Trang chủ Lớp 11 Địa lý Đề thi Địa lớp 11 cuối kì 2 có đáp án (Mới nhất)

Đề thi Địa lớp 11 cuối kì 2 có đáp án (Mới nhất)

Đề thi Địa lớp 11 cuối kì 2 có đáp án (Mới nhất) (Đề 1)

  • 1193 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Địa hình chủ yếu của miền Đông Trung Quốc là

Xem đáp án
Chọn đáp án C. Đồng bằng và đồi núi thấp.

Câu 3:

23/07/2024

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng nào dưới đây?

Xem đáp án
Chọn đáp án D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

Câu 4:

23/07/2024

Dân số Trung Quốc có tỉ lệ như thế nào so với dân số thế giới?

Xem đáp án
Chọn đáp án A. Chiếm khoảng 1/5.

Câu 5:

23/07/2024

Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển duyên hải Thái Bình Dương vì

Xem đáp án
Chọn đáp án D. giao thông biển có vai trò ngày càng quan trọng.

Câu 6:

23/07/2024

Nhật Bản là quốc đảo nằm trên

Xem đáp án
Chọn đáp án A. Thái Bình Dương. 

Câu 7:

23/07/2024

Đường bờ biển của Trung Quốc dài

Xem đáp án
Chọn đáp án C. 9000 km.

Câu 8:

23/07/2024

Trung Quốc có điều kiện thuận lợi nhất nào sau đây để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

Xem đáp án
Chọn đáp án C. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 9:

23/07/2024
Nền kinh tế Liên bang Nga đã vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và phát triển đi lên là nhờ
Xem đáp án
Chọn đáp án B. có những chính sách và biện pháp đúng đắn.

Câu 10:

11/10/2024
Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khu vực này có khí hậu nhiệt đới gió mùa và đồng bằng phì nhiêu, tạo điều kiện lý tưởng cho việc canh tác lúa nước. Hơn nữa, lúa nước không chỉ là nguồn lương thực chính mà còn gắn liền với văn hóa và đời sống của người dân địa phương.

A đúng 

- B sai vì khu vực này chủ yếu dựa vào sản xuất lúa nước, mà lúa là cây trồng chủ lực trong nền nông nghiệp. Trong khi chăn nuôi có vai trò quan trọng, nó không phản ánh đặc điểm chính của nông nghiệp khu vực như trồng lúa nước.

- C sai vì khu vực này chủ yếu được xác định bởi việc trồng lúa nước. Trong khi thủy sản đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, nông nghiệp Đông Nam Á vẫn chủ yếu gắn liền với sản xuất lương thực từ cây trồng, đặc biệt là lúa.

- D sai vì khu vực này chủ yếu nổi bật với sản xuất lúa nước. Mặc dù cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nhưng lúa nước vẫn là cây trồng chủ lực và quan trọng nhất trong nền nông nghiệp ở Đông Nam Á.

Ngành trồng lúa nước là đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á do khu vực này có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển của lúa nước. Đông Nam Á sở hữu nhiều đồng bằng phì nhiêu, như đồng bằng sông Mekong và sông Hồng, tạo điều kiện lý tưởng cho việc canh tác lúa nước.

Ngoài ra, văn hóa và đời sống người dân ở đây gắn liền với cây lúa, từ việc trồng, thu hoạch đến chế biến và tiêu thụ. Lúa không chỉ là nguồn lương thực chính mà còn là sản phẩm văn hóa, góp phần duy trì các phong tục tập quán của cộng đồng.

Hơn nữa, việc trồng lúa nước cũng giúp bảo vệ đất, cung cấp nước và tạo sinh kế cho hàng triệu nông dân. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự chuyển đổi sang các loại cây trồng khác. Tóm lại, trồng lúa nước là một ngành đặc trưng quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước Đông Nam Á.


Câu 11:

23/07/2024

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là

Xem đáp án
Chọn đáp án B. công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.

Câu 12:

23/07/2024

Đâu là cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á?

Xem đáp án
Chọn đáp án D. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

Câu 13:

23/07/2024
Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp Trung Quốc?
Xem đáp án

- Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.

- TQ thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới.

- Cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất.

- Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao.

- Tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

- Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông.

- Công nghiệp hóa nông thôn.


Câu 14:

23/07/2024

Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án

* Thuận lợi

- Khí hậu nóng ẩm, tài nguyên đất phong phú và màu mỡ (nhất là đất đỏ badan và đất phù sa), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Đông Nam Á có lợi thế về biển. Trong khu vực (trừ Lào), các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải.

- Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.

* Khó khăn

- Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần…

- Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt


Câu 15:

23/07/2024

Nêu những cơ hội và thách thức đối với nước ta khi gia nhập ASEAN?

Xem đáp án

* Cơ hội

- Xuất được hàng trên thị trường rộng lớn.

- Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ...

- Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.

* Thách thức

- Phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có trình độ công nghệ cao hơn.

- Nguy cơ mai một nền văn hóa.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương