Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học Đề Ôn thi THPTQG 2019 Hóa Học cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết

Đề Ôn thi THPTQG 2019 Hóa Học cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết

Đề Ôn thi THPTQG 2019 Hóa Học cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết ( đề 7)

  • 1070 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

08/07/2024

X là hỗn hợp khí chứa 2 hiđrôcacbon mạch hở A và B, trong đó A không làm mất màu dung dịch nước brom, B tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1:1. Cho 5,6 lit khí H2 ở đktc vào X rồi dẫn hỗn hợp qua ống sứ đựng Ni đun nóng thu được hỗn hợp Y chứa 2 khí. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y này rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 16,92 gam và có 18 gam kết tủa tạo thành (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Cho một số phát biểu sau:

(a)    Trong hỗn hợp X, A chiếm 50% thể tích hỗn hợp.

(b)   Khi clo hóa A trong đk chiếu sáng theo tỉ lệ mol (1:1) chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất.

(c)    Từ B có thể điều chế trực tiếp A chỉ bằng một phản ứng.

(d)   Chất B có 3 đồng phân cấu tạo và một trong các đồng phân đó có tên thay thế là 2-metylpropen.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Do A không phản ứng với Brom , mạch hở => A là ankan;

B phản ứng với Brom tỉ lệ 1:1, mạch hở =>B  là anken.

Hidro hóa X tạo 2 chất trong Y

=> B + H2 tạo A

=> A không thể là CH4

Khi đốt cháy Y

=> nCO2 = nkết tủa = 0,18 mol 

Có mbình tăng = mCO2 + mH2O

=> nH2O = 0,5 mol > 3nCO2

=> Chứng tỏ H2

=>  Y gồm H2 dư và A

Có nH2 ban đầu = 0,25 mol . Gọi nH2 phản ứng = b mol

=> nB =b mol => nA sau phản ứng  = (b+ a) mol ( a là số mol A ban đầu)

=> nH2 dư = (0,25 – b) mol

=>nY = (0,25 + a) mol = nH2O – nCO2 = 0,32 mol

=>a = 0,07 mol

=> nA (Y) = (a + b) > 0,07 mol

=> Số C trung bình trong A < 0,18/0,07 = 2,6

=>Do A không thể là CH4 => A là C2H6 ; B là C2H4.

=> a + b = 0,18/2 = 0,09 mol => b = 0,02 mol

=>Trong X có 0,02 mol C2H4 ; 0,07 mol C2H6

=>Các ý đúng là : (b) ; (c) => 2 ý đúng

=>B


Câu 2:

26/06/2024

X là một hexapeptit được tạo từ một α-aminoaxit Y chứa 1 nhóm - NH2 và một nhóm -COOH . Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 2M, thu được 76,2 gam muối. Phân tử khối của X, Y lần lượt có giá trị là

Xem đáp án

Đặt My = x => MX = 6x – 5.18 = 6x – 90

Ta có nKOH = ( số liên kết peptit + 1).nX = 0,6 mol

=> nX = 0,1 mol = nH2O tạo thành

=>Bảo toàn khối lượng : m = 44,4g

=>MX = 444 = 6x – 90

=> x = 89 = MY

=>A


Câu 3:

17/07/2024

Cho các chất sau: Cl2, CO, N2, NO2, K2Cr2O7, KHS, CrO3, SiO2, Pb(NO3)2, NaNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch KOH loãng là

Xem đáp án

Các chất thỏa mãn là : Cl2 ; NO2 ; K2Cr2O7 ; KHS ; CrO3 ; Pb(NO3)2

( SiO2 chỉ tan trong kiềm đặc )

=> có 6 chất

=>B


Câu 4:

12/07/2024

Nung 17,22 gam Natri axetat với NaOH (dư) với CaO làm xúc tác đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí Y (đktc). Giá trị của V là

Xem đáp án

+/ CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3

=>nY = nmuối axetat = 0,21 mol

=>V = 4,704 l

=>B


Câu 5:

28/06/2024

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm Sn và một kim loại R (có hóa trị không đổi) trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 36,27 gam muối. Mặt khác, để đốt cháy cũng m gam hỗn hợp E cần vừa đủ 3,696 lít O2 (đktc). Kim loại R là

Xem đáp án

Gọi hóa trị của R là n và số mol Sn và R lần lượt là a và b mol

+/ Khi phản ứng với HCl :

                        Sn + HCl → SnCl2 + H2

                       R + nHCl → RCln + 0,5nH2

+/ Khi đốt trong oxi :

                       Sn + O2 → SnO2

                       2R + 0,5nO2 → R2On

=> Ta có : nH2 = a + 0,5nb = 0,225 mol

Và  nO2 = a + 0,25nb = 0,165 mol

=> a = 0,105 mol ; nb = 0,24 mol

Có mmuối = 0,105.190 + 0,24/n . (R + 35,5n) = 36,27

=>R = 32,5n

=>Cặp n =2 ; R =65 (Zn) thỏa mãn

=>B


Câu 7:

10/07/2024

Cho hỗn hợp X gồm hai kim loại Al, Fe (trộn đều theo tỉ lệ mol 2:1). Nếu cho 7,15 gam X vào 100 ml dung dịch AgNO3 3,9M rồi khuấy kỹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị m là

Xem đáp án

Do nAl  : nFe = 2 : 1 và 27nAl + 56nFe = 7,15g

=> nAl  = 0,13 mol ; nFe = 0,065 mol

nAgNO3 = 0,39 mol. Phản ứng xảy ra :

+/ Al + 3Ag+ → Al3+ + 3Ag

=>sau phản ứng có 0,39 mol Ag và 0,065 mol Fe

=> m = 45,76g

=>C


Câu 9:

22/07/2024

Cho các chất sau: etilen glicol, hexametylenđiamin, axit ađipic, phenol, axit ε-amino caproic, axit ω-amino enantoic. Hãy cho biết có bao nhiêu chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng?

Xem đáp án

Các chất tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng. Đặc biệt , phenol có thể trùng ngưng với HCHO tạo nhựa rezol , rezit , Bakelit dù chỉ có 1 nhóm chức –OH.

=>tất cả các chất thỏa mãn

=>A


Câu 10:

19/07/2024

Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan trong đó số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Giá trị của m là

Xem đáp án

Khi phản ứng với Na : nOH = 2nH2 = 0,036 mol

Khi đốt cháy X => bảo toàn O : 2nCO2 + nH2O = 2nO2 + nO(X) = 0,408 mol

Vì nO = 2netylenGlicol + nancoletylic + nancol propylic

Mà netylenGlycol = nHexan

nO  = nEtylenGlycol + nancol Etylic + nancol Propylic + nHexan = nX = 0,036 mol

Do các chất trong X đều no và không có liên kết kép hay vòng

=> nH2O – nCO2 = nX = 0,036 mol

=>nCO2 = 0,124 mol ; nH2O = 0,16 mol

=>Bảo toàn khối lượng : m = 2,384g

=>D


Câu 11:

12/07/2024

Cho sơ đồ biến hóa sau (mỗi mũi tên là một phản ứng)

Na2Cr2O7→Cr2O3→Cr→CrCl2→Cr(OH)2→Cr(OH)3→KCrO2→K2CrO4→K2Cr2O7→Cr2(SO4)3.

Tổng số phản ứng thuộc loại oxi hóa – khử trong dãy biến hóa trên là:

Xem đáp án

Các quá trình thuộc loại OXH-K là :

Na2Cr2O7 → Cr2O3 ;         Cr2O3 → Cr ;

Cr → CrCl2 ;                     Cr(OH)2 → Cr(OH)3 ;

KCrO2 → K2CrO4 ;         K2Cr2O7 → Cr2(SO4)3

=> có 6 quá trình thỏa mãn

=>D


Câu 12:

22/07/2024

Cho 27,6 gam hợp chất thơm X có công thức C7H6O3 tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Để trung hòa toàn bộ Y cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch Z. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch Z là

Xem đáp án

Có nNaOH = 0,8 mol ; nH2SO4 trung hòa = 0,1 mol

=>nNaOH phản ứng với X = 0,8 – 0,1.2 = 0,6 mol = 3nX

=>X phải có CT là HCOO-C6H4-OH

=>Chất rắn sau cô cạn có : 0,1 mol Na2SO4 ; 0,2 mol HCOONa ; 0,2 mol C6H4(ONa)2

=>m = 58,6g

=>C


Câu 14:

12/07/2024

Phát biểu không đúng là:

Xem đáp án

Đi peptit chỉ có 1 liên kết peptit

=>A sai

=>A


Câu 15:

07/07/2024

Khi phân tích một chất hữu cơ X thu được 45,0%C; 7,5%H; 17,5%N; còn lại là oxi. Đốt cháy a mol X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình Y chứa 2 lít dung dịch gồm KOH 0,004M và Ca(OH)2 0,025M, sau phản ứng lấy phần dung dịch đem cô đến cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Biết X có CTPT trùng với CTĐG nhất và khi cho sản phẩm cháy qua bình Y trên thì có 224 ml (đktc) khí trơ thoát ra khỏi bình. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Ta có  mC : mH : mO : mN = 45 : 7,5 : 30 : 17,5

=> nC : nH : nO : nN = 6 : 12 : 3 : 2

CTĐ nhất và cũng là CTPT của X là C6H12O3N2

Khi đốt : nX = nN2 = 0,01 mol ( 224 ml khí thoát ra chính là N2 )

=> nCO2 = 0,06 mol

Trong Y có : nKOH = 0,008 mol ; nCa(OH)2 = 0,05 mol

=>nCO32- = nOH- - nCO2 = 0,108 – 0,06 = 0,048 mol

Và nHCO3- = nCO2 - nCO32- = 0,012 mol

=>thu được kết tủa là 0,048 mol CaCO3

=>Trong dung dịch sau chỉ còn 0,008 mol KHCO3 ; 0,002 mol Ca(HCO3)2

=>Sau cô cạn thì muối chuyển thành 0,04 mol K2CO3 và 0,002 mol CaCO3

=> m = 0,752g gần nhất với giá trị 0,8g

=>B


Câu 17:

23/07/2024

Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit A và B (MA<MB) có tổng số mol là 0,05 mol, chỉ chứa tối đa 2 nhóm –COOH (cho mỗi axit). Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với 56 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Sau phản ứng phải dùng 6 ml dung dịch NaOH 1M để trung hòa hết với H2SO4 dư. Nếu lấy ½ hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 25 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,26 gam muối. Thành phần % khối lượng của aminoaxit B trong m gam hỗn hợp X là

Xem đáp án

Ta có nNaOH = 0,006 mol ; nH2SO4 = 0,028 mol

=>nH2SO4 phản ứng X = 0,05 mol = nX

=>các amino axit trong X chỉ chứa 1 nhóm NH2.

+/ Xét ½ X có số mol 0,025 . nBa(OH)2 = 0,015 mol

=>Lượng OH- trung hòa ½ X là 0,03 mol > 0,025

=>Trong X có 1 amino axit có 1 nhóm COOH ; axit còn lại có 2 nhóm COOH

=> naa có 2 nhóm COOH = 0,005 mol ; naa có 1 nhóm COOH = 0,02 mol

Đặt CT 2 amino axit là R1(NH2)(COOH) ; R2(NH2)(COOH)2

=>Tạo muối với Ba(OH)2 và nH2O = nOH- = 0,03 mol

Bảo toàn Khối lượng : m1/2 X= 2,235g

=> 0,02.( R1 + 61) + 0,005.(R2 + 106) = 2,235

=> 4R1 + R2 = 97

=>R1 = 14 (CH2) và R2 = 41 ( C3H5) TM

=> Do MB > MA => B là NH2-C3H5-(COOH)2

=>%mM(X) = 32,89%

=>D


Câu 22:

20/07/2024

Hai hợp chất thơm (X) và (Y) đều có công thức phân tử CnH2n-8O2. Hơi (Y) có khối lượng riêng 5,447 gam/lít (đktc). (X) có khả năng phản ứng với kim loại Na giải phóng H2 và có phản ứng tráng gương. (Y) phản ứng được với Na2CO3 giải phóng khí CO2. Nhận xét nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

My = 122g => n = 7 => Y là C7H6O2 .Y phản ứng được với Na2CO3

=> Y phải là phenol hoặc axit đơn chức

=>C và D loại .

Do X phản ứng được cả Na và tráng gương nên X vừa phải có nhóm CHO vừa phải có nhóm OH đính vào vòng

=>X phải là tạp chức ; không phải đa chức vì trong X chỉ có 2 Oxi => chỉ có 1 nhòm CHO và 1 nhóm OH

=>Loại B

=>A đúng

=>A


Câu 23:

23/07/2024

Cho các phát biểu sau:

(1) Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.

(2) Các ankylbenzen đều làm mất màu nước brom và dung dịch thuốc tím.

(3) Vinylbenzen, vinylaxetilen, vinyl axetat, vinyl clorua đều có thể tham gia phản ứng trùng hợp.

(4) Các dung dịch: etylen glicol, glixerol, glucozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.

(5) Toluen, axeton, axit axetic, phenol đều làm đổi màu quỳ tím ẩm.  

Những phát biểu đúng là:

Xem đáp án

(1) Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.

     =>Đúng.

(2) Các ankylbenzen đều làm mất màu nước brom và dung dịch thuốc tím.

     => Sai. Các chất này không thể phản ứng với nước Brom và thuốc tím.

(3) Vinylbenzen, vinylaxetilen, vinyl axetat, vinyl clorua đều có thể tham gia phản ứng trùng hợp.

     => Đúng.

(4) Các dung dịch: etylen glicol, glixerol, glucozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.

     =>Đúng. Các chất này có các nhóm OH kề nhau nên có thể hòa tan Cu(OH)2

(5) Toluen, axeton, axit axetic, phenol đều làm đổi màu quỳ tím ẩm. 

     =>Sai. Do chỉ có acid acetic làm đổi màu quì tím.

=>Có 3 ý đúng (1);(3);(4)

=>D


Câu 24:

16/07/2024

Cho các phát biểu sau:

       (a) Este là những hợp chất hữu cơ đơn chức có chứa nhóm cacboxylat.

   (b) Chất béo là trieste của glixerol với axit monocacboxylic no hoặc không no.

   (c) Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit ađipic.

   (d) Ancol là hợp chất hữu cơ có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.

Số phát biểu không đúng

Xem đáp án

(a) Este là những hợp chất hữu cơ đơn chức có chứa nhóm cacboxylat.

          => Sai. Este có thể đa chức và chứa nhóm Cacboxyl ; không phải cacboxylat.

   (b) Chất béo là trieste của glixerol với axit monocacboxylic no hoặc không no.

     => Sai. Do axit phải là  axit béo .

   (c) Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit ađipic.

     => Sai. Xà phòng là muối của axit béo ; Không phải của axit adipic.

   (d) Ancol là hợp chất hữu cơ có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.

     => Đúng.

=>Có 3 ý sai.

=>B


Câu 25:

30/06/2024

H3PO3 là axit hai lần axit, vậy hợp chất Na2HPO3 là:

Xem đáp án

Na2HPO3 là muối trung hòa.

=>B


Câu 27:

21/07/2024

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H11Cl. Từ X có thể điều chế chất hữu cơ F theo sơ đồ sau:

 X → Y(ancol bậc 1) → Z → T(ancol bậc 2) → E → F(ancol bậc 3).

Tên thay thế của X là

Xem đáp án

Do có thể điều chế ancol từ bậc 1 đến bậc 3

=> X phải có CT là : CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-Cl

=>Tên gọi :  1-clo-3metylbutan

=>D


Câu 28:

10/07/2024

Thực hiện các thí nghiệm sau:

  (1) Cho Ba kim loại vào dung dịch Cu(NO3)2;                      

  (2) Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH, đun nóng.

  (3) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3;               

  (4) Sục khí axetilen vào dung dịch KMnO4.

  (5) Cho dung dịch Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng;  

  (6) Cho nhôm cacbua (Al4C3) vào nước.

Số thí nghiệm tạo ra kết tủa sau phản ứng là

Xem đáp án

(1) Cho Ba kim loại vào dung dịch Cu(NO3)2

     ( tạo Cu(OH)2 )

(3) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3;

     ( tạo AgCl )

(4) Sục khí axetilen vào dung dịch KMnO4.

    ( phản ứng OXH-K tạo MnO2 )

(5) Cho dung dịch Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng;       

    ( Na2S2O3 + 2H+ → 2Na+ + S + SO2 + H2O )

(6) Cho nhôm cacbua (Al4C3) vào nước.

    ( tạo Al(OH)3 )

Có 5 TN thỏa mãn

=>B


Câu 29:

19/07/2024

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất:

Xem đáp án

Do các chất có M xấp xỉ nhau nên ta xét đến khả năng tạo liên kết H

=>(CH3)3N yếu nhất trong khả năng này

=>Có nhiệt độ sôi thấp nhất

=>D


Câu 30:

26/06/2024

Khi thủy phân hoàn toàn 0,02 mol peptit A mạch hở (được tạo bởi các amino axit chỉ có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH) bằng dung dịch NaOH (dư 40% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng tăng so với khối lượng A ban đầu là 8,60 gam. Số liên kết peptit có trong A là

Xem đáp án

Gọi số liên kết peptit là x.

=>nNaOH phản ứng  = (x + 1).0,02 mol  và nH2O = 0,02 mol

=>nNaOH dùng = (x + 1).0,02. 140/100 = (x+1).0,028 (mol)

mtăng = mrắn – mA = mNaOH dùng – mH2O ( theo bảo toàn khối lượng )

=> 8,6 = (x+1).0,028.40 – 0,02.18

=>x = 7

=>A


Câu 31:

19/07/2024

Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên. Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình là 20% thì để điều chế 1 tấn PVC phải cần một thể tích khí thiên nhiên (xem khí thiên nhiên chứa 85% metan) là:

Xem đáp án

Sơ đồ phản ứng : 2nCH4 → nC2H2 → nC2H3Cl→ (-CH2-CHCl-)n

Cứ (16.2n) g CH4 tạo ra (62, 5.n) g PVC theo lý thuyết

=> Để tạo 1 tấn PVC cần 0,512 tấn CH4

Mà H = 20%  => Khối lượng CH4 thực tế phải dùng là : 2,56 tấn

=> nCH4 = 0,16 tấn mol => nKhí thiên nhiên = 0,188 tấn mol

=> V = 4216,47 m3

=>D


Câu 32:

03/07/2024

Hợp chất C6H5NHC2H5 có tên thay thế là

Xem đáp án

C6H5NHC2H5 có tên thay thế là : N-etylbenzenamin

=>A


Câu 33:

23/07/2024

Cho các phát biểu:

  (a) Glucozơ và mantozơ đều có cả tính oxi hoá và tính khử.

  (b) Tất cả các este đều không tham gia phản ứng tráng bạc.

  (c) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

  (d) Triolein và trilinolein là 2 chất đồng phân.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

(a) Glucozơ và mantozơ đều có cả tính oxi hoá và tính khử.

     => Đúng. Do cả 2 đều có nhóm OH hemiacetal hoạt động.

  (b) Tất cả các este đều không tham gia phản ứng tráng bạc.

     =>Sai. Este của axit fomic có tham gia phản ứng tráng bạc.

  (c) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

     => Đúng

  (d) Triolein và trilinolein là 2 chất đồng phân.

     => Sai. Chúng có CTPT khác nhau

=>Có 2 ý đúng

=>B


Câu 34:

12/07/2024

Hòa tan hoàn toàn 26 gam hỗn hợp rắn gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO, Fe trong 910 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch X và giải phóng 4,368 lít H2 (đkc). Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị m là:

Xem đáp án

Qui hỗn hợp về dạng : x mol Fe ; y mol FeO ; z mol Fe2O3

=> mhh = 56x + 72y + 160z = 26 (1)

Có nHCl = 2x + 2y + 6z = 0,91 mol (2)

Và nH2 = nFe = x = 0,195 mol (3)

Từ (1) ; (2) ; (3) => y = z = 0,065 mol

=> Khi nung kết tủa thì sản phẩm chỉ còn Fe2O3

Bảo toàn Fe : nFe2O3 = ½ nFe(hh đầu) = ½ . ( x + y + 2z) = 0,195 mol

=>m = 31,2g

=>B


Câu 35:

03/07/2024

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A. Oxi hóa glucozơ cũng như fructozơ bằng hiđro (Ni, toC) đều thu được sobitol.

     =>Sai. Phải là Khử bằng Hidro.

B. Trong công nghiệp điều chế glucozơ bằng cách thủy phân tinh bột trong môi trường kiềm.

     => Sai. Thủy phân trong môi trường axit.

C. Thủy phân đến cùng sacarozơ, tinh bột, xenlulozơ chỉ thu được glucozơ.

     =>Sai. Thủy phân Saccarose còn tạo ra Fructose

D. Nhiệt độ nóng chảy của α-glucozơ thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của β-glucozơ.

     =>Đúng.

=>D


Câu 36:

26/06/2024

Cho m gam hỗn hợp X gồm vinylaxetilen (amol) và anđehit acrilic (b mol) tác dụng vừa đủ với 170 ml dung dịch Br2 2M. Mặt khác, m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 26,82 gam kết tủa. Trong m gam hỗn hợp X có tỉ lệ a so với b là

Xem đáp án

X có a mol CHC-CH=CH2 và b mol CH2=CH-CHO

Khi phản ứng với Br2 : nBr2 = 3a + 2b = 0,34 mol

Khi phản ứng với AgNO3/NH3 thu được : a mol AgCC-CH=CH2 và 2b mol Ag

=> mkết tủa = 159a + 216b = 26,82g

=> a = 0,06 mol ; b = 0,08 mol

=> a : b  = 3 : 4

=>A


Câu 38:

15/07/2024

Hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO (tỉ lệ mol tương ứng là 3:2) trong lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện không đổi 5A, đến khi khối lượng dung dịch giảm 11,18 gam thì dừng điện phân và thu được dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,1M trong H2SO4 loãng. Giá trị của V là

Xem đáp án

Trong X có : nFe3O4 = 0,03 mol ; nCuO = 0,02 mol

Khi phản ứng với HCl vừa đủ thì trong dung dịch có :

0,02 mol Cu2+ ; 0,03 mol Fe2+ ; 0,06 mol Fe3+ ; 0,28 mol Cl- .

Khi điện phân :

     +/ Anot : 2Cl- → Cl2 + 2e

     +/ Catot : Fe3+ + 1e → Fe2+ (1)

                   Cu2+ + 2e → Cu   (2)

                   Fe2+ + 2e → Fe    (3)

Nếu dung dịch chỉ giảm khối lượng vì Cl2 bay ra , chỉ xảy ra (1) ở Catot

=> ne trao đổi = 0,06 mol => mCl2  = 2.13g < 11,18g =>Loại

Nếu (10 và (20 xảy ra vừa đủ => ne trao đổi = 0,1 mol

=> mgiảm = mCl2 + mCu = 4,83g < 11,18 =>Loại

Vậy xảy ra cả (1) ; (2) ; (3)

Đặt nFe2+ phản ứng = a mol

=> ne trao đổi = (0,1 + 2a) mol => nCl2 = (0,05 + a) mol

=>mGiảm = 0,02.64 + 56a + 71.(0,05 + a) = 11,18

=> a = 0,05 mol

=>nFe2+ dư = 0,03 + 0,06 – 0,05 = 0,04 mol

Khi phản ứng với KMnO4 tạo MnSO4 ; Fe2+ bị OXH thành Fe3+

Bảo toàn e : nFe2+ = 5nKMnO4 => 0,04 = 5.0,1V

=>V = 0,08 l = 80 ml

=>B


Câu 39:

18/07/2024

X là một anđehit mạch hở có số nguyên tử cacbon trong phân tử nhỏ hơn 4. Cho 1 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 2 mol Ag. Mặt khác, 1 mol X phản ứng tối đa với 2 mol H2 (Ni, toC). Phân tử khối của X là

Xem đáp án

1 mol X tráng bạc tạo 2 mol Ag => X có 1 nhóm CHO

1 mol X phản ứng tối đa với 2 mol H2 => X có 2 liên kết pi

=>X có 1 liên kết đôi ở gốc hidrocacbon. Mà số C trong X < 4

=>X phải là : CH2=CH-CHO 

=>MX = 56

=>D


Câu 40:

22/07/2024

Cho 13,7 gam Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X vào 100 ml dung dịch FeSO4 0,7M thu được kết tủa Y để trong không khí đến khối lượng không đổi được kết tủa F. Khối lượng kết tủa F có giá trị là

Xem đáp án

Có nBa = 0,1 mol ; nHCl = 0,1 mol

=>Khi phản ứng : nBaCl2 = 0,05 mol ; nBa(OH)2 = 0,05 mol

Có nFeSO4 = 0,07 mol

=>Kết tủa gồm : 0,07 mol BaSO4 và 0,05 mol Fe(OH)2

=> Khi nung nóng ngoài không khí : F gồm 0,07 mol BaSO4 và 0,025 mol Fe2O3

=> mF = 20,31gam

=>D


Câu 41:

04/07/2024

Trong các phát biểu sau về nước cứng, phát biểu nào không đúng ?

Xem đáp án

A. Nước chứa ít Ca2+, Mg2+ hay không có chứa 2 loại ion này là nước mềm.

     =>Đúng.

B. Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ là nước cứng.

     =>Đúng

C. Nước cứng có chứa đồng thời các ion HCO3-, SO42-, Cl- là nước cứng toàn phần.

     =>Đúng

D. Nước có chứa Cl- hay SO42- hoặc cả 2 loại ion này là nước cứng tạm thời.

         =>Sai. Nước cứng tạm thời chứa anion HCO3- .

=>D


Câu 43:

19/07/2024

Cho các cân bằng sau:

(1) 2SO2(k) +O2(k)xt,to2SO3(k)

(2) N2(k)+3H2(k)xt,to2NH3(k)

(3) CO2(k)+H2xt,toCO(k)+H2O(k)

(4) 2HI(k)xt,toH2(k)+I2(k)

(5) CH3COOH(l)+C2H5OHxt,toCH3COOC2H5(l)+H2O(l)

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều thường không bị chuyển dịch là

Xem đáp án

Các cân bằng có tổng số mol các chất khí tham gia bằng sản phẩm thì không chịu sự ảnh hưởng của áp suất về sự dịch chuyển cân bằng.

=>Cac cân bằng đó là : (3) ; (4) ; (5)

=>C


Câu 44:

26/06/2024

Có 4 lọ đựng 4 dung dịch mất nhãn là: AlCl3, NaNO3, K2SO4, NH4NO3. Chỉ được phép dùng một chất làm thuốc thử để phân biệt thì có thể chọn chất nào trong các chất sau đây?

Xem đáp án

Dùng Ba(OH)2 vì :

     +/ AlCl3 : tạo kết tủa keo Al(OH)3 ; sau đó kết tủa tan .

     +/ NaNO3 : không hiện tượng.

     +/ K2SO4 : tạo kết tủa trắng BaSO4.

     +/ NH4NO3 : tạo khí mùi khai.

=>C


Câu 45:

20/07/2024

Hợp chất A có công thức phân tử  C4H6Cl2O2. Cho 0,1 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch có chứa 0,3 mol NaOH, thu được dung dịch hỗn hợp trong đó có hai chất hữu cơ gồm ancol etylic và chất hữu cơ X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Khối lượng m là:

Xem đáp án

A phản ứng với NaOH tỉ lệ mol 1 : 3 thu được ancol etylic

=> A có nhóm chức este COO- và không phải axit

=>A có CT là : (Cl)2CHCOOC2H5

=> sản phẩm rắn sau cô cạn gồm : 0,2 mol NaCl ; 0, 1 mol OHC-COONa

=> m = 21,3 g

=>D


Câu 46:

19/07/2024

Khi điều chế Na trong công nghiệp người ta dùng hỗn hợp gồm 2 phần NaCl và 3 phần CaCl2 về khối lượng với mục đích chính là

Xem đáp án

Mục đích là để giảm nhiệt độ nóng chảy của NaCl xuống, từ đó tiết kiệm năng lượng vào tăng lượng Na được điều chế.

=>C


Câu 47:

07/07/2024

Cho 17,08 gam một axit cacboxylic X đơn chức mạch hở tác dụng với 140 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 26,128 gam chất rắn khan. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về X

Xem đáp án

Mục đích là để giảm nhiệt độ nóng chảy của NaCl xuống, từ đó tiết kiệm năng lượng vào tăng lượng Na được điều chế.

=>C


Câu 49:

13/07/2024

Hai nguyên tố X, Y thuộc 2 ô liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt mang điện trong cả 2 nguyên tử X và Y là 66 (biết ZX< ZY). Hai nguyên tố X và Y lần lượt là

Xem đáp án

Do X và Y liên tiếp trong bảng tuần hoàn => pY – pX = 1

Mà : (pX + eX ) + (pY + eY)= 66  => pX + pY = 33

=> pX = 16 ( S ) ; pY = 17 ( Cl )

=>A


Câu 50:

20/07/2024

Đốt cháy hoàn toàn 9,44 gam hỗn hợp E gồm một axit cacboxylic X không no đơn chức có 1 liên kết đôi (C=C) và một ancol đơn chức Y đã thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Mặt khác, tiến hành este hóa hỗn hợp E trong điều kiện thích hợp với hiệu suất bằng 60% thì thu được m gam este F. Giá trị của m là

Xem đáp án

Có nCO2 = 0,4 mol ;nH2O = 0,4 mol

Do nCO2 = nH2O ; Mà axit có 2 pi trong phân tử

=> ancol phải no và số mol X và Y bằng nhau và giả sử = x mol

Bảo toàn khối lượng : mO2 + mE = mCO2 + mH2O

=> nO2 = 0,48 mol

Bảo toàn O : nO(E) = 2x + x = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,24 mol

=> x= 0,08 mol

=> số C trung bình = 2,5. Mà X phải có số C >2

=> Y phải là CH3OH hoặc C2H5OH.

Có mE = 0,08.MX + 0,08.MY

=>MX +MY = 118

+/ Y là CH3OH => MX = 86 => X là  C3H5COOH

+/ Y là C2H5OH => MX = 72 => X là C2H3COOH

Ta thấy xét cả 2 trường hợp thì đều tạo este có CTPT là : C5H8O2

=> nEste = 0,6.0,08 = 0,048 mol

=> m = 4,8g

=>B


Bắt đầu thi ngay