Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết
Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 13)
-
4535 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
19/07/2024Công thức của oxit sắt từ là
Đáp án C
Công thức của oxit sắt từ là Fe3O4
Câu 2:
22/07/2024Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?
Đáp án B
Phản ứng Al khử ion kim loại trong oxit (trung bình yếu) ở nhiệt độ cao gọi là phản ứng nhiệt nhôm:
8Al + 3Fe3O4 4Al2O3 + 9Fe
Câu 4:
19/07/2024Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với dung dịch
Đáp án A
Brom phản ứng vừa đủ với phenol hoặc anilin ở điều kiện thường đều cho kết tủa trắng. Phản ứng này dùng để nhận biết phenol và anilin
Câu 5:
19/07/2024Kim loại nào sau đây tác dụng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường?
Đáp án C
Kali (K) là kim loại kiềm, tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường thu được dung dịch bazo tương ứng (KOH) và giải phóng ra khí H2
Câu 6:
20/07/2024Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc như CO, COCl2, CH3Cl,…trong đó có khí X. Khi cho khí X vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa trắng không tan trong dung dịch HNO3. Công thức của khí X là
Đáp án A
Câu 7:
19/07/2024Dung dịch nào sau đây có pH bằng 7?
Đáp án D
Các dung dịch CH3COOH 1M và HCl 1M đều có pH < 7 (môi trường axit)
Dung dịch NaOH 1M có pH > 7 (môi trường bazơ)
Dung dịch KCl có pH = 7 (môi trường trung tính)
Câu 8:
19/07/2024Thành phần chính của quặng đolomit là
Đáp án B
Thành phần chính của quặng đolomit là CaCO3.MgCO3
Câu 9:
19/07/2024Khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrôcacbon thu được
Đáp án B
Khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon thu được amin
Câu 11:
20/07/2024Chất nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?
Đáp án C
Triolein có công thức (C17H33COO)3C3H5 là một chất béo không no ở điều kiện thường là chất lỏng
Câu 12:
22/07/2024Trong các oxit sau, oxit nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
Đáp án A
CrO3 có tính oxi hóa mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như C, P, S, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc
Câu 13:
19/07/2024Để thủy phân hoàn toàn m gam este đơn chức X cần dùng vừa hết 200ml dung dịch NaOH 0,25M, sau phản ứng thu được 2,3 gam ancol và 3,4 gam muối. Công thức của X là
Đáp án D
Câu 14:
22/07/2024Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có kết tủa xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V và a,b là
Đáp án A
Câu 15:
20/07/2024Số đồng phân cấu tạo anken ứng với công thức phân tử C4H8 là
Đáp án D
Có 3 đồng phân cấu tạo anken ứng với công thức phân tử C4H8 là
(1)CH3 – CH2 – CH = CH2
(2) CH3 – CH = CH – CH3
(3) (CH3)2C = CH2
Câu 16:
19/07/2024Cho các phát biểu sau:
(a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ
(b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4
(c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh
(d)Amoniac được dùng để sản xuất axit nitric, phân đạm.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
Xét xem các phát biểu
(a) đúng. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng %N trong phân
(b) sai. Supephotphat đơn, supephotphat kép: chữ “đơn” và “kép” ở đây chỉ số quá trình điều chế, không phải theo định nghĩa là thành phần có “đơn-một” hay “kép-hai”. Từ phản ứng Ca3(HPO4)2 + H2SO4 thu được Ca(H2PO4)2 và CaSO4 đây là supephotphat đơn. Qua một giai đoạn nữa thì thu được supephotphat kép chỉ có Ca(H2PO4)2
(c) đúng. Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh
(d) đúng. Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm.
Câu 17:
19/07/2024Cho hỗn hợp gồm m gam bột Cu và 27,84 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thấy tan hoàn toàn thu được dung dịch X. Để oxit hóa hết Fe2+ trong dung dịch X cần dùng 90ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của m là
Đáp án A
Câu 18:
19/07/2024Thủy phân hoàn toàn 5,48 gam peptit X (mạch hở) trong môi trường axit, sản phầm sau phản ứng là dung dịch chứa 3,56 gam alanin và 3,0 gam glyxin. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
Đáp án D
Câu 19:
19/07/2024Thí nghiệm nào sau đây chứng minh axetilen có phản ứng thế nguyên tử H bởi ion kim loại?
Đáp án D
Câu 20:
21/07/2024Cho dãy gồm các cất CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2 (anilin), NH3. Chất có lực bazo mạnh nhất trong dãy trên là
Đáp án C
Câu 21:
19/07/2024Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol KNO3 và b mol Fe(NO3)2 trong bình chân không được thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ khí Z vào nước thì thu được dung dịch HNO3 và không có khí thoát ra. Biểu thức liên hệ giữa a và b là
Đáp án C
Câu 22:
19/07/2024Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước thu được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là
Đáp án B
Câu 23:
21/07/2024Cho anđehit X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được dd Y. Cho dung dịch HCl vào Y có khí không màu thoát ra làm vẩn đục nước vôi trong. Công thức của X là
Đáp án A
Câu 24:
21/07/2024Thực hiện phản ứng este hóa m gam hỗn hợp X gồm etanol và axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc) với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được 7,04 gam etyl axetat. Mặt khác cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
Đáp án A
Câu 25:
19/07/2024Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp chứa AlCl3 và HCl, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol):
Tỷ số x : a có giá trị bằng
Đáp án C
Câu 26:
19/07/2024Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3 và BaCl2 có số mol bằng nhau. Cho X vào nước dư, đun nóng, dung dịch thu được chứa chất tan là
Đáp án D
Câu 27:
19/07/2024Hỗn hợp X gồm CH3COOC2H5, C2H5COOCH3 và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,6mol CO2 và 0,7mol H2O. Phần trăm về khối lượng của C2H5OH bằng
Đáp án A
Câu 28:
19/07/2024Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,5M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 8492 giây thì dừng điện phân, ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng có khí NO thoát ra (sản phầm khử duy nhất của N+5) và 0,8m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
Đáp án B
Câu 29:
19/07/2024Cho sơ đồ phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol các chất
(a) X + 2NaOH Y + Z + T
(b) X + H2 E
(c) E + 2NaOH 2Y + T
(d) Y + HCl NaCl + F
Biết X là este mạch hở, có công thức phân tử C8H12O4. Chất F là
Đáp án C
Câu 30:
19/07/2024Dung dịch chứa muối X không làm quỳ hóa đỏ, dung dịch chứa muối Y làm quỳ hóa đỏ. Trộn 2 dung dịch trên với nhau thấy sản phẩm có kết tủa và có khí bay ra. Vậy X, Y lần lượt là
Đáp án B
Câu 31:
19/07/2024Thủy phân hoàn toàn tripeptit X thu được glyxin và alanin. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
Đáp án D
Có 2 trường hợp:
Tripeptit X gồm 1 gốc Gly và 2 gốc Ala có 3 cấu tạo: Gly-Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Ala-Gly
Tripeptit X gồm 2 gốc Gly và 1 gốc Ala có 3 cấu tạo: Gly-Gly-Ala, Ala-Gly-Gly, Gly-Ala-Gly
Theo đó tổng có 6 công thức cấu tạo phù hợp X
Câu 32:
19/07/2024Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án B
Phản ứng màu biure của peptit (trừ đipeptit) tác dụng với Cu(OH)2 hợp chất màu tím
Theo đó chất X phù hợp là Gly-Ala-Ala (tripeptit)
Anilin C6H5NH2 không làm quỳ tím đổi màu, metyl amin làm quỳ chuyển xanh Y là metyl amin
Anilin tạo kết tủa trắng khi tác dụng với nước brom Z là anilin
Còn lại T là acrilonitrin có cấu tạo CH2=CH-CN thỏa mãn làm mất màu dung dịch nước brom
Câu 33:
19/07/2024Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H6O4. Biết rằng khi đun X với dung dịch bazo tạo ra hai muối và một ancol no đơn chức mạch hở. Cho 17,7 gam X tác dụng với 400ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn khan là
Đáp án A
Phân tích “giả thiết chữ” về X tạo 2 muối mà ancol lại đơn chức dạng “este nối”
Ứng với C4H6O4 chỉ có duy nhất cấu tạo thỏa mãn là HCOOCH2COOCH3
Theo đó phản ứng HCOOCH2COOCH3 + 2NaOH HCOONa + HOCH2COONa + CH3OH
Giả thiết số nX = 0,15mol, nNaOH = 0,4mol sau phản ứng còn dư 0,1mol NaOH
Số mol ancol thu được tính theo số mol este X là 0,15mol dùng bảo toàn khối lượng ta có:
mmuối + NaOh dư = 17,7 + 0,4.40 – 0,15.32 = 28,9 gam
Câu 34:
19/07/2024Hỗn hợp X gồm HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) sau phản ứng thu được H2O và 0,15 mol CO2. Giá trị của V là
Đáp án B
Nhận xét: HCHO có công thức phân tử CH2O dạng C + H2O
CH3COOH và HCOOCH3 có cùng công thức phân tử C2H4O2 dạng C + H2O
Đúng quy luật CH3CH(OH)COOH có công thức C3H6O3 cũng dạng C + H2O
Đây là dạng cacbohidrat (cacbon + nước) khi đốt cần lượng O2 đúng bằng số mol C hay CO2
(vì như thấy rõ, phần hidrat là H2O không cần thêm oxi để đốt cháy)
Do vậy yêu cầu V = 0,15.22,4 = 3,36 lít
Câu 35:
19/07/2024Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch HNO3 loãng (dùng dư), kết thúc phản ứng thu được dung dịch X có khối lượng tăng m gam. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được a gam hỗn hợp Y chứa các muối khan, trong đó phần trăm khối lượng của oxi chiếm 60,111%. Nung nóng toàn bộ Y đến khối lượng không đổi thu được 18,6 gam hỗn hợp các oxit. Giá trị của a là
Đáp án B
Khối lượng dung dịch tăng m gam = khối lượng kim loại cho vào axit => không có khí thoát ra => chứng tỏ tạo sản phẩm NH4NO3 (a mol)
Bảo toàn e: nNO3 muối KL = ne KL = 8nNH4NO3 = 8a (mol)
=> mmuối Y = mKL + mNO3 muối KL + mNH4NO3
=> x = m + 62.8a + 80a (1)
Sơ đồ tổng quát: (Mg, Al, Zn) → [ Mg(NO3)2, Al(NO3)3, Zn(NO3)2, NH4NO3] → (MgO, Al2O3, ZnO)
Trong Y: mO = 0,60111x (g) => nO = 3nNO3 = 0,0376x (mol)
=> nNO3 = 0,012523x (mol) = 8a + a = 9a (2)
Mặt khác: ne KL = 8a = 2nO(oxit) => nO(oxit) = 4a
=> mOxit = mKL + mO(oxit) => 18,6 = m + 16.4a (3)
Từ (1), (2), (3) => x = 64,68g
Câu 36:
23/07/2024Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y) thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hóa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là
Đáp án C
Câu 37:
19/07/2024Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3 và Cu(NO3)2 bằng dung dịch chứa H2SO4 loãng và 0,045 mol NaNO3 thu được dung dịch Y chứa 62,605 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2) có tỉ khối so với O2 bằng 19/17. Cho dung dịch NaOH 1M vào Y đến khi lượng kết tủa đạt cực đại là 31,72 gam thì vừa hết 865ml. Giá trị m là
Đáp án B
Câu 38:
19/07/2024Cho hỗn hợp X gồm FexOy, Fe, MgO, Mg. Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí N2O và NO (đktc) có tỉ khối so với H2 là 15,933 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 129,4 gam muối khan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử là duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 104 gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án D
Câu 39:
19/07/2024Cho X, Y (MX < MY) là 2 caboxylic kề tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit oxalic; Z, T là 2 este (MT – MZ = 14), Y và Z là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 5,76 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 3,584 lít O2 (đktc). Mặt khác cho 5,76 gam E tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M thu được 1,4 gam hỗn hợp 3 ancol có số mol bằng nhau. Số mol của X trong 5,76 gam E là
Đáp án B
Câu 40:
19/07/2024Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (A và B đều hở chứa đồng thời Glyxin và Analin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp X gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là
Đáp án C
Quy X về C2H3NO, CH2, H2O ⇒ nC2H3NO = 2nN2 = 2 × 0,22 = 0,44 mol.
Muối gồm 0,44 mol C2H4NO2Na và x mol CH2
⇒ đốt cho CO2: 0,66 + x) mol và H2O: 0,88 + x) mol
⇒ mbình tăng = mCO2 + mH2O = 56,04 ⇒ x = 0,18 mol.
nNaOH = nC2H3NO = 0,44 mol. Bảo toàn khối lượng:
m + 0,44 × 40 = m + 15,8 + mH2O ⇒ nH2O = 0,1 mol.
Đặt nA = a; nB = b ⇒ nX = a + b = 0,1 mol; nC2H3NO = 0,44 mol = 4a + 5b
Giải hệ có: a = 0,06 mol; b = 0,04 mol.
nAla = nCH2 = 0,18 mol; nGly = 0,44 - 0,18 = 0,26 mol.
Gọi số gốc Ala trong A và B là m và n ≤ m ≤ 3; 1 ≤ n ≤ 4)
⇒ 0,06m + 0,04n = 0,18. Giải phương trình nghiệm nguyên có: m = 1; n = 3.
⇒ B là Gly2Ala3 ⇒ %mB = 0,04 × 345 ÷0,44 × 57 + 0,18 × 14 + 0,1 × 18) × 100% = 46,94%
Bài thi liên quan
-
Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-