Trang chủ Lớp 11 Giáo dục công dân Đề kiểm tra GDCD 11 giữa học kì 1 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra GDCD 11 giữa học kì 1 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra GDCD 11 giữa học kì I (đề 2)

  • 844 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

19/07/2024

Hàng hoá có những thuộc tính nào sau đây?


Câu 3:

18/07/2024

Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội, từ đó giúp con người ngày càng


Câu 6:

19/07/2024

Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua


Câu 7:

19/07/2024

Những nội dung nào sau đây không phải là chức năng của tiền tệ?


Câu 10:

19/07/2024
Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác gọi là

Câu 11:

19/07/2024
Những nội dung nào sau đây không phải là yếu tố của tư liệu lao động?

Câu 13:

20/07/2024

Trong tư liệu lao động, yếu tố quan trọng nhất là


Câu 14:

19/07/2024

Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với


Câu 15:

19/07/2024

Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải


Câu 16:

22/07/2024
Yếu tố nào sau đây không thuộc tư liệu lao động?

Câu 17:

21/07/2024
Ông A là giám đốc công ty X, muốn tăng năng suất lao động thông qua việc nâng cao sức lao động của công nhân.

Câu 20:

17/07/2024

Hiện tượng sale hay “xả hàng” hiện nay của nhiều cửa hàng thể hiện họ đã vận dụng tốt


Câu 21:

20/07/2024

Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng hóa?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hàng hóa cần phải có tính chất có thể trao đổi, có giá trị sử dụng và được sản xuất đại trà theo quy trình thị trường để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.

D đúng 

- A sai vì do lao động tạo ra sản phẩm, biến một nguyên liệu thành hàng hoá có giá trị và có thể trao đổi trên thị trường. Quá trình lao động này là yếu tố cơ bản quyết định sự hình thành của hàng hoá.

- B sai vì thông qua quá trình trao đổi và mua bán, một vật phẩm nhận được giá trị xác định và được công nhận như là một hàng hoá. Sự cần thiết của sự trao đổi làm cho sản phẩm có thể được chuyển đổi từ một đơn vị sản xuất thành một đối tượng thương mại.

- C sai vì công dụng nhất định của một vật phẩm có nghĩa là nó có khả năng đáp ứng nhu cầu hoặc mong đợi của người tiêu dùng. Điều này là cơ sở để vật phẩm trở thành một hàng hoá được sử dụng trong quá trình trao đổi thương mại.

*) Hàng hóa

a. Hàng hóa là gì

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.

Lý thuyết Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

Một số loại hàng hóa

- Ba điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa:

+ Do lao động tạo ra.

+ Có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

+ Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua – bán.

- Các dạng tồn tại :

+ Dạng vật thể (hữu hình).

+ Dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ).

b. Hai thuộc tính của hàng hóa

- Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

- Giá trị của hàng hóa:

+ Được biểu hiện ra bên ngoài thông qua giá trị trao đổi của nó.

+ Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

=> Hàng hóa là sự thống nhất của hai thộc tính: giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.


Câu 22:

13/10/2024
Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng cơ bản của thị trường?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Thị trường chủ yếu tập trung vào việc cung cấp thông tin, phân phối nguồn lực và điều tiết hoạt động sản xuất, tiêu dùng, trong khi kiểm định thường liên quan đến việc đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.

D đúng 

- A sai vì nó liên quan đến việc giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các bên, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế. Thông qua chức năng này, thị trường không chỉ tạo ra cơ hội cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng mà còn đảm bảo việc phân phối nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.

- B sai vì nó cung cấp dữ liệu về giá cả, xu hướng tiêu dùng và tình hình cung cầu, giúp các nhà sản xuất và người tiêu dùng đưa ra quyết định hợp lý. Thông tin chính xác và kịp thời từ thị trường không chỉ tăng cường tính minh bạch mà còn tạo điều kiện cho việc tối ưu hóa hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

- C sai vì nó giúp cân bằng cung và cầu thông qua việc xác định giá cả, từ đó hướng dẫn các quyết định sản xuất và tiêu dùng. Khi có sự thay đổi trong cung cầu, thị trường tự điều chỉnh giá để khuyến khích hoặc giảm bớt sản xuất, đảm bảo sự phân phối nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.

*) Chức năng của thị trường 

- Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa: giá trị sử dụng và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó.

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán, việc hàng hóa được sản xuất ra thì cần phải có người mua để tiêu thụ hàng hóa. Và chức năng này được biểu hiện thông qua việc hàng hóa có bán được hay không, và bán với giá như thế nào. Nếu hàng hóa bán được và bán với giá cả bằng giá trị, có nghĩa là xã hội không chỉ thừa nhận công dụng của nó, mà còn thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra nó là phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, và giá trị hàng hóa được thực hiện. Ngược lại, nếu hàng hóa không bán được thì hoặc là công dụng của hàng hóa không được thừa nhận, hoặc là do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của xã hội nên xã hội không chấp nhận, cũng có thể do chất lượng kém hoặc quy cách, mẫu mã không phù hợp... Nếu hàng hóa bán được với giá cả thấp hơn giá trị, có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận công dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó. Thị trường chỉ thừa nhận những hàng hóa, dịch vụ nếu nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. Những hàng hóa vô dụng, kém chất lượng, cung vượt qua cầu… thì sẽ không được thị trường chấp nhận.

 

- Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng. 

Chức năng này được biểu hiện thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hóa, giá cả,…Thị trường thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung - cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hóa, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất biết  để họ xem xét nên cung cấp sản phẩm hàng hóa nào, khối lượng bao nhiêu, khi nào, cho ai, ở đâu. Thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mặt hàng mình cần ở đâu nên chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình.

- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ buộc phải có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế. Sự vận động của các quy luật kinh tế của thị trường thông qua quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường sẽ dẫn đến chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của xã hội.


Câu 23:

19/07/2024

Do biết cách chọn giống và chăm sóc khoa học nên gà ở trang trại nhà bác K được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Bởi thế bác sản xuất ra đến đâu là tiêu thụ được đến đấy. Đối với sản phẩm gà nhà bác K, thị trường đã thực hiện chức năng nào sau đây?


Câu 25:

23/07/2024

Một trong những mặt tích cực của quy lụật giá trị là


Câu 27:

21/07/2024

Anh A trồng rau ở khu vực vùng nông thôn nên anh mang rau vào khu vực thành phố để bán vì giá cả ở đó cao hơn. Vậy việc làm của anh A chịu tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?


Câu 29:

23/07/2024
Phân tích tác động của quy luật giá trị đến sản xuất và lưu thông hàng hóa?
Xem đáp án

Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác động sau:

 - Tác động thứ nhất là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá:

Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:

+ Thứ nhất: Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.

+ Thứ hai: Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.

Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.

=>Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Tác động thứ hai là kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển:

+ Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết.

+ Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi.

+ Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm… nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất. Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn.

=>Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.

- Tác động thứ ba là có sự phân hoá giàu - nghèo giữa những nhà sản xuất hàng hoá:

+ Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.

+ Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.

=>Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Câu 30:

17/07/2024
Hàng hóa là gì? Nhà em đã có những sản phẩm nào đã trở thành hàng hóa? Vì sao?
Xem đáp án

- Khái niệm hàng hoá: Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.


- Nhà em đã có những sản phẩm nào đã trở thành hàng hóa như:  + Phần lúa gạo nhà em đem đi bán

         + Phần rau đem bán

         + ….

- Vì các sản phẩm em kể trên đều thõa mãn 3 điều kiện để trở thành hàng hóa đó là:

         + Do lao động tạo ra

         + Thoả mãn những nhu cầu nào đó của con người

         + Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi, mua bán.


Bắt đầu thi ngay