Bộ đề thi Ngữ Văn THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề 7)

  • 20150 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  

Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, lực lượng hỗ trợ y tế, lực lượng kiểm soát dịch bệnh  luôn phải căng mình từng ngày để làm việc bởi tình trạng thiếu người. Trước những khó khăn đó, hàng nghìn sinh viên y khoa năm cuối, cùng nhiều cán bộ về hưu của ngành Y tế khắp cả nước đã tình nguyện xung phong  tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch. 

Trường Đại học Y Hà Nội có gần 130 sinh viên năm cuối làm đơn đăng ký tham gia tình nguyện tại Trung  tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Những lá đơn các sinh viên viết bằng tay thể hiện đầy quyết tâm mong muốn  tham gia chống dịch đã được gửi tới nhà trường từ tháng 2/2020, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện ở nhiều  quốc gia trên thế giới. Nội dung những là đối thủ ngắn gọn, nhưng đã thể hiện ý chí quyết tâm chống dịch  "Chúng tôi hiểu rằng dịch Covid-19 rất nguy hiểm và khó kiểm soát. Chúng tôi sẵn sàng tình nguyện tham  gia chống dịch Covid-19, để san sẻ gánh nặng với đồng nghiệp và đất nước... 

Không chỉ có những lá đơn xung phong của các bạn sinh viên ngành Y, mà những ngày gần đây, lá thư xin  ra thực hiện chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của cô giáo trẻ Đoàn Thị Hồng Lương (Trường Tiểu học Lê  Hồng Phong, TP. Hải Phòng) đã khiến nhiều người xúc động. 

Trong lá thư xin ra trận”, cô giáo Hồng Lương bày tỏ: "Hình ảnh các bác cựu chiến binh ngày đêm trực  chốt tại các tổ dân phố, các bạn sinh viên căng mình ra sức hỗ trợ tại các khu cách ly tập trung... khiến cho  tôi, một đoàn viên thanh niên có sức khỏe, sức trẻ, rất băn khoăn, trăn trở muốn đóng góp sức mình vào công  tác phòng chống dịch tại địa phương”. Cô giáo Hồng Lương cũng đã nhận được sự ủng hộ của gia đình để  ra làm nhiệm vụ ở chốt chống dịch, 

Ngọn lửa tình nguyện không chỉ rực cháy nơi tuổi trẻ, khi đất nước cần, những y bác sĩ dù đã ở độ tuổi  nghỉ hưu, thay vì ở nhà tránh dịch cùng gia đình vẫn sẵn sàng tình nguyện nhận nhiệm vụ. Bởi với họ, giờ đây mong muốn lớn nhất là được sống vì cộng đồng, xã hội, được cống hiến cho đời, còn sức là còn cống hiến.

(Nguồn http://baodantoc.vn/nhung-nguoi-dan-than-vi-cong-dong) 

Những lực lượng nào tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch được thể hiện trong đoạn  trích? 

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc bài, tìm ý 

Cách giải: 

Theo đoạn trích, những lực lượng tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch ngoài các y bác sĩ còn có:  Các bạn sinh viên năm cuối của Đại học Y, cô giáo trẻ Đoàn Thị Hồng Lương (trường Tiểu học Lê Hồng  Phong – Hải Phòng), các y bác sĩ ở độ tuổi nghỉ hưu. 


Câu 2:

23/07/2024

Trong đoạn trích, tại sao bức thư của cô giáo trẻ Đoàn Thị Hồng Lương (Trường Tiểu học Lê  Hồng Phong, TP. Hải Phòng) đã khiến nhiều người xúc động?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc kỹ đoạn trích, suy luận. 

Cách giải: 

Lá thư của cô giáo gây nên sự xúc động bởi vì lá thư ấy đã thể hiện tinh thần của một người thanh niên yêu  nước, không ngại hiểm nguy sẵn sàng cống hiến sức mình để bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc. Hành động của  cô giáo khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh của thanh niên xung phong thời dại Hồ Chí Minh.


Câu 3:

21/07/2024

Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh: Ngọn lửa tình nguyện? 

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc đoạn trích, suy luận 

Cách giải: 

Học sinh có thể có những cách lý giải khác nhau nhưng phải đưa ra được giải thích hợp lý. Ngọn lửa tình nguyện có thể được hiểu như sau: 

- Ngọn lửa: Thể hiện cho khát vọng, lý tưởng, sự nhiệt huyết 

-> Ngọn lửa tình nguyện nghĩa là tinh thần sẵn sàng, tự nguyện tràn đầy nhiệt huyết của các thế hệ trong  công tác thiện nguyện vì cộng đồng. 


Câu 4:

23/07/2024

Thông điệp mà Anh/chị tâm đắc từ đoạn trích là gì? Vì sao? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Học sinh có thể trả lời theo suy nghĩ và cảm nhận của mình, lý giải hợp lý. 

Gợi ý: Thông điệp ý nghĩa nhất: Khi đất nước cần tất cả mọi thế hệ không phân biệt lớn nhỏ đều sẵn sàng  góp sức mình vào công cuộc bả vệ sự bình yên cho đất nước. Thế hệ trẻ hãy biết xưng tên khi Tổ quốc cần.


Câu 5:

19/07/2024

II. LÀM VĂN 

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của  anh/chị về ý nghĩa của việc được sống vì cộng đồng, xã hội, được cống hiến cho đời, còn sức là còn cống hiến.

Xem đáp án

Phương pháp: 

- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa của việc được sống vì cộng đồng, xã hội, được  cống hiến cho đời, còn sức là còn cống hiến. 

- Phân tích, lí giải, tổng hợp.  

Cách giải: 

* Yêu cầu: 

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

* Yêu cầu nội dung 

a. Nêu vấn đề: Ý nghĩa của việc được sống vì cộng đồng, xã hội, được cống hiến cho đời, còn sức là còn  cống hiến. 

b. Bàn luận: 

- Giải thích:  

+ Sống vì cộng đồng: 

+ Cống hiến: 

- Phân tích 

+ Giá trị con người được khẳng định 

+ Giá trị con người đười tồn tại mãi mãi 

+ Con người sống vì cộng đồng có xu hướng thanh công cao hơn

+ Góp phần tạo nên một cộng đồng đoàn kết, lớn mạnh, có sự tương trợ lẫn nhau. 

- Liên hệ, mở rộng. 

Hoc sinh có thể chia sẻ ý nghĩa của việc sống vì cộng đồng, và những cảm nhận của riêng mình. Lưu ý lấy  dẫn chứng đầy đủ. 


Câu 6:

19/07/2024

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự,  vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong  nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của  bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? 

Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt.  Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà  con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua  khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng  phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? 

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: 

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng... 

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ  Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà  ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau. 

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc  trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở  nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài  dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... 

- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân. 

Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người đàn bà khẽ  nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật:

- Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chỉ  cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau  lúc này, u thương quá... 

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)  

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng  nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt. 

Xem đáp án

Phương pháp: 

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận  ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt. 

- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. 

Cách giải: 

I. Mở bài 

- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Kim Lân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc  trưng của nhà thơ. 

- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Vợ nhặt”: Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ  thuật. 

- Khái quát nội dung của đoạn trích: Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận  ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt. 

II. Thân bài 

1. Nhan đề và vị trí đoạn trích: 

- Nhan đề:  

+ Vợ nhặt là một nhan đề đặc biệt khi được cấu tạo chỉ bằng hai từ.  

-> Tạo sự tò mò hứng thú đối với người đọc. 

+ Vợ là người phụ nữ rất quan trọng trong gia đình nhưng lại được đặt cạnh một động từ thể hiện cho sự  tạm bợ, may rủi không có giá trị -> Thể hiện số phận con người trong nạn đói bị rẻ rúm, coi thường.

- Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm khi anh Tràng đem người vợ nhặt về giới thiệu với mẹ  và diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ. 

2. Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. 

- Hình ảnh của một người mẹ thương con. 

+ Bà cụ Tứ thấy thương con khi người ta dựng vợ gả chồng cho con lúc ăn nên làm nổi còn bà lại duengj  vợ gả chồng cho con ngay trong thảm kịch nạn đói 

+ Trong hoàn cảnh nghèo khó, bà biết lý do Thị lấy con trai bà nhưng vẫn chấp nhận vì như vậy, con trai  bà sẽ có vợ. 

- Hình ảnh của một người đàn bà nhân từ, bao dung, thương người. 

+ Bà cụ Tứ không chỉ thương cho mình, cho con mà bà còn thương cho cả người phụ nữ được nhặt về kia.

+ Trong hoàn cảnh đó bà hoàn toàn có thể từ chối người phụ nữ nhưng bà đã không làm vậy, phần vì con  trai bà phần cũng vì thương cho người phụ nữ muốn người phụ nữ có chỗ nương thân trong thảm cảnh nạn  đói đang hoành hành như lúc này. 

+ Bà cụ đối xử với Thị hết sức chân tình. Bà đã coi Thị là một người con dâu như bao nhiêu người con dâu  được cưới hỏi đàng hoàng khác. Bà nhẹ nhàng chân tình với Thị. Tất cả điều đó xuất phát tù tấm lòng thương  người của bà. 

=> Ngay trong nạn đói khi đứng trên bờ vực cái chết Kim Lân vẫn phát hiện ra được những vẻ đẹp đáng  trân trọng của tình người ẩn trong những con người khốn khổ.

3. Tư tưởng nhân đạo của Kim Lân trong Vợ nhặt: 

- Một tư tưởng nhân đạo hướng về quần chúng lao động, khẳng định phẩm chất và sức sống bền bỉ của họ.

- Niềm tin của tác giả đặt vào những khát vọng bình dị mà chân chính những con người vẫn muốn sống, vẫn  khát khao tình thương và sự gắn bó, việc nương tựa vào nhau đã cho họ niềm tin để sống.

- Chủ nghĩa nhân đạo của tác phẩm dựa trên sự am hiểu sâu sắc, gắn với đời sống người nông dân của Kim  Lân. Tác giả không tô vẽ, lí tưởng các nhân vật của mình. 

III. Kết bài: 

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật.


Bắt đầu thi ngay