Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XV

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XV

Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 2 (Phần 2 - Đề 2)

  • 496 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào của nhà Lý?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 2:

22/07/2024

 Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, nước ta trải qua các triều đại nào?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 3:

19/07/2024

Dưới thời Nhà Trần, người đứng đầu các xã gọi là gì?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 5:

21/07/2024

Bộ luật hành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?Do ai ban hành?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 6:

23/07/2024

Nhà Lý được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 7:

22/07/2024

Hãy trìnhbày và phân tích việc tổ chức bộ máy nhà nước và cai quản đất nước Đại Việt dưới thời Lý, Trần?

Xem đáp án

   - Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt.

   - Tổ chức bộ máy nhà nước:

      + Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, nghi lễ, đối ngoại.

      + Giúp vua có Tể tướng (Thái úy), các đại thần,, các chức Hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lý như sảnh, viện, đài.

   - Tổ chức cai quản đất nước:

      + Chia đất nước thành nhiều lộ, dứoi lộ là phủ, huyện, châu, hương.

      + Quân đội gồm có Cấm binh bảo vệ nhà vua và kinh thành. Lộ binh ở các địa phương. Quân đội được tuyển chọn theo chế độ “Ngụ binh ư nông”.

     + Luật pháp: Thời Lý có bộ Hình thư. Thời Trần có bộ hình luật riêng.

      + Tuyển chọn quan lại: Ban đầu ở thời Lý – Trần, quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. Về sau, những người thi cử đỗ đạt cũng được làm quan, nắm giữ một số chức quan trọng.


Câu 8:

19/07/2024

Trình bày chính sách đối ngoại và đối nội dưới thời Lý – Trần?

Xem đáp án

   - Đại Việt là một quốc gia đa dân tộc. Từ xa xưa, các tộc người khác nhau trong nước đã cùng đấu tranh chống sự đô hộ của phương Bắc để giành lại độc lập và tình nguyện sống chung trên cùng một lãnh thổ. Các triều đại Đinh –Tiền Lê, Lý, Trần đã sớm ý thức dược điều đó. Nhà Lý, ngay từ thời Lý Thái Tổ, đã chủ trương đặt quan hệ thân tộc với các dân tộc ít người như gả công chúa, ban chức tước và cho mời họ về kinh…Nhà Trần cũng giải quyết một cách tốt đẹp các vụ chống đối, li khai của một số tù trưởng.

   - Ở miền xuôi, các thế lực chống đối, phản loạn cũng nhanh chóng được giải quyết một cách êm đẹp. Nhà nước và nhân dân cùng hợp tác chăm lo bảo vệ sản xuất, gia cố đê điều, chống lụt bão.

   - Đối với phương Bắc, các vương triều Lý, Trần, Hồ tuy giữ lệ thần phục, nộp cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập.

   - Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Chăm pa, tuy có lúc căng thẳng nhưng nhà nước Lý –Trần luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

   - Ý thức về sự gần gũi nhân dân, đoàn kết dân tộc để bảo vệ quyền tự chủ, tự cường của dân tộc.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương