Trang chủ Lớp 7 Văn Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)

  • 6520 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

23/07/2024
Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy?
Xem đáp án

- Các câu trên cùng sử dụng biện pháp tu từ: điệp ngữ (điệp cấu trúc)

- Trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy bởi tục ngữ là những sáng tác dân gian nhằm thể hiện kinh nghiệm đời sống nên sử dụng phép tu từ này sẽ có tác dụng hiệu quả trong nhấn mạnh, tạo ấn tượng, liên tưởng, cảm xúc, tạo nhịp điệu dễ thuộc, dễ nhớ nên nhân dân (ngay cả người lao động) cũng có thể thuận lợi nhớ và áp dụng.

Câu 3:

20/07/2024

Giải thích ý nghĩa câu: ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Xem đáp án
- Ý nghĩa câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”: Dựa trên cơ sở quan sát và trải nghiệm thực tế, câu tục ngữ đưa đến một kinh nghiệm về thời gian: mùa hè ngày dài đêm ngắn hơn, mùa đông ngày ngắn đêm dài hơn giúp con người có ý thức chủ động để sử dụng thời gian hợp lí cho công việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm.

Câu 4:

20/07/2024

Những kinh nghiệm nhân dân đúc rút trong các câu tục ngữ trên có thể áp dụng trong cuộc sống ngày nay không? Vì sao?

Xem đáp án

HS trả lời đảm bảo các ý sau:

- Những kinh nghiệm trên còn áp dụng được trong cuộc sống ngày nay.

- Giải thích: những câu tục ngữ được đúc rút từ những kinh nghiệm sống thực tiễn, thiện hiện kinh nghiệm trong thiên nhiên, lao động sản xuất,…

Câu 5:

22/07/2024
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) trình bày về câu tục ngữ mà em ấn tượng nhất.
Xem đáp án

- HS chọn câu tục ngữ bất kì.

- HS nêu được lí do chọn:

+ Ấn tượng về bài học qua câu tục ngữ

+ Ấn tượng về nghệ thuật: biện pháp tu từ, gieo vần, nhịp,…

Câu 6:

20/07/2024

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

Xem đáp án

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Nguồn: nghĩa đen là thượng nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông, nghĩa bóng ở đây là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người.

- Câu tục ngữ khuyên nhủ con người sống trong thời buổi hiện nay được hưởng nền độc lập, thành tựu thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển.

b. Phân tích

- Không có đất nước nào tự nhiên giàu đẹp, có sẵn những giá trị cốt lõi, tất cả là công sức lao động, sáng tạo của bao thế hệ đi trước, chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành tựu đó bằng những tình cảm tốt đẹp nhất và cố gắng học tập, lao động để xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn.

- Tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.

- Một đất nước mà con người hiểu, biết ơn những giá trị mà bản thân mình được hưởng sẽ là một đất nước phát triển bền vững trên cơ sở của lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương "Uống nước nhớ nguồn" để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống vô ơn, người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc. Lại có những người coi những gì đất nước mình đang có là những điều có sẵn không cần phải cố gắng gây dựng, bảo vệ,… đây là những suy nghĩ lệch lạc mà chúng ta cần bài trừ.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Bắt đầu thi ngay