Trang chủ Lớp 6 Khoa học Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chương 10: Trái đất và bầu trời - Bộ Kết nối tri thức

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chương 10: Trái đất và bầu trời - Bộ Kết nối tri thức

Bài 54: Hệ Mặt Trời - SBT KHTN 6

  • 540 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là:

Xem đáp án

Bài 54: Hệ Mặt Trời

Các hành tinh quay quanh Mặt Trời sắp xếp theo khoảng cách đến Mặt Trời từ gần đến xa là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải Vương tinh.

Chọn đáp án D


Câu 2:

19/07/2024

Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” để đánh giá các câu dưới đây.

Bài 54: Hệ Mặt Trời

Xem đáp án

TT

Phát biểu

Đánh giá

1

Hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh.

Đúng

 

2

Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác.

Đúng

 

3

Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời.

 

Sai

4

Hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn.

Đúng

 

Giải thích:

- Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh, hơn một trăm vệ tinh, các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ => không phải hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh.

- Thủy tinh ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác => không phải Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác.

- Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời.

- Mộc tinh là hành tinh ở vị trí thứ 5 và có kích thước lớn nhất => không phải hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn.

Câu 3:

21/07/2024

Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng; từ nhỏ đến lớn về kích thước.

Xem đáp án

- Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng:

Thủy tinh => Hỏa tinh => Kim tinh => Trái Đất => Thiên vương tinh => Hải Vương tinh => Thổ tinh => Mộc tinh.

- Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về kích thước:

Thủy tinh => Hỏa tinh => Kim tinh => Trái Đất => Hải Vương tinh => Thiên vương tinh => Thổ tinh => Mộc tinh.


Câu 4:

18/07/2024

Lập công thức tính khoảng cách d giữa 2 hành tinh với Rx, Ry là khoảng cách từ 2 hành tinh đến Mặt Trời. Vận dụng công thức để tính khoảng cách giữa Trái Đất và các hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời. Có nhận xét gì về khoảng cách giữa các hành tinh?

Xem đáp án

- Gọi:

+ Rx là khoảng cách đến Mặt Trời từ hành tinh ở gần Mặt Trời hơn.

+ Ry là khoảng cách đến Mặt Trời từ hành tinh ở xa Mặt Trời hơn.

- Ta có công thức tính khoảng cách giữa Trái Đất và các hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời:

d =  Ry - Rx

Bảng khoảng cách của các hành tinh tới Mặt Trời

Hành tinh

Khoảng cách tới Mặt Trời (AU)

Thủy tinh

0,39

Kim tinh

0,72

Trái Đất

1

Hỏa tinh

1,52

Mộc tinh

5,2

Thổ tinh

9,54

Thiên Vương tinh

19,2

Hải Vương tinh

30,07

- Vận dụng công thức tính khoảng cách:

+ Khoảng cách của Trái Đất – Thủy tinh là:

d = 1 – 0,39 = 0,61 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Kim tinh là:

d = 1 – 0,72 = 0,28 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Hỏa tinh là:

d = 1,52 – 1 = 0,52 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Mộc tinh là:

d = 5,2 – 1 = 4,2 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Thổ tinh là:

d = 9,54 – 1 = 8,54 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Thiên Vương tinh là:

d = 19,2 – 1 = 18,2 (AU)

+ Khoảng cách của Trái Đất – Hải Vương tinh là:

d = 30,07 – 1 = 29,07 (AU)

- Nhận xét: Các hành tinh càng ở xa Mặt Trời hơn so với Trái Đất thì khoảng cách giữa chúng càng lớn.


Câu 5:

23/07/2024

Giả sử một nhà du hành vũ trụ lên được Thiên Vương tinh. Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Thiên Vương tinh nhỏ hơn hay lớn hơn khi ở trên Trái Đất? Vì sao?

Xem đáp án

- Ta có: Lực hấp dẫn trên bề mặt của Thiên Vương tinh nhỏ hơn lực hấp dẫn trên bề mặt của Trái Đất.

=> Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Thiên Vương tinh nhỏ hơn trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Trái Đất.


Bắt đầu thi ngay