Trang chủ Lớp 11 Văn Chuyên đề Ngữ Văn 11 CTST Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Chuyên đề Ngữ Văn 11 CTST Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Chuyên đề Ngữ Văn 11 CTST Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

  • 84 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

14/07/2024
Bài nghiên cứu được viết với mục đích gì? Mục đích ấy đã được thực hiện qua nội dung, hình thức của bài nghiên cứu như thế nào?
Xem đáp án

Trả lời:

- Mục đích của bài nghiên cứu là: Phân tích cái hay cái đặc sắc của lí tưởng đạo nghĩa của nhân dân thông qua truyện Lục Vân Tiên.

- Mục đích ấy được thực hiện qua:

+ Nội dung:

·      Vấn đề chính tà, thiện ác trừu tượng, vấn đề đạo đức.

·      Quan điểm nghiên cứu phong kiến, tư sản nêu cao đạo đức trung hiếu tiết nghĩa trong Lục Vân Tiên.

·     

+ Hình thức: Thông qua việc so sánh các đối tượng có cùng vấn đề trong các tác phẩm khác.


Câu 2:

06/07/2024
Xác định vấn đề, câu hỏi, phương pháp/ thao tác nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các vấn đề, khía cạnh liên quan cần tiếp tục nghiên cứu trong văn bản trên. Từ bài nghiên cứu, hãy chỉ ra một số yêu cầu cần đáp ứng khi nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
Xem đáp án

Trả lời:

- Vấn đề: Phân tích cái hay cái đặc sắc của lí tưởng đạo nghĩa của nhân dân thông qua truyện Lục Vân Tiên.

- Câu hỏi nghiên cứu:

+ Lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu đề cao trong truyện thơ Lục Vân Tiên là gì? Lí tưởng ấy có gì khác vói lí tưởng được đề cao trong văn học trung đại Việt Nam.

- Phương pháp/ thao tác nghiên cứu: phân tích – so sánh….

- Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm Lục Vân Tiên và một số các tác phẩm văn học trung đại khi cần liên hệ.

- Các vấn đề, khía cạnh liên quan cần tiếp tục nghiên cứu trong văn bản trên: tính quần chúng, tính miền Nam trong ngôn ngữ và nhân vật, mức độ tự truyện của tác phẩm….

- Một số yêu cầu cần đáp ứng khi nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam:

+ Chọn được vấn đề phù hợp.

+ Căn cứ chủ yếu để tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề về văn học trung đại là ngữ liệu, dẫn liệu từ tác phẩm.

+ Với mỗi dạng vấn đề nghiên cứu cần sử dụng tri thức nền và cách thức, thao tác thực hiện phù hợp.

+ Kết quả tìm hiểu về vấn đề cần được tổng hợp, khái quát và ghi chép mộ cách có hệ thống.


Câu 3:

10/07/2024
Bài nghiên cứu trên đã mang lại cho bạn những thông tin hay nhận thức gì mới về tác phẩm Lục Vân Tiên và sáng tác văn học của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
Xem đáp án

Trả lời:

- Bài nghiên cứu trên mang lại cho em kiến thức mới về thông tin, nhận thức như sau:

+ Lầm lạc thay việc đem so Lục Vân Tiên với Truyện Kiều trên những tiêu chuẩn đồng nhất! truyện Kiều là một tiểu thuyết bằng thơ. Lục Vân Tiên là một truyện kể, chưa xa lắm với truyện dân gian.

+ Lục Vân Tiên có chất trữ tình thấm thía.

+ Vấn đề chính tà thiện ác trong truyện thơ dân gian rất gần với cổ tích.

+ …


Câu 4:

11/07/2024
Bạn học hỏi được điều gì trong cách thực hiện công việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại qua bài viết về truyện thơ Lục Vân Tiên?
Xem đáp án

Trả lời:

Trong cách thực hiện công việc nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại qua bài viết về truyện thơ Lục Vân Tiên em đã học hỏi được những điều sau:

- Khi bắt đầu nghiên cứu cần phải lựa chọn được vấn đề phù hợp vừa có sức hút vừa có ý nghĩa và cung cấp thông tin mới mẻ cho người đọc.

- Khi chứng minh vấn đề cần đưa rõ các dẫn chứng và lí lẽ hợp lí để chứng minh và thuyết phục người đọc.

- …


Câu 5:

17/07/2024
Để làm cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề, tác giả đã đề cập đến những khái niệm gì? Những khái niệm ấy có tác dụng thế nào đối với việc triển khai nội dung, kết quả nghiên cứu?
Xem đáp án

Trả lời:

- Để làm cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề, tác giả đã đề cập đến những khái niệm sau:

+ Đọc thoại nội tâm.

+ Độc thoại

+ Độc thoại hóa đối thoại

- Những khái niệm ấy có tác dụng đối với việc triển khai nội dung, kết quả nghiên cứu như sau:

+ Giúp người đọc, người nghe dễ hình dung ra được vấn đề nghiên cứu.

+ Hiểu hơn về ý nghĩa của các khái niệm và tiếp cận sâu hơn với vấn đề.

+ …


Câu 6:

06/07/2024
Qua văn bản, bạn hiểu thế nào là độc thoại nội tâm, “độc thoại hoá” đối thoại? Dựa vào đâu để phân biệt độc thoại nội tâm với đối thoại, độc thoại? Bạn học hỏi được gì qua cách tác giả xác lập cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề ở nửa đầu văn bản nghiên cứu này (các đoạn 1, 2a, 2b)?
Xem đáp án

Trả lời:

- Độc thoại nội tâm là: nhân vật tự nói lời của mình một cách trực tiếp, nguyên vẹn, thoát khỏi sự rằng buộc lời gián tiếp của người người kể chuyện.

- Độc thoại hóa đối thoại là: vừa như nói với người khác lại vừa như nói một mình.

- Dựa vào nội dung và ngữ cảnh của văn bản để phân biệt độc thoại nội tâm với đối thoại và độc thoại.

- Qua cách tác giả xác lập cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề ở nửa đầu văn bản nghiên cứu này (các đoạn 1, 2a, 2b) em đã rút ra cho mình những bài học như sau:

+ Cần phải xác lập cơ sở lí thuyết phù hợp cho bài nghiên cứu tránh gây dễ hiểu, gây nhầm lẫn.

+ Đưa ra các dẫn chứng và số liệu thống kê đầy đủ giúp vấn đề dễ hiểu hơn.

+ …


Câu 7:

09/07/2024
Nhận xét về cách tác giả thực hiện việc khảo sát, phân tích ngữ liệu đối thoại – độc thoại nội tâm của nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều (đoạn 2d) và cách phân tích, so sánh lời thoại của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và trong Kim Vân Kiều truyện (đoạn 2e). Bạn học hỏi được gì ở cách thực hiện các thao tác phân tích, so sánh ngữ liệu nghiên cứu đỏ của tác giả?
Xem đáp án

Trả lời:

- Nhận xét về cách tác giả thực hiện việc khảo sát, phân tích ngữ liệu đối thoại – độc thoại nội tâm của nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều (đoạn 2d):  Tác giả đã chỉ ra một cách sáng rõ, thuyết phục sự đan xen tự nhiên giữa lời thuật của nhân vật, lời kể của tác giả, lời độc thoại nội tâm và lời độc thoại hóa đội thoại của nhân vật Hoạn Thư. Đồng thời cũng nêu rõ tác dụng của các lời thoại nêu trên, nhất là tác dụng của lời độc thoại hóa đối thoại: “Độc thoại hóa làm cho tâm tình, dục vọng của nhân vật nổi lên rõ lồ lộ”.

- Nhận xét cách phân tích so sánh lời thoại của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và trong Kim Vân Kiều truyện (đoạn 2e): Đoạn so sánh, đánh giá về hình tượng Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân và Từ Hải của Nguyễn Du là một phát hiện đặc sắc là thú vị, giúp người đọc hiểu sâu và rõ hơn các vấn đề được trình bày trong tác phẩm.

- Học hỏi của bản thân ở cách thực hiện các thao tác phân tích, so sánh ngữ liệu nghiên cứu đỏ của tác giả là:

+ Cần đưa ra các bằng chứng, dẫn chứng và phân tích một cách chi tiết cụ thể.

+ Khẳng định và tóm lại vấn đề vừa phân tích.

+ ….


Câu 8:

12/07/2024
Vận dụng cách khảo sát, phân tích ngữ liệu của tác giả trong đoạn 2c, thực hiện khảo sát, phân tích một đoạn khác trong Truyện Kiều (ví dụ: đoạn cuối trong Trao duyên, đoạn cuối trong Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh,...).
Xem đáp án

Trả lời:

- Đoạn cuối tác phẩm Trao duyên:

+ Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

= > Thuật lại sự việc

+ Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

= > Độc thoại

+ Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

= > Là lời nói của Thúy Kiều nói với Kim Trọng, nhưng nghe như độc thoại.

= > Độc thoại hóa khiến cho tâm tình và nỗi đau của Thúy Kiều càng trở nên dằng xé, ai oán…


Câu 9:

23/07/2024
Văn bản trên đã mang lại cho bạn những thông tin hay nhận thức gì mới về độc thoại nội tâm trong Truyện Kiều của Nguyễn Du?
Xem đáp án

Trả lời:

- Em biết thêm nhận thức mới:

+ Về độc thoại hóa đối thoại: vừa như nói với người khác lại vừa như nói một mình.

+ Tỉ lệ câu thơ độc thoại nội tâm: có khoảng 50 lần độc thoại nội tâm ngắn dài khoảng 400 câu thơ… 


Câu 10:

16/07/2024
Nêu tóm tắt công việc, thao tác mà theo bạn là không thể thiếu khi thực hiện nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại.
Xem đáp án

Trả lời:

- Theo em, thao tác không thể thiếu khi nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại là: + Xác lập cơ sở lí thuyết. Việc xác lập cơ sở lí thuyết giúp cho người đọc người nghe dễ dàng tìm hiểu và nắm bắt hơn nội dung vấn đề nghiên cứu.

+ Xác định được đề tài, vấn đề và phạm vi nghiên cứu đối tượng

+ …


Câu 11:

18/07/2024

Đọc kĩ nội dung thông tin trong bảng sau:

Đề tài/ vấn đề

nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Giải thuyết nghiên cứu

Hào khí thời Trần trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.

Có hay không sự tương đồng giữa Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Nếu có thì nhân tố nào đã quy định sự tương đồng giữa hai tác phẩm vốn rất khác nhau về thể loại ấy?

Chủ nghĩa yêu nước anh hùng trong đời sống dân tộc thời Trần đã thổi hào khí vào tâm hồn con người và văn học.

 Dựa vào tên đề tài/ vấn đề ở cột bên trái, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu có thể xác định như ở các cột bên phải hãy xác định câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu cho các đề tài/ vấn đề:

- Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên;

- Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam và điển tích, điển cổ Trung Hoa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

- Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các trích đoạn Trao duyên, Thuỷ Kiểu hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

Xem đáp án

Trả lời:

Đề tài/ vấn đề

nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Giải thuyết nghiên cứu

Hào khí thời Trần trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.

Có hay không sự tương đồng giữa Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Nếu có thì nhân tố nào đã quy định sự tương đồng giữa hai tác phẩm vốn rất khác nhau về thể loại ấy?

Chủ nghĩa yêu nước anh hùng trong đời sống dân tộc thời Trần đã thổi hào khí vào tâm hồn con người và văn học.

Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên.

Có hay không yếu tố tự truyện trong thơ Lục Vân Tiên?

Nguyễn Đình Chiểu đã dùng những trải nghiệm và lẽ sống của bản thân để xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên và viết truyện thơ Lục Vân Tiên.

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam và điển tích, điển cổ Trung Hoa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thành ngữ, tục ngữ, cao dao Việt nam và điển tích, điển cố Trung Hoa được sử dụng và có tác dụng thế nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du?

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam và điển tích, điển cố Trung Hoa đã được sử dụng một cách hiệu quả trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các trích đoạn Trao duyên, Thuỷ Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du có những đặc điểm và tác dụng thế nào trong các đoạn trích Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.?

 


Câu 12:

20/07/2024
Dựa vào mẫu ở trang 20, hãy lập kế hoạch đề cương nghiên cứu cho một trong những đề tài/ vấn đề ở bài tập 1.
Xem đáp án

Trả lời:

- HS xây dựng kế hoạch theo đề tài đã lựa chọn ở bài tập 1.

- Dựa vào mẫu gợi ý mẫu trong SGV.20.

- Tham khảo:

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Đề tài: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các trích đoạn Trao duyên, Thuỷ Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, đánh giá đặc điểm và tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều.

Câu hỏi nghiên cứu: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du có những đặc điểm và tác dụng thế nào trong các đoạn trích Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh?

Giả thuyết nghiên cứu: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong các đoạn trích Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh là một trong những tác phẩm thành công đặc sắc của Nguyễn Du.

Đề cương

Mở đầu: Nêu tên đề tài/ vấn đề và mục đích nghiên cứu (tìm hiểu, đánh giá đặc điểm và tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều: Trao duyên, Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh). Phần chính: Có thể triển khai theo tình huống sự việc (tình huống trao duyên; tình huống hầu rượu...) hoặc theo các khía cạnh vấn đề (các thủ pháp/ đặc điểm, tác dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua các văn bản). Kết luận: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong các trích đoạn Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh có thể xem là một trong những đóng góp xuất sắc của Nguyễn Du đối với nghệ thuật truyện thơ Nôm. Chẳng hạn, phần chính có thể triển khai các nội dung sau:

1. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản Trao duyên.

2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

3. Nhìn chung về đặc điểm và tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong hai văn bản và trong Truyện Kiều.

Phần chính:

1. Sự đa dạng trong cách sử dụng các thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các văn bản Trao duyên và Thụy Kiều hầu rượu Hoạn Thư Thác Sinh:

a) dùng lời miêu tả của người kể chuyện;

b) cho nhân vật tự giải bày qua đối thoại;

c) sử dụng lời “độc thoại hoá đối thoại”;

d) sử dụng độc thoại nội tâm;

e) sử dụng các phương tiện khác như từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, kết cấu,...

2. Sự biến hoá linh hoạt trong cách sử dụng các thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua Trao duyên và Thúy Kiểu hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

3. Sự vượt trội trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Truyện Kiều so với Quan Âm Thị Kính, Bích câu kì ngộ và Kim Vân Kiều truyện.

 

Thời gian

(18 ngày)

Công việc

(Đọc, viết, trình bày)

Người thực hiện

(Nhóm học tập

gồm 5 người)

Sản phẩm

(Theo quy trình)

2 ngày

Lập kế hoạch/ đề cương, phân công nhiệm vụ.

Trường nhóm kiêm thư kí.

Bản kế hoạch – đề cương kèm phân công nhiệm vụ.

5 ngày

- Đọc tài liệu liên quan nội dung 1,2 trong đề cương.

- Đọc tài liệu liên quan nội dung 3 trong đề cương.

- Lập danh mục tài liệu tham khảo.

- 2 bạn trong nhóm.

- 2 bạn trong nhóm.

- Trưởng nhóm kiêm thư kí.

- Các phiếu đọc sách, ghi chép, các sơ đồ tư duy…

 

- Danh mục tài liệu tham khảo.

5 ngay

Viết báo cáo

- 2 bạn nội dung 1,2.

- 2 bạn nội dung 3.

- Trưởng nhóm kiêm thư kí + 4 bạn chỉnh sửa, hoàn chỉnh

Văn bản báo cáo nghiên cứu.

3 ngày

 Lập hồ sơ

Trưởng nhóm kiêm thư kí.

Tập hồ sơ

3 ngày

- Phân công trình bày thử.

- Phối hợp trình bày kết quả.

- 2 bạn nội dung 1,2.

- 2 bạn nội dung 3.

- Cả nhóm 5 người.

- Bài thuyết trình thử.

- Bài thuyết trình chính thức

 

 


Câu 13:

06/07/2024
Bài viết trên nghiên cứu về vấn đề gì? Câu hỏi nghiên cứu là gì?
Xem đáp án

Trả lời:

- Vấn đề: Sức mạnh thơ bút chiến của Phan Văn Trị

- Câu hỏi nghiên cứu: Thơ xướng họa giữa Phan văn Trị và Tôn Thọ có gì khác biệt so với thơ xướng họa thời trung đại?


Câu 14:

15/07/2024
Tóm tắt ý chính của bài viết. Từ đó, nêu nhận xét về bố cục của văn bản.
Xem đáp án

Trả lời:

- Tóm tắt ý chính:

1. Nhà thơ yêu nước

2. Ba mảng sáng tác của Phan Văn Trị

3. Thơ bút chiến của Phan Văn Trị

4. Di sản và đóng góp.

- Nhận xét: Bố cục đi từ những nét khái quát về con người, thơ văn Phan Văn Trị đến các bài thơ bút chiến của ông trong cuộc bút chiến với Tôn Thọ Tường.


Câu 15:

11/07/2024
Nêu nội dung chính của phần giới thiệu và phần kết luận.
Xem đáp án

Trả lời:

- Nội dung chính của phần giới thiệu: Thơ Phan Văn Trị tiêu biểu cho tinh thần yêu nước chống xâm lược, chống đầu hàng; giàu tính chất đối thoại, đấu tranh, tiêu biểu cho thơ văn yêu nước Nam Bộ cuối thế kỉ XIX.

- Phần kết luận: Bài học sống, bài học sáng tác trên tinh thần yêu nước, lập trường dân tộc từ con người, nhà thơ văn Phan Văn Trị vẫn còn mãi giá trị.


Câu 16:

17/07/2024
Trong văn bản, tác giả đã trình bày cuộc bút chiến theo trình tự nào? Cách trình bày đó có ưu thế gì?
Xem đáp án

Trả lời:

– Tác giả bài viết Nhà thơ Phan Văn Trị và những bài thơ bút chiến với Tôn Thọ Tường trình bày diễn biến các tình huống, sự việc theo trình tự điểm thuật nội dung tình ý 10 bài thơ của Tôn Thọ Tường trước. Sau đó, nhận xét, đánh giá nội dung phản bác trong các bài thơ bút chiến của Phan Văn Trị theo lối tóm lược ý tưởng, tinh thần chính. Tiếp theo, tác giả dùng lại so sánh phân tích kĩ hai bài: Tôn phu nhân quy Thực (Tôn Thọ Tường: bài A) và Hoa Tôn phu nhân quy Thục (Phan Văn Trị: bài B).

- Cách trình bày này có ưu thế vừa bảo đảm sự bao quát, vừa tạo được điểm nhấn quan trọng, giúp người đọc nhận ra được sức mạnh thơ bút chiến của Phan Văn Trị, sự ngụy biện, đuối lí của Tôn Thọ Tường.


Câu 17:

10/07/2024
Xác định phương pháp chủ yếu được sử dụng để trình bày kết quả nghiên cứu ở mục 3 của bài viết.
Xem đáp án

Trả lời:

- Phương pháp chủ yếu được sử dụng để trình bày kết quả nghiên cứu ở mục 3 của bài viết là phương pháp so sánh tương phản. Tác giả đã phát huy tốt ưu thế củaphương pháp này.


Câu 18:

19/07/2024
Phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp so sánh đã được sử dụng như thế nào trong bài báo cáo trên?
Xem đáp án

Trả lời:

– Bên cạnh phương pháp so sánh được sử dụng hiệu quả như nói ở trên, phương pháp phân tích tổng hợp cũng được sử dụng rộng rãi và thành công trong toàn bài viết. Các phương pháp này được sử dụng kết hợp và đậm nhạt tuỳ từng đề mục của bài viết.


Câu 19:

14/07/2024
Bạn tiếp thu, học hỏi được những điều gì về cách viết một báo cáo nghiên cứu từ bài viết trên?
Xem đáp án

Trả lời:

- Khi bắt đầu nghiên cứu cần phải lựa chọn được vấn đề phù hợp vừa có sức hút vừa có ý nghĩa và cung cấp thông tin mới mẻ cho người đọc.

- Khi chứng minh vấn đề cần đưa rõ các dẫn chứng và lí lẽ hợp lí để chứng minh và thuyết phục người đọc.

- …


Câu 20:

21/07/2024
Tóm tắt quy trình viết bài báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam. Chỉ ra một số điểm khác biệt so với viết một bài văn theo quy trình mà bạn đã học.
Xem đáp án

Trả lời:

- Quy trình viết báo cáo:

1. Chuẩn bị viết báo cáo

2. Tìm ý và lập dàn ý

3. Viết báo cáo

4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Một số điểm khác biệt so với viết một bài văn theo quy trình mà em đã học:

Các bước

Viết bài văn theo quy trình

Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam theo quy trình

Chuẩn bị viết báo cáo

Xác định đề tài, mục đích viết bài văn (cá nhân)

Xác định đề tài, phạm vi, mục đích viết báo cáo nghiên cứu (cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu)

Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý và lập dàn ý nhanh gọn cho bài văn (cá nhân)

- Lập kế hoạch – đề cương, danh mục tài liệu tham khảo (cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu)

- Tìm ý và lập dàn ý nhanh gọn cho báo cáo nghiên cứu (cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu)

Viết báo cáo

Viết trên lớp hoặc ở nhà với thời lượng viết một bài văn (cá nhân)

- Viết ở nhà, thư viện với thời lượng viết một báo cáo khoa học gấp nhiều lần viết một bài văn.

Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Cá nhân xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm hướng dẫn của GV.

Nhóm nghiên cứu chủ động xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm


Câu 21:

16/07/2024

a. Lập một danh mục tài liệu tham khảo với các tài liệu dưới đây (thứ tự tài liệu dựa vào họ tác giả, theo chuẩn APA):

– Đào Duy Anh, 1958, Khóa luận truyện Thủy Kiều, NXB Văn hoá, Hà Nội.

– Triệu Nghị Hành, 1998, Khi người nói được nói tới, Bắc Kinh, NXB Đại học Nhân

- D. S. Likhachev, 1978, “Văn học Nga cổ và thời hiện đại”, Tạp chí Văn học Nga,

– M. Bakhtin, 1975, Những vấn đề văn học và mỹ học, NXB Văn học nghệ thuật, Matxcova.

Thanh làm Tài Nhân, 1995, Kim Vita Kiều truyện, NXB Hoa Hạ.

- Nguyễn Duy Cần, 1971, “Con người toàn diện của Nguyễn Đình Chiểu”, Văn hai tập san, số 3, 1.

Dương Quảng Hàm, 1939, Văn học Việt Nam, Hà Nội.

b. Sắp xếp lại các tài liệu tham khảo theo chuẩn APA đối với một trong hai danh mục tài liệu tham khảo được liệt kê cuối văn bản nghiên cứu trích trong chuyện để này của các lác giả: Lê Trí Viễn (tr. 11), Trần Dinh Sử (tr. 16).

Xem đáp án

Trả lời:

a.

Loại/ nguồn tài liệu

Quy cách

Ví dụ

Đối với sách/ luận văn, luận án/ báo cáo tại hội nghị, hội thảo.

Họ và tên tác giả hoặc tổ chức (năm xuất bản). Tên sách/ Tên luận văn, luận án Tên báo cáo. Nơi xuất bản: NXB/ Cấp độ luận văn, luận án/ Tên hội nghị, hội thảo.

Ban chủ nhiệm hội thảo hội khoa học về nhà thơ yêu nước Phan Trị (1987). Tác phẩm Phan Văn Trị. NXB Tổng hợp Hậu giang.

Đối với bài báo trong tạp chí khoa học, báo in

Họ và tên tác giả hoặc tổ chức (năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí Tên báo in, tập (số), trang – trang.

Ban chủ nhiệm hội thảo hội khoa học về nhà thơ yêu nước Phan Trị (1987). Tác phẩm Phan Văn Trị. NXB Tổng hợp Hậu giang.

Đối với nguồn trực tuyến.

Họ và tên tác giả hoặc tổ chức (Thời gian cập nhật). Tên bài báo. Tên báo, tập (số). Truy xuất (thời gian truy xuất) từ http:// www. (url)

Ban chủ nhiệm hội thảo hội khoa học về nhà thơ yêu nước Phan Trị (1987). Tác phẩm Phan Văn Trị. NXB Tổng hợp Hậu giang.

* Danh mục tài liệu tham khảo sắp xếp theo chuẩn APA:

- Dương Quảng Hàm, 1939, Văn học Việt Nam, Hà Nội.

- D.S. Likhachev, 1978, “Văn học Nga cổ và thời hiện đại", Tạp chí Văn học Nga, số 4. – Đào Duy Anh, Khảo luận truyện Thuý Kiều, NXB Văn hoá, Hà Nội.

- M. Bakhtin, 1975, Những vấn đề văn học và mĩ học, NXB Văn học nghệ thuật,

Matxcova.

- Nguyễn Duy Cần, 1971, “Con người toàn diện của Nguyễn Đình Chiểu”, Văn hoá tập San, số 3, 4.

- Thanh Tâm Tài Nhân, 1995, Kim Vân Kiều truyện, NXB Hoa Hạ.

– Triệu Nghị Hành, 1998, Khi người nói được nói tới, NXB Đại học Nhân dân, Bắc Kinh.

b. Tương tự, GV hướng dẫn HS dựa vào chỉ dẫn trong bảng ở câu a để sắp xếp các đơn vị tài liệu nêu trong văn bản nghiên cứu trích trong chuyên đề này của các tác giả: Lê Trí Viễn (trang 9)/ Trần Đình Sử (trang 15) thành một danh mục tài liệu tham khảo dựa vào họ tác giả, theo chuẩn APA.


Câu 22:

13/07/2024

Tra cứu các điển tích, điển cố và phản lích tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cổ ấy trong các trường hợp dưới đây:

(a) Vân Tiên tả đột hữu xung

Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương.

(Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

(b) Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

(c) Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)

Xem đáp án

Trả lời:

a)

·      Vân Tiên tả đột hữu xung

Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương.

(Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

• Triệu Tử mở vòng Đương Dương: Triệu Vân (tự Tử Long), người đất Thường Son đòi Thục Hán, là một dũng tướng theo giúp Lưu Bị lo việc trung hưng nhà Hán. Lưu Bị khi ở Tân Dã bị Tào Tháo đánh bại bỏ chạy, quân Tào đuổi theo đến Đường Dương thì Lưu Bị phải bỏ cả vợ con mà chạy về phía nam. Tướng tá lạc nhau, Triệu Văn một mình bảo vệ vợ con Lưu Bị, đánh phá vòng vây trùng điệp của quân Tào, vượt cầu Trường Bản an toàn về gặp Lưu Bị. Nguyễn Đình Chiểu ví hành động đánh cướp cứu người gặp nạn của Văn Tiên như hành động của Triệu Vân một mình đánh phá vòng vây trùng điệp của quân Tào bảo vệ vợ con Lưu Bị thời Tam quốc.

b) Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

 Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông: ý câu thơ cuối trong bài thơ Đề Đô Thành Nam Trang của Thôi Hộ (Trung Quốc):

Khi niên kim nhật thủ môn trung,

Nhân điện đào hoa tương ánh hồng.

Nhân điện bất tri hà xứ khí,

Đào hoa y cựu tiểu đồng phong.

(Năm trước ngày này ngày của này,

Mặt người, hoa đào ánh hồng lẫn nhau.

Mặt người chẳng biết đã đi đâu?

Hoa đào vẫn như xưa cười với gió đông.)

Nguyễn Du mượn tích này để biểu đạt nỗi bâng khuâng nhớ thương và hụt hẫng của Kim Trọng khi trở về vườn Thuý, Thuý Kiều đã đi xa, chỉ còn thấy bóng dáng ảo ảnh của nàng nơi nhà xưa, vườn cũ.

c)  Công danh nam tử còn vương nợ,

    Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

(Thuật hoài-Phạm Ngũ Lão)

• Vũ Hầu: hay Gia Cát Vũ Hầu, chỉ Gia Cát Lượng người được xem là bậc quân sư mưu lược, có trí tuệ, tài năng xuất chúng thời Tam quốc, người đã giúp Lưu Bị khôi phục lại nhà Hán. Chủ thể trữ tình trong Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão cảm thấy “thẹn” vì mình vẫn chưa làm được những việc lớn lao như Gia Cát Lượng.


Câu 23:

19/07/2024

Ở bài tập 2 (phần thứ nhất Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam), bạn đã lập kế hoạch nghiên cứu cho một trong các vấn đề dưới đây:

– Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên.

- Điển tích, điển cố trong Truyện Kiều của Nguyễn Du hoặc Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

- Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các trích đoạn Trao duyên, Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.

Dựa vào kế hoạch đã có, lập dàn ý chi tiết cho một trong ba vấn đề nêu trên.

Xem đáp án

Trả lời:

Tham khảo:

- Tên đề tài: “Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật qua các văn bản Trao duyên, Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).

- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu và đánh giá đặc điểm, tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều. - Câu hỏi nghiên cứu: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du có những đặc điểm và tác dụng thế nào trong các văn bản Trao duyên, Thuy Kiểu hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)?

- Giả thuyết nghiên cứu: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong các trích đoạn Trao duyên, Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh là một thành công đặc sắc và cũng là đóng góp quan trọng trong nghệ thuật truyện thơ Nôm của Nguyễn Du.

Nội dung (dàn ý chi tiết)

Mở đầu: Nêu tên đề tài/ vấn đề và mục đích nghiên cứu (tìm hiểu và đánh giá đặc điểm, tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều: Trao duyên, Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh).

Phần chính:

1. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản Trao duyên:

1.1. Cho Thuý Kiều tự giãi bày, tự thể hiện nội tâm qua đối thoại.

Phân tích minh hoạ: “... lòng đương thổn thức đầy... Kể làm sao xiết mượn vàn đi ăn” 1.2. Cho Thuý Kiều sử dụng lời “độc thoại hoá đối thoại”.

Phân tích minh hoạ: “... Trăm nghìn gửi lạy tình quân.... Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

1.3. Dùng từ ngữ miêu tả tâm trạng nhân vật trong lời của người kể chuyện.

Phân tích minh hoạ: Lòng riêng riêng những bàn hoàn, lệ tràn thấm khăn; hồn ngất máu say....

2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh

2.1. Cho các nhân vật Thuý Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư độc thoại nội tâm trong tình huống phù hợp (phân tích minh hoạ).

2.2. Thể hiện sự tương phản giữa hành động bên ngoài và hành động bên trong của mỗi nhân vật Thúc Sinh, Hoạn Thư, Thuý Kiều (phân tích minh hoạ).

23. Dùng từ ngữ, hình ảnh miêu tả nội tâm trong lời của người kể chuyện (phân tích

minh hoạ).

3. Nhìn chung về đặc điểm và tác dụng của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong hai văn bản và trong Truyện Kiều

3.1. Sự đa dạng trong cách sử dụng các thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua các văn bản Trao duyên và Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh. Phân tích, minh hoạ: a) dùng lời miêu tả của người kể chuyện; b) cho nhân vật tự giãi bày qua đối thoại; c) sử dụng lời “độc thoại hoá đối thoại”; đ) sử dụng độc thoại nội tâm; e) sử dụng các phương tiện khác như từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, kết cấu,...

3.2. Sự biến hoá linh hoạt trong cách sử dụng các thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua Trao duyên và Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh. Phân tích, minh hoạ 1: Trong Trao duyên, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du chỉ tập trung vào nội tâm Thuý Kiều; trong Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư Thúc Sinh, Nguyễn Du đồng thời miêu tả nội tâm của ba nhân vật Thuý Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư.

Phân tích, minh hoạ 2: Trong Trao duyên, tác giả chủ yếu sử dụng đối thoại và cuối văn bản sử dụng độc thoại hoá đối thoại của Thuý Kiều; trong Thúy Kiều hầu rượu Hoàn Thư – Thúc Sinh, Nguyễn Du đồng sử dụng kết hợp độc thoại nội tâm với đối thoại,...

3.3. Sự vượt trội trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Truyện Kiều so với Quan Âm Thị Kính, Bích cầu kì ngộ và Kim Văn Kiểu truyện.

Phân tích, minh hoạ 1: Quan Âm Thị Kính, truyện Nôm bình dân, tính cách nhân vật chủ yếu được thể hiện qua hành động; Bích câu kì ngộ, truyện Nôm bác học, tác giả vẫn chú ý nhiều đến hành động tình huống, nội tâm nhân vật có được miêu tả nhưng còn khá đơn giản.

Phân tích, minh hoạ 2: Truyện Kiều là một sự kết hợp hài hoà, đặc biệt bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật đa dạng, tinh tế, đạt đến sự điêu luyện.

Kết luận: Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong các trích đoạn Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh có thể xem là một trong những đóng góp xuất sắc của Nguyễn Du đối với nghệ thuật truyện thơ Nôm.


Bắt đầu thi ngay