Trang chủ Lớp 7 Văn Đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)

  • 13104 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

- Chết trong còn hơn sống đục.

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Thương người như thể thương thân.

- Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào? Trình bày khái niệm của thể loại văn học đó.

Xem đáp án

- Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại tục ngữ về kinh nghiệm sống, phẩm chất, đạo đức sống.

- Khái niệm tục ngữ: là những câu nói ngắn gọn, đúc rút kinh nghiệm của dân gian, của nhân dân lao động sản xuất về lối sống, về đời sống và kinh nghiệm sản xuất, trồng trọt. Tục ngữ có hình thức ngắn gọn, súc tích, có thể truyền miệng

Câu 3:

Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên.
Xem đáp án

- Câu 1: biện pháp so sánh qua từ "hơn". Chết trong vinh quang, trong sạch còn hơn sống trong tội lỗi, bẩn thỉu

- Câu 2: biện pháp ẩn dụ qua từ "đói, sạch, rách, thơm". Dù trong hoàn cảnh nào thì con người cũng cần sống trong trong sạch, giữ gìn nhân phẩm của chính bản thân mình

- Câu 3: biện pháp so sánh "như". Ta cần yêu thương người khác như yêu thương chính mình

- Câu 4: Biện pháp liệt kê và biện pháp điệp ngữ "học". Con người cần học nhiều thứ và học từ những thứ cơ bản trở đi

Câu 4:

Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơ”.
Xem đáp án
Câu tục ngữ này có ý nghĩa là dù trong hoàn cảnh nào thì con người vẫn luôn cần giữ gìn và bảo toàn nhân phẩm, danh dự và nhân cách của chính bản thân mình. Hình ảnh ẩn dụ "đói, rách" ẩn dụ cho những hoàn cảnh khó khăn mà con người gặp phải trong cuộc sống. Hình ảnh "sạch, thơm" ẩn dụ cho việc sống trong sạch, bảo toàn danh dự nhân phẩm của chính bản thân mình. Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích đã truyền tải được thông điệp tốt đẹp về việc bảo toàn danh dự, nhân phẩm, sống có tự trọng dù trong hoàn cảnh nào

Câu 6:

Theo em, trong câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, muốn nhắc nhở chúng ta cần học những điều gì? Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày ý nghĩa của câu tục ngữ đó.
Xem đáp án

HS giải thích và trình bày ý nghĩa câu tục ngữ.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Giải thích: câu tục ngữ nhắc nhở người ta phải học hỏi nhiều điều trong cuộc sống, xã hội thực tế để hoàn thiện bản thân. Học ăn học nói là học cách ăn uống hợp vệ sinh, nói năng lịch sự, rõ ràng, học gói, học mở là thể hiện sự thành thạo, khéo léo.

- Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, giản dị nhưng ẩn chứa bài học về cách ứng xử sao cho chuẩn mực của con người trong cuộc sống.

Câu 7:

Em viết một bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em yêu quý.

Xem đáp án
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: mở bài, thân bài và kết bài.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu đôi nét về nhân vật.

- Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

- Kể diễn biến của sự việc, lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả.

- Nêu ý nghĩa của sự việc.

- Nêu suy nghĩ và ấn tượng của em về sự việc
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

Bắt đầu thi ngay