Trang chủ Lớp 10 Văn Đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 có đáp án

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 có đáp án

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 có đáp án- Đề 2

  • 531 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.

           Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

           Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.

 (Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Xem đáp án
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2:

23/07/2024
Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?
Xem đáp án
- Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.

Câu 3:

20/07/2024

Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?

Xem đáp án

- Trong đoạn văn, từ ngữ “bản lĩnh”, “mục tiêu”, “phương pháp” được lặp lại nhiều lần.

- Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề. 

Câu 4:

22/07/2024

Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh"?

Xem đáp án
- Tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh" vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh...

Câu 5:

20/07/2024
Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?
Xem đáp án

- HS nêu được những suy nghĩ của mình về cách rèn luyện bản lĩnh sống.

- Gợi ý:

+ Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng

+ Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

+ Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực

+ Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

Câu 6:

23/07/2024

       Đọc bài thơ:

                                                       BÀI HỌC ĐẦU CỦA CON

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều

 

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

 

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

 

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

 

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

 

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ...

                                                        (Đỗ Trung Quân)

        Thực hiện yêu cầu: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

 Tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Tình yêu quê hương giản dị, mộc mạc, sâu lắng:

+ Quê hương là nơi gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ

+ Quê hương gắn liền với những tình cảm ruột rà

- Nghệ thuật: Điệp, câu hỏi tu từ, hình ảnh giàu sức gợi, nhịp điệu….

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2,5 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 2,0 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

Đánh giá:

+ Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, cao quý… 

+ Vẻ đẹp nghệ thuật thơ Đỗ Trung Quân.

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

- Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.


Bắt đầu thi ngay