Đề kiểm tra học kì 2 Giáo dục công dân 7 Cánh diều có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Giáo dục công dân 7 Cánh diều có đáp án- Đề 1
-
994 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
29/10/2024Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: D sai vì Xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường là hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường
=> A, B, C đều là tệ nạn xã hội
*Tìm hiểu thêm: "Hậu quả của tệ nạn xã hội"
- Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người.
- Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.
- Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; chuẩn mực đạo đức; thuần phong mĩ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước.
Hạnh phúc gia đình tan vỡ |
Xã hội trở nên thiếu an toàn |
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Giáo Dục Công Dân 7 Bài 10: Tệ nạn xã hội
Câu 2:
20/07/2024Đối với cộng đồng xã hội, tệ nạn xã hội để lại hậu quả nào sau đây?
Chọn đáp án C
Câu 3:
19/07/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?
Chọn đáp án A
Câu 4:
21/07/2024Một số bạn trong lớp của H đã xem các video về đánh bài ăn tiền trên mạng xã hội. Do tò mò, các bạn đã rủ H cùng tụ tập chơi bài, nếu ai thua sẽ phải chịu phạt 5.000 đồng. Nếu là H, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
Chọn đáp án D
Câu 6:
23/07/2024Nhân vật nào dưới đây đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
Chọn đáp án B
Câu 7:
20/07/2024Luật Trẻ em năm 2016 không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
Chọn đáp án C
Câu 8:
11/10/2024Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về tệ nạn cờ bạc?
Đáp án đúng là A
Cờ bạc là bác thằng bần : Cờ bạc chưa có sự công nhận và ủng hộ của nhiều người. Họ quan niệm đánh bạc không phải con đường làm giàu, trái lại còn gây nợ nần chồng chất.
* Tìm hiểu thêm về "Cờ bạc là bác thằng bần"
Có thể thấy, cờ bạc chưa có sự công nhận và ủng hộ của nhiều người. Họ quan niệm đánh bạc không phải con đường làm giàu, trái lại còn gây nợ nần chồng chất.
Người đánh bài cần hiểu rõ tục ngữ Cờ bạc là bác thằng bần để biết điểm dừng hợp lý. Tuyệt đối không sa đà nghiện ngập dẫn đến nhiều hệ luỵ sau này.
Thực chất, nghĩa đen của câu nói hay về cờ bạc này vô cùng đơn giản, ai đọc cũng hiểu. Người xưa sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hoá để khẳng định chắc nịch vấn đề bài bạc.
“Bác” ở đây nói đến vai vế trong gia đình, xã hội, có chức vị lớn. “Bần” chỉ sự nghèo khổ, tằn tiện, đứng ở tầng lớp thấp hèn.
Vì thế, “Bác thằng bần” hẳn ám chỉ việc nghèo hơn chữ nghèo. Cờ bạc so sánh với bác thằng bần chỉ rõ tương lai mờ mịt của người có máu đỏ đen.
Nghĩa câu Cờ bạc là bác thằng bần khẳng định chơi đỏ đen không phải cách kiếm tiền lâu dài. Bộ môn này chỉ thích hợp để giải trí thay vì xem chúng là nguồn thu nhập chính.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Giáo Dục Công Dân 7 Bài 11: Thực hiện phòng chống, tệ nạn xã hội
Câu 9:
19/07/2024Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp: Ông A mở dịch vụ Karaoke nhưng lợi dụng để tổ chức hoạt động mại dâm. Thấy C là học sinh THCS (lớp 9) xinh đẹp, lại ham chơi, hay bỏ học nên ông A đã dụ dỗ C tham gia vào đường dây mại dâm của mình. Khi C đồng ý, ông A ngay lập tức liên lạc với đối tượng có nhu cầu để: thỏa thuận giá cả, sắp xếp thời gian cho C và đối tượng đó gặp nhau.
Câu hỏi: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hành vi vi phạm pháp luật của ông A?
Chọn đáp án D
Câu 10:
19/07/2024Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật được gọi là gì?
Chọn đáp án C
Câu 11:
19/07/2024Nhân vật nào dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?
Chọn đáp án C
Câu 12:
19/07/2024Theo quy định của pháp luật, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào đối với con cái?
Chọn đáp án C
Câu 14:
19/07/2024Câu ca dao nào sau đây không nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
Chọn đáp án B
Câu 15:
22/07/2024Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?
Tình huống. Ông nội của P đã già, ông bị đau lưng, đi lại khó khăn, trong lúc lên bậc thềm ông bị ngã không dậy được. P nhìn thấy nhưng do giận ông thường dạy bảo nghiêm khắc nên không đỡ ông dậy mà bỏ đi chơi.
Chọn đáp án C
Câu 16:
21/07/2024G là con trai duy nhất trong gia đình nên được bố mẹ chiều chuộng. Bố mẹ thường nói với G rằng: Con chỉ cần học giỏi, những việc khác đã có bố mẹ lo. Do được nuông chiều, nên dần dần G sinh ra tính ỷ lại, lười biếng và không nghe mời bố mẹ. Bố mẹ G rất buồn, nhưng vì thương con nên không trách mắng G.
Câu hỏi: Trong tình huống trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?
Chọn đáp án C
Câu 17:
21/07/2024- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Các loại tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm: ma túy, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan,…
Câu 18:
19/07/2024Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- Ý kiến A. Mỗi một gia đình tốt là sẽ là một tế bào lành mạnh cho xã hội.
- Ý kiến B. Gia đình là nơi bố mẹ yêu thương, chiều chuộng con vô điều kiện.
- Ý kiến C. Xã hội tiến bộ sẽ góp phần thúc đẩy mỗi người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.
- Ý kiến D. Chăm sóc con cái là việc của gia đình, còn dạy dỗ là việc của nhà trường.
- Tán thành với các ý kiến: A, C. Vì: những ý kiến này đã phản ánh đúng vai trò của gia đình đối với bản thân mỗi người và đối với xã hội.
- Không tán thành với các ý kiến: B, D. Vì:
+ Gia đình là nơi bố mẹ yêu thương con cái, nhưng không có nghĩa là sự yêu thương, chiều chuộng một cách vô điều kiện. Hành động nuông chiều thái quá dễ hình thành những thói quen xấu ở con cái, như: ỷ lại, ích kỉ,…
+ Gia đình cũng cần có trách nghiệm trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái.
Câu 19:
19/07/2024Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Ông D là hàng xóm của gia đình T thường xuyên tổ chức sử dụng ma tuý cho thanh niên trong thôn. Thấy T hay sang chơi, ông D đã dụ dỗ T cùng thử ma tuý. Trước hành vi của ông D, T kiên quyết từ chối không dùng thử nên bị ông D cho mấy người nghiện ngập đe doạ. Thấy T có biểu hiện lo lắng, qua trò chuyện, bố mẹ biết được hành vi của ông D đối với con mình nên đã tố giác với cơ quan công an.
Câu hỏi:
a) Em hãy nhận xét hành vi của ông D, T và bố mẹ T
- Yêu cầu a)
+ Hành vi của ông D đã vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy. Vì, ông D đã: tổ chức sử dụng ma túy; cưỡng ép người khác sử dụng ma túy
+ Hành vi của T và bố mẹ là đúng, thể hiện rõ trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.
Câu 20:
23/07/2024b) Có ý kiến cho rằng, hành vi của ông D chỉ bị xử phạt hành chính là không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
- Yêu cầu b) Em không đồng tình với ý kiến trên. Vì: theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi tổ chức sử dụng ma túy và lôi kéo, ép buộc người khác sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).
Bài thi liên quan
-
Đề kiểm tra học kì 2 Giáo dục công dân 7 Cánh diều có đáp án- Đề 2
-
20 câu hỏi
-
50 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Đề kiểm tra học kì 2 Giáo dục công dân 7 Cánh diều có đáp án (993 lượt thi)
- Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Giáo dục công dân 7 Cánh diều có đáp án (677 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 có đáp án (406 lượt thi)
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 GDCD 7 có đáp án (337 lượt thi)