sự tăng lên về số lượng cá thể trong quần thể chuột. Hiện tượng đó liên tục diễn ra theo chu kì. Qua đó, thấy được số lượng cá thể của quần thể mèo đã được khống chế bởi số lượng cá thể của quần thể chuột và ngược lại.
+ Hình C: Khi số lượng cá thể trong quần thể thực vật tăng lên, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho thỏ, do đó, số lượng cá thể trong quần thể thỏ cũng tăng lên. Khi số lượng cá thể trong quần thể thỏ tăng quá cao thì số lượng cá thể trong quần thể thực vật dần giảm xuống. Nguồn sống của thỏ giảm xuống, khiến số lượng cá thể trong quần thể thỏ cũng giảm theo. Số lượng cá thể trong quần thể thỏ giảm tạo điều kiện cho sự tăng lên về số lượng cá thể trong quần thể thực vật. Hiện tượng đó liên tục diễn ra theo chu kì. Qua đó, thấy được số lượng cá thể của quần thể thỏ đã được khống chế bởi số lượng cá thể của quần thể thực vật và ngược lại.
- Sự phụ thuộc này dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học. Số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể kia và ngược lại.
Câu 6:
18/07/2024Quan sát Hình 46.4, diễn đạt bằng lời về sự tự điều chỉnh kích thước quần thể ăn thịt (Rắn) và kích thước quần thể con mồi (Ếch).
Số lượng cá thể của quần thể ếch nhiều hơn số lượng cá thể của quần thể rắn và rắn sử dụng ếch làm thức ăn. Khi số lượng cá thể trong quần thể ếch tăng lên, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho rắn, do đó, số lượng cá thể trong quần thể rắn cũng tăng lên. Làm nguồn thức ăn nên số lượng cá thể trong quần thể ếch dần giảm xuống. Nguồn sống của rắn giảm xuống, khiến số lượng cá thể trong quần thể rắn cũng giảm theo. Số lượng cá thể trong quần thể vật ăn thịt giảm tạo điều kiện cho sự tăng lên về số lượng cá thể trong quần thể ếch. Hiện tượng đó liên tục diễn ra theo chu kì. Qua đó, thấy được số lượng cá thể của quần thể rắn đã được khống chế bởi số lượng cá thể của quần thể ếch và ngược lại.
Câu 7:
23/07/2024a) Dựa vào Bảng 46.1, liệt kê thêm một số loài động vật hoạt động chủ yếu vào ban ngày và vào ban đêm.
a) Một số loài động vật hoạt động chủ yếu vào ban ngày và vào ban đêm:
STT |
Tên loài |
Ban ngày |
Ban đêm |
1 |
Chim sâu |
X |
|
2 |
Dơi |
|
X |
3 |
Ong mật |
X |
|
4 |
Sói xám |
|
X |
5 |
Voi |
X |
|
6 |
Hổ |
X |
|
7 |
Cú |
|
X |
Câu 8:
16/07/2024b) Hãy nêu một số sự khác biệt về quần xã sinh vật giữa các mùa trong năm trong các hệ sinh thái ở vùng em sinh sống.
b) Một số sự khác biệt về quần xã sinh vật giữa các mùa trong năm trong các hệ sinh thái ở vùng em sinh sống:
- Về số lượng loài: Mùa xuân, hạ, cây cối phát triển, động vật phong phú. Mùa thu, đông, cây cối ít phát triển, động vật hạn chế hoạt động.
- Về thành phần loài: Mùa xuân, hạ, các loài ưa ấm phát triển mạnh. Mùa thu, đông, các loài ưa lạnh phát triển mạnh.
Câu 9:
14/07/2024c) Tại sao quần xã có sự khác biệt theo chu kì ngày đêm và chu kì mùa? Từ đó cho biết, cân bằng tự nhiên có phải là trạng thái tĩnh (không thay đổi) không?
c) Các nhân tố sinh thái trong môi trường luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi của quần xã. Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến sự thay đổi các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh → hoạt động của các sinh vật cũng mang tính chất chu kì → quần xã có sự khác biệt theo chu kì ngày đêm và chu kì mùa → Cân bằng tự nhiên không phải là trạng thái tĩnh.
Câu 10:
18/07/2024a) Nêu một số nguyên nhân chính gây mất cân bằng tự nhiên.
a) Một số nguyên nhân chính gây mất cân bằng tự nhiên:
+ Đưa vào hệ sinh thái một loài sinh vật mới;
+ Các thiên tai như động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, lũ lụt, hạn hán, bão lớn,…;
+ Một hoặc vài loài động/thực vật bị tận diệt;
+ Phá vỡ nơi cư trú của sinh vật;
+ Ô nhiễm môi trường;
+ Sự gia tăng số lượng đột ngột của một loài;
+ Thời tiết bất thường;
+ Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật;…
Câu 11:
21/07/2024b) Ở địa phương nơi em sinh sống, có những biện pháp nào để hạn chế sự mất cân bằng tự nhiên?
b) Một số biện pháp hạn chế sự mất cân bằng tự nhiên ở địa phương em sinh sống là:
+ Trồng rừng;
+ Tuyên truyền và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường;
+ Cấm đưa vào một số loài sinh vật mới có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ sinh thái (ví dụ: tôm hùm đất,…);
+ Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên;