Trang chủ Lớp 8 Địa lý Giải SBT Địa lý 8 CTST Bài 6: Đặc điểm khí hậu

Giải SBT Địa lý 8 CTST Bài 6: Đặc điểm khí hậu

Giải SBT Địa lý 8 CTST Bài 6: Đặc điểm khí hậu

  • 94 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 16:

Câu 2 trang 23 SBT Địa lí 8 CTST. Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….....) để hoàn chỉnh đoạn thông tin dưới đây.

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới thể hiện ở yếu tố ................... trên toàn lãnh thổ……………... luôn luôn dương,...................... cao trên 20°C; ……………... khoảng 1 400 đến 3 000 giờ/năm. Tính chất ẩm thể hiện qua ………………..trung bình năm lớn, từ 1 500 – 2 000 mm/năm; ……………… không khí cao trên 80%. Tính chất gió mùa thể hiện ở hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Ngoài ra, nước ta còn nằm trong phạm vi hoạt động của ... …………... bán cầu Bắc.

Xem đáp án

Lời giải

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới thể hiện ở yếu tố bức xạ trên toàn lãnh thổ cán cân bức xạ luôn luôn dương, nhiệt độ trung bình năm ở hầu hết mọi nơi trên cả nước đều cao trên 20°C; Số giờ nắng nhiều khoảng 1 400 đến 3 000 giờ/năm. Tính chất ẩm thể hiện qua lượng mưa và độ ẩm trung bình năm lớn, từ 1 500 – 2 000 mm/năm; Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao trên 80%. Tính chất gió mùa thể hiện ở hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Ngoài ra, nước ta còn nằm trong phạm vi hoạt động của gió Tín Phong bán cầu Bắc.


Câu 17:

Câu 3 trang 23 SBT Địa lí 8 CTST. Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng.

STT

Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Đúng

Sai

1

Gió mùa mùa đông hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

 

 

2

Gió mùa mùa đông tạo mùa đông lạnh cho miền Bắc.

 

 

3

Nửa đầu mùa đông, miền Bắc có kiều thời tiết lạnh, khô.

 

 

4

Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động vào đầu mùa hạ.

 

 

5

Vào mùa đông, một số vùng núi ở miền Bắc có thể có tuyết rơi.

 

 

6

Gió mùa mùa hạ hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10.

 

 

7

Ở miền Bắc, gió mùa mùa hạ thổi theo hướng đông nam.

 

 

8

Ở miền Nam, mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên 8 kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

 

 

9

Tín phong hoạt động mạnh vào thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa.

 

 

10

Gió mùa mùa đông thổi theo hướng đông bắc.

 

 

 

Xem đáp án

Lời giải

STT

Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Đúng

Sai

1

Gió mùa mùa đông hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

 

X

2

Gió mùa mùa đông tạo mùa đông lạnh cho miền Bắc.

X

 

3

Nửa đầu mùa đông, miền Bắc có kiều thời tiết lạnh, khô.

X

 

4

Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động vào đầu mùa hạ.

X

 

5

Vào mùa đông, một số vùng núi ở miền Bắc có thể có tuyết rơi.

X

 

6

Gió mùa mùa hạ hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10.

X

 

7

Ở miền Bắc, gió mùa mùa hạ thổi theo hướng đông nam.

 

X

8

Ở miền Nam, mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên 8 kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

 

X

9

Tín phong hoạt động mạnh vào thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa.

X

 

10

Gió mùa mùa đông thổi theo hướng đông bắc.

 

X

 


Câu 19:

Câu 5 trang 24 SBT Địa lí 8 CTST. Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở Việt Nam đang thất lạc các mảnh ghép của mình. Em hãy tìm và nối các mảnh ghép đặc điểm khí hậu cho phù hợp với mùa gió chính.

Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở Việt Nam đang thất lạc các mảnh ghép của mình (ảnh 1)
Xem đáp án

Lời giải

- Gió mùa mùa Đông

+ Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

+ Hướng Đông Bắc

+ Xuất phát ở phương Bắc bị chặn lại ở dãy Bạch Mã

+ Tao mùa đông lạnh cho miền Bắc.

- Gió mùa mùa Hạ

+ Từ tháng 5 đến tháng 10

+ Hướng Tây Nam

+ Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương;

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam.

+ Vào đầu mùa hạ: gió Tây Nam gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên; tạo nên hiệu ứng phơn khô, nóng cho Trung Bộ và Bắc Bộ.

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tây Nam gây mưa lớn kéo dài trên cả nước.


Câu 20:

Câu 6 trang 25 SBT Địa lí 8 CTST. Đọc đoạn thông tin và thực hiện các yêu cầu.

Phía nam của dãy Bạch Mã là vùng núi Trường Sơn, nơi có những định núi khá cao và khí hậu phân hoá theo độ cao. Kon Tum, MĐrăk, Buôn Ma Thuột có nhiệt độ trung bình năm là 23 – 25°C do nằm ở độ cao dao động từ 400 – 500 m, trong khi Đà Lạt ở độ cao 1 500 m, nhiệt độ trung bình năm chỉ 18°C. Nhịp điệu mùa của khí hậu thể hiện rõ rệt, biểu hiện trong sự luân phiên giữa mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa, rừng núi như bị bao phủ bởi một bức màn nước trắng xoá, với lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm/năm, số ngày mưa chiếm khoảng 130 đến 170 ngày trong năm. Một số nơi như núi Ngọc Linh và khu vực núi cao khác có lượng mưa lớn hơn, đạt từ 2 500 – 3 000 mm/năm. Mùa khô có nắng gay gắt và không khí khô, số giờ nắng trong các tháng mùa này cũng cao nhất, từ 200 – 250 giờ/tháng, trong khi độ ẩm tương đối cũng thấp nhất, khoảng 70%. Nắng nóng làm cho cao nguyên phủ lớp bụi dày, nhiều rừng cây rụng lá, đặc biệt là những rừng cây họ dầu, đó là kiểu rừng “khộp". Một số nơi không có dấu vết dòng chảy, nước ngầm ở sâu tới 30 – 60 m bên dưới mặt đất. Vào mùa khô thường xảy ra hiện tượng cháy rừng, chủ yếu do con người đốt nương làm rẫy gây ra.

1. Đoạn thông tin đề cập đến khu vực nào và thuộc miền khí hậu nào ở Việt Nam?

2. Hãy lựa chọn những từ khoá mô tả sự phân hoá khí hậu theo đại cao của khu vực này.

3. Hãy cho biết những biểu hiện của sự phân mùa khí hậu ở khu vực này.

a) Mùa mưa

b) Mùa khô

4. Theo em, khí hậu ở khu vực này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân?

Xem đáp án

Lời giải

1. Miền khí hậu phía Nam

2. Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.

3.

a) Mùa mưa: rừng núi như bị bao phủ bởi một bức màn nước trắng xoá, với lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm/năm, số ngày mưa chiếm khoảng 130 đến 170 ngày trong năm. Một số nơi như núi Ngọc Linh và khu vực núi cao khác có lượng mưa lớn hơn, đạt từ 2 500 – 3 000 mm/năm

b) Mùa khô: Mùa khô có nắng gay gắt và không khí khô, số giờ nắng trong các tháng mùa này cũng cao nhất, từ 200 – 250 giờ/tháng, trong khi độ ẩm tương đối cũng thấp nhất, khoảng 70%. Nắng nóng làm cho cao nguyên phủ lớp bụi dày, nhiều rừng cây rụng lá, đặc biệt là những rừng cây họ dầu, đó là kiểu rừng “khộp". Một số nơi không có dấu vết dòng chảy, nước ngầm ở sâu tới 30 – 60 m bên dưới mặt đất. Vào mùa khô thường xảy ra hiện tượng cháy rừng, chủ yếu do con người đốt nương làm rẫy gây ra.


Câu 21:

Câu 7 trang 27 SBT Địa lí 8 CTST. Em hãy sưu tầm một câu chuyện và ba hình ảnh về khí hậu ở Việt Nam. Ghi lại thông tin và dán hình ảnh minh hoạ vào các ô tương ứng để giới thiệu với các bạn.
Xem đáp án

Lời giải:

Em hãy sưu tầm một câu chuyện và ba hình ảnh về khí hậu ở Việt Nam (ảnh 1)

Nằm trên độ cao trung bình 800 - 1.000m so với mực nước biển, Mẫu Sơn được xem là một trong những vùng lạnh nhất Việt Nam. Vào mùa đông, nhiệt độ thường xuống đến mức âm, xuất hiện băng giá và có thể Mẫu Sơn có tuyết rơi.
Mẫu Sơn mùa băng tuyết thường vào cuối tháng 12 đến tháng 1 năm sau, kèm mưa phùn, giá buốt. Lúc này, toàn cảnh khu du lịch Mẫu Sơn mùa đông được bao trùm sắc màu châu Âu huyền bí, với màu trắng băng tuyết tràn ngập không gian, điểm xuyến những ngôi biệt thự cổ nằm chơ vơ giữa đất trời mờ ảo.
Một màu trắng bồng bồng trên những mỏm núi nhấp nhô... băng tuyết kết thành chùm trên cành cây, ngọn cỏ... phủ khắp nhà cửa, lối đi... rét buốt ùa đến từng bản làng, từng ngóc ngách ở khu du lịch Mẫu Sơn. Những cành thông, cành tùng, cây mua, cây sim như đang nở những bông hoa tuyết long lanh, huyền ảo.
Không khí lạnh giá, khiến người dân bản địa, người Dao phải ở trong nhà đốt lửa tránh rét. Nhưng trên con đường quanh co dẫn lên khu du lịch Mẫu Sơn lại được hâm nóng bởi những trái tim háo hức muốn khám phá hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, mong một lần được chiêm ngưỡng vẻ đẹp băng tuyết trên đỉnh Mẫu Sơn.

Em hãy sưu tầm một câu chuyện và ba hình ảnh về khí hậu ở Việt Nam (ảnh 2)
Mẫu Sơn mùa băng tuyết - cung đèo trắng xóa
Em hãy sưu tầm một câu chuyện và ba hình ảnh về khí hậu ở Việt Nam (ảnh 3)
Mẫu Sơn mùa băng tuyết - cành đào long lanh

Bắt đầu thi ngay