Trang chủ Lớp 11 Hóa học Giải SBT Hoá 11 KNTT Bài 23: Hợp chất carbonyl

Giải SBT Hoá 11 KNTT Bài 23: Hợp chất carbonyl

Giải SBT Hoá 11 KNTT Bài 23: Hợp chất carbonyl

  • 143 lượt thi

  • 32 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Công thức tổng quát của hợp chất carbonyl no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO.
B. CnH2n+2O.
C. CnH2n-2O.
D. CnH2n-4O.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Công thức tổng quát của hợp chất carbonyl no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO.


Câu 2:

22/07/2024

Trong những cặp chất sau đây, cặp chất nào thuộc loại hợp chất carbonyl?
A. CH3OH, C2H5OH.
B. C6H5OH, C6H5CH2OH.
C. CH3CHO, CH3OCH3.
D. CH3CHO, CH3COCH3.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong phân tử hợp chất carbonyl có chứa nhóm >C=O. Vậy hợp chất carbonyl trong các hợp chất trên là CH3CHO, CH3COCH3.


Câu 3:

22/07/2024

Số đồng phân cấu tạo hợp chất carbonyl có công thức phân tử C5H10O là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Xem đáp án

Đáp án đúng là:

Các công thức thỏa mãn là: CH3CH2CH2CH2CHO, (CH3)2CHCH2CHO, (CH3)3CCHO, CH3CH2CH(CH3)CHO, CH3COCH2CH2CH3; CH3COCH(CH3)2; CH3CH2COCH2CH3.


Câu 4:

23/07/2024

Hợp chất nào sau đây có tên gọi là butanal?
A. CH3CH2COCH3.
B. CH3CH2CHO.
C. CH3CH2CH2CHO.
D. (CH3)2CHCHO.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phân tử butanal có mạch không phân nhánh gồm có 4 carbon và nhóm 1CHO.


Câu 5:

22/07/2024

Cho hợp chất carbonyl có công thức cấu tạo sau:

Cho hợp chất carbonyl có công thức cấu tạo sau:   Tên theo danh pháp thay thế của hợp chất carbonyl đó là A. 2-methylbutan-3-one. (ảnh 1)

Tên theo danh pháp thay thế của hợp chất carbonyl đó là
A. 2-methylbutan-3-one.
B. 3-methylbutan-2-one.
C. 3-methylbutan-2-ol.
D. 1,1-dimethylpropan-2-one.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hợp chất trên có mạch chính gồm 4 carbon, 1 nhóm CH3 ở mạch nhánh đính vào carbon số 3. Hợp chất có nhóm –C=O đính vào carbon số 2 nên thuộc hợp chất ketone.

Vậy tên của hợp chất trên là 3-methylbutan-2-one.


Câu 11:

13/07/2024

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào tham gia phản ứng iodoform?
A. HCHO.
B. CH3CHO.
C. CH3COCH3.
D. Cả B và C.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phương trình phản ứng:

CH3CO-H + 3I2 + 4NaOH → H-COONa + 3NaI + CHI3 +3H2O

CH3COCH3 + 3I2 + 4NaOH → CH3-COONa + 3NaI + CHI3 +3H2O


Câu 12:

22/07/2024

Để phân biệt ba hợp chất HCHO, CH3CHO, CH3COCH3, một học sinh tiến hành thí nghiệm thu được kết quả như sau:

Để phân biệt ba hợp chất HCHO, CH3CHO, CH3COCH3, một học sinh tiến hành thí nghiệm thu được kết quả như sau: (ảnh 1)

(Ghi chú:   : có phản ứng; x : không phản ứng)

Ba chất (1), (2), (3) lần lượt là
A. HCHO, CH3CHO, CH3COCH3.
B. CH3CHO, HCHO, CH3COCH3.
C. HCHO, CH3COCH3, CH3CHO.
D. CH3CHO, CH3COCH3, HCHO.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Chất (2), (3) phản ứng với I2/NaOH nên có nhóm CH3CO-

=> (2), (3) là CH3COCH3 và CH3CHO.

Chất (1), (3) phản ứng với thuốc thử Tolens chứng tỏ có nhóm –CHO

=> (1), (3) là HCHO và CH3CHO.

Vậy (1) là HCHO, (2) là CH3COCH3 và (3) là CH3CHO.


Câu 16:

23/07/2024

Trong các hợp chất hữu cơ có công thức phân tử sau đây, chất nào không thể là aldehyde?
A. C3H6O.
B. C4H6O.
C. C4H8O.
D. C4H10O.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Aldehyde thuộc hợp chất carbonyl.

Aldehyde no, đơn chức có công thức tổng quát CnH2nO.

Vậy C4H10O không thể là công thức của aldehyde.


Câu 18:

23/07/2024

Số đồng phân có cùng công thức phân tử C5H10O có khả năng tham gia phản ứng iodoform là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các chất tham gia phản ứng iodoform phải có nhóm CH3-CO- trong phân tử.

Các công thức phù hợp là:

CH3COCH2CH2CH3, CH3COCH(CH3)2.


Câu 19:

23/07/2024

Phản ứng giữa CH3CHO với NaBH4 và với Cu(OH)2 đun nóng chứng tỏ rằng CH3CHO.
A. có tính oxi hoá.
B. có tính khử.
C. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
D. có tính acid.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

CH3-CH=O + [H] NaBH4 CH3CH2OH

HCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH t° HCOONa + Cu2O + 3H2O

Hai phản ứng trên chứng tỏ CH3CHO vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.


Câu 23:

23/07/2024

Chất nào sau đây vừa phản ứng được với thuốc thử Tollens vừa phản ứng tạo iodoform?
A. Formaldehyde.
B. Acetaldehyde.
C. Benzaldehyde.
D. Acetone.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phản ứng được với thuốc thử Tollens => Có nhóm –CHO

Phản ứng tạo iodoform => có nhóm CH3-CO-

Vậy chất phù hợp là CH3CHO (Acetaldehyde).


Câu 28:

22/07/2024

Ba hợp chất hữu cơ A, B, C có công thức dạng C6H5CHxO. Phổ IR của B có peak đặc trưng 3 300 cm-1, phổ IR của B có peak đặc trưng 1710 cm-1, còn phổ IR của C không có hai peak đặc trưng trên. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C.

Xem đáp án

A có peak ở 3 300 cm-1 : có nhóm –OH.

B có peak ở 1710 cm-1 : có nhóm C=O.

C không có 2 peak trên => C thuộc loại ether.

Vậy, công thức của A, B, C lần lượt là: C6H5CH2OH, C6H5CHO, C6H5OCH3.


Câu 31:

22/07/2024

Một học sinh tiến hành thí nghiệm như hình dưới đây:

Một học sinh tiến hành thí nghiệm như hình dưới đây: - Dây đồng được cuốn thành hình lò xo rồi nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn, phần dây đồng được nung nóng có màu đen (Hình A). (ảnh 1)

- Dây đồng được cuốn thành hình lò xo rồi nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn, phần dây đồng được nung nóng có màu đen (Hình A).

- Nhúng dây đồng đang nóng vào ống nghiệm chứa ethanol, dây đồng chuyển màu vàng đỏ kim loại (Hình B). Lặp lại thí nghiệm vài lần.

Chia chất lỏng trong ông nghiệm B thành 2 phần, phần 1 cho phản ứng với thuốc thử Tollens và đun nóng thấy có lớp bạc sáng bám ở ống nghiệm (Hình C); phần 2 thực hiện phản ứng iodoform thấy có kết tủa màu vàng (Hình D).

Giải thích các hiện tượng xảy ra và viết các phương trình hoá học.

Xem đáp án

– Khi nung nóng dây đồng, đồng tiếp xúc với oxygen không khí ở nhiệt độ cao, tạo thành CuO có màu đen:

2Cu+O2to2CuO 

– Khi nhúng dây đồng đang nóng vào ống nghiệm chứa ethanol, xảy ra phản ứng oxi hoá ethanol tạo aldehyde acetic và đồng kim loại có màu vàng đỏ:

C2H5OH+CuOtoCH3CHO+Cu+H2O 

– Aldehyde acetic tạo thành tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng iodoform:

CH3CHO + 2AgNH32OH to CH3COONH4+ 2Ag + 3NH3+ H2OCH3CHO +3I2+4NaOH to HCOONa+ 2Ag + CHI3+3NaI+ H2O


Bắt đầu thi ngay