Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chương 10: Trái đất và bầu trời - Bộ Kết nối tri thức
Bài 53: Mặt Trăng - Thiên thể - SBT KHTN 6
-
541 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì:
Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.
Chọn đáp án B
Câu 2:
22/07/2024Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” để đánh giá các câu dưới đây.
STT | Phát biểu | Đánh giá | |
1 | Mặt Trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác. | Đúng |
|
2 | Chỉ có một nửa Mặt Trăng luôn luôn được Mặt Trời chiếu sáng | Đúng |
|
3 | Mặt Trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất | Đúng |
|
4 | Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau. |
| Sai |
Giải thích:
- Mặt Trăng là một vật thể không tự phát sáng => Mặt Trăng không phải là ngôi sao.
- Mặt Trăng hình cầu và nó chuyển động quanh Trái Đất nên cả hai nửa của mặt trăng đều trải qua hai tuần có ánh sáng mặt trời sau đó là hai tuần chìm trong đêm tối => không phải chỉ có một nửa Mặt Trăng luôn luôn được Mặt Trời chiếu sáng.
- Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất nên khi nó chuyển động quanh Trái Đất sẽ có lúc nó gần Mặt Trời và có lúc xa Mặt Trời hơn Trái Đất => không phải Mặt Trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất.
- Mặt Trăng có các hình dạng khác nhau khi vị trí hình học tương đối của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thay đổi.
+ Trăng tròn hiện lên khi Mặt Trời và Mặt Trăng ở hai phía đối diện của Trái Đất.
+ Trăng mới (non) hiện lên khi chúng cùng ở một phía so với Trái Đất.
=> Do đó, hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau.
Câu 3:
16/07/2024Vẽ sơ đồ mô tả vị trí Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời khi ta nhìn thấy Trăng tròn.
Sơ đồ mô tả vị trí Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời khi ta nhìn thấy Trăng tròn.
Câu 4:
23/07/2024Hãy vẽ hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy vào khoảng các ngày mồng 4 – 5, mồng 7 – 8 và các ngày 18 – 19 của tháng Âm lịch.
Ta có hình vẽ sau:
+ Hình ảnh số 2: ứng với các ngày mồng 4 – 5 của tháng Âm lịch.
+ Hình ảnh số 3: ứng với các ngày mồng 7 – 8 của tháng Âm lịch.
+ Hình ảnh số 6: ứng với các ngày 18 - 19 của tháng Âm lịch.
Câu 5:
23/07/2024Vì sao chỉ có một phía Mặt Trăng luôn luôn hướng về Trái Đất? Vẽ sơ đồ minh họa.
Chỉ có một phía Mặt Trăng luôn luôn hướng về Trái Đất, vì:
- Mặt Trăng quay quanh trục của nó,
- Mật Trăng quay quanh Trái Đất.
Nên khi Mặt Trăng quay quanh trục của nó được một vòng thì đồng thời cũng quay quanh Trái Đất được đúng một vòng. Do đó, luôn luôn chỉ có một phía của Mặt Trăng hướng về Trái Đất cho ta quan sát được.
Hình ảnh minh họa
Câu 6:
23/07/2024Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng Âm lịch. Hãy xác định các ảnh 1, 2, 3, 5, 7, 8 ứng với khoảng ngày nào của tháng Âm lịch.
+ Hình ảnh số 1: ứng với các ngày 30 – mồng 1 của tháng Âm lịch.
+ Hình ảnh số 2: ứng với các ngày mồng 3 – 4 của tháng Âm lịch.
+ Hình ảnh số 3: ứng với các ngày mồng 7 – 8 của tháng Âm lịch.
+ Hình ảnh số 5: ứng với các ngày mồng 15 – 16 của tháng Âm lịch.
+ Hình ảnh số 8: ứng với các ngày mồng 27 – 28 của tháng Âm lịch.
Bài thi liên quan
-
Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Thiên thể - SBT KHTN 6
-
5 câu hỏi
-
20 phút
-
-
Bài 54: Hệ Mặt Trời - SBT KHTN 6
-
5 câu hỏi
-
20 phút
-
-
Bài 55: Ngân hà - SBT KHTN 6
-
5 câu hỏi
-
20 phút
-