Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết
Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 13)
-
1252 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
08/07/2024Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
Chọn đáp án D
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất là Hg và W.
Kim loại có khối lượng riêng thấp nhất và cao nhất là Li và Os.
Kim loại độ cứng thấp nhất và cao nhất là Cs và Cr.
⇒ chọn D
Câu 2:
22/07/2024Trong công nghiệp, để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta cho dung dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với chất nào sau đây?
Chọn đáp án D
Trong công nghiệp người ta thường dùng glucozơ để tráng gương và ruột phích nước
vì glucozơ dễ tìm, dễ bảo quản, dễ điều chế, giá thành ra và không độc (anđehit độc) ⇒ chọn D.
Câu 3:
26/06/2024Kim loại nào sau đây không điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
Chọn đáp án C
Các kim loại từ Al trở về trước trong dãy điện hóa chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy ⇒ chọn C.
Câu 4:
01/07/2024Hòa tan hoàn toán 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
Chọn đáp án B
nH2 = nMg = 0,1 mol ⇒ V = 2,24 lít ⇒ chọn B
Câu 5:
12/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng?
Chọn đáp án D
D sai do H2NCH2COONH3CH3 là muối của Gly và CH3NH2 ⇒ chọn D
Câu 7:
15/07/2024Hòa tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kiềm X vào nước. Để trung hòa dung dịch thu được cần 25 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là
Chọn đáp án A
Phản ứng trung hòa: H+ + OH– → H2O
||⇒ nOH– = nH+ = 25 × 3,65% ÷ 36,5 = 0,025 mol.
⇒ MX = 0,575 ÷ 0,025 = 23 ⇒ X là Natri (Na).
Câu 8:
19/07/2024Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào nước dư, thu được 8,96 lít khí. Cũng hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào dung dịch NaOH dư, thu được 12,32 lít khí (đktc). Giá trị của m là
Chọn đáp án D
Do VH2 thu được ở 2 thí nghiệm khác nhau ⇒ Al dư ở thí nghiệm 1.
Đặt nNa = x; nAl = y. ● Xét thí nghiệm 1: Na → NaOH → NaAlO2.
⇒ nAl phản ứng = nNa = x. Bảo toàn electron: x + 3x = 2 × 0,4 ⇒ x = 0,2 mol.
● Xét thí nghiệm 2: Do NaOH dư ⇒ Al tan hết. Bảo toàn electron:
x + 3y = 2 × 0,55 ⇒ y = 0,3 mol. ||► m = 0,2 × 23 + 0,3 × 27 = 12,7(g)
Câu 9:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn đáp án B
A. Sai vì criolit có tác dụng hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
B. Đúng vì trong ăn mòn điện hóa, cực âm là anot, nơi xảy ra quá trình oxi hóa.
C. Sai vì kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
D. Sai vì trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, caotot xảy ra quá trình khử nước.
⇒ chọn B.
Câu 10:
23/07/2024Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức, mạch hở X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được m2 gam chất hữu cơ Y. Tỉ khối của Y so với X bằng 0,7. Hiệu suất phản ứng đạt 100%. X có công thức phân tử là:
Chọn đáp án B
dY/X = 0,7 ⇒ MY = 0,7.MX ⇒ MY < MX ⇒ X tách nước tạo anken.
X là ancol no, đơn chức, mạch hở ⇒ có dạng CnH2n+2O ⇒ Y là CnH2n.
► 14n ÷ (14n + 18) = 0,7 ⇒ n = 3 ⇒ X là C3H7OH ⇒ chọn B
Câu 11:
23/07/2024Trong cơ thể lipit bị oxi hóa thành
Chọn đáp án C
Lipit không chứa N ⇒ loại A, B và D ⇒ chọn C.
Câu 12:
18/07/2024Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là:
Chọn đáp án B
2 chất trong hỗn hợp đều có cùng CTPT là C3H6O2.
||⇒ nNaOH = nhỗn hợp = 22,2 ÷ 74 = 0,3 mol
► VNaOH = 0,3 ÷ 1 = 0,3 lít = 300 ml ⇒ chọn B
Câu 13:
21/07/2024Ngâm thanh Cu (du) vào dung dịch AgNO3 thu đuợc dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:
Chọn đáp án A
● Cudư + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ⇒ X chỉ chứa Cu(NO3)2.
● Fedư + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu ⇒ Y chỉ chứa Fe(NO3)2 ⇒ chọn A.
Câu 14:
05/07/2024Trong các phản ứng giữa các cặp chất dưới đây, phản ứng nào làm giảm mạch polime?
Chọn đáp án C
A. [-CH2-CH(Cl)-]n + nCl2 [-CH2-C(Cl)2-]n + nHCl ⇒ phản ứng giữ nguyên mạch polime.
B. Cao su thiên nhiên là polime của isopren [-CH2-C(CH3)=CH-CH2-]n.
[-CH2-C(CH3)=CH-CH2-]n + HCl [-CH2-C(CH3)(Cl)-CH2-CH2-]n ⇒ phản ứng giữ nguyên mạch polime.
C. Amilozơ là polisaccarit, gồm các gốc α-glucozơ nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozit → chuỗi không phân nhánh.
(C6H10O5)n (amilozơ) + nH2O nC6H12O6 (glucozơ) ⇒ phản ứng phân cắt mạch polime ⇒ chọn C.
D. [-CH2-CH(OOCCH3)-]n + nH2O [-CH2-CH(OH)-]n + nCH3COOH ⇒ phản ứng giữ nguyên mạch polime.
Câu 15:
10/07/2024Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, HCOOH, C6H5OH. Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong các nhóm chức của 4 chất trên là
Chọn đáp án B
● Độ linh động của H tăng dần: Ancol < Phenol < Axit cacboxylic.
● Đối với các chất cùng loại chức, gốc đẩy electron càng mạnh càng làm giảm độ linh động của H và ngược lại.
⇒ Metyl (CH3–) đẩy electron mạnh hơn H- ⇒ độ linh động H của CH3COOH < HCOOH.
► Độ linh động của nguyên tử H: C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH ⇒ chọn B.
Câu 16:
04/07/2024Cho phương trình hóa học của phản ứng sau:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án D
Chất khử mạnh + Chất oxi hóa mạnh → Chất khử yếu + Chất oxi hóa yếu.
► Áp dụng: Fe + Cu2+ → Cu + Fe2+ ||⇒ tính khử: Fe > Cu; tính oxi hóa: Cu2+ > Fe2+ ⇒ chọn D
Câu 17:
11/07/2024Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là
Chọn đáp án A
X là amin đơn chức ⇒ nX = 2nN2 = 0,25 mol; nCO2 = 0,75 mol; nH2O = 1,125 mol.
số C = 0,75 ÷ 0,25 = 3; số H = 2 × 1,125 ÷ 0,25 = 9 ⇒ X là C3H9N ⇒ chọn A
Câu 18:
03/07/2024Cho dung dịch metylamin đến dư vào các dung dịch sau: FeCl3, CuSO4, Zn(NO3)2, CH3COOH thì số lượng kết tủa thu được là:
Chọn đáp án A
● FeCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl.
● CuSO4 + 2CH3NH2 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + (CH3NH3)2SO4.
Cu(OH)2 + 4CH3NH2 → [Cu(CH3NH2)4](OH)2 (phức tan).
● Zn(NO3)2 + 2CH3NH2 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + CH3NH3NO3.
Zn(OH)2 + 4CH3NH2 → [Zn(CH3NH2)4](OH)2 (phức tan).
● CH3COOH + CH3NH2 → CH3COOH3NCH3.
⇒ chỉ có FeCl3 thu được kết tủa ⇒ chọn A.
Chú ý: CH3NH2 có cơ chế tạo phức tương tự NH3.
Câu 19:
21/07/2024Thuốc thử phân biệt glucozo với fructozo là:
Chọn đáp án C
Glucozơ chứa nhóm chức -CHO nên làm mất màu dung dịch Br2.
Fructozơ chứa nhóm chức xeton nên không có hiện tượng ⇒ phân biệt được ⇒ chọn C
Câu 20:
14/07/2024Có bao nhiêu anđehit là đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C5H10O?
Chọn đáp án C
Các đồng phân cấu tạo anđehit ứng với công thức phân tử C5H10O là:
CH3CH2CH2CH2CHO, CH3CH(CH3)CH2CHO, CH3CH2CH(CH3)CHO, CH3C(CH3)2CHO.
⇒ tổng cộng có 4 đồng phân anđehit ⇒ chọn C
Câu 21:
23/07/2024Bột Ag có lẫn tạp chất gồm Fe, Cu và Pb. Muốn có Ag tinh khiết người ta ngâm hỗn hợp vào một lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Dung dịch X là:
Chọn đáp án A
A. Thỏa vì không sinh ra thêm tạp chất.
B và D. Không thỏa vì vẫn còn lẫn tạp chất Cu.
C. Không thỏa vì không lọc được tạp chất nào.
⇒ chọn A.
Câu 22:
18/07/2024Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
Chọn đáp án B
C2H4O2 gồm các đồng phân đơn chức, mạch hở là:
– HCOOCH3: tác dụng được với NaOH.
– CH3COOH: tác dụng được với cả 3 chất.
⇒ tổng cộng có 4 phản ứng xảy ra ⇒ chọn B.
Chú ý: "đơn chức" ⇒ loại đồng phân HO-CH2-CHO
Câu 23:
17/07/2024Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl (dư) và KNO3 thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là:
Chọn đáp án A
Đặt nN2 = x; nH2 = y || nY = x + y = 0,12 mol; mY = 28x + 2y = 0,76(g).
||⇒ giải hệ có: x = 0,02 mol; y = 0,1 mol. Bảo toàn electron: 2nMg = 10nN2 + 2nH2 + 8nNH4+.
⇒ nNH4+ = (2 × 0,3 - 10 × 0,02 - 2 × 0,1) ÷ 8 = 0,025 mol. Bảo toàn nguyên tố Nitơ:
nKNO3 = 0,025 + 0,02 × 2 = 0,065 mol. Do thu được H2 ⇒ X không chứa NO3–.
||⇒ X gồm các ion Mg2+, K+, NH4+ và Cl–. Bảo toàn điện tích: nCl– = 0,69 mol.
► m = 0,3 × 24 + 0,065 × 39 + 0,025 × 18 + 0,69 × 35,5 = 34,68(g) ⇒ chọn A
Câu 24:
10/07/2024Cho các cặp chất sau:
(1) Khí Br2 và khí O2. (5) Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2.
(2) Khí H2S và dung dịch FeCl3. (6) Dung dịch KMnO4 và khí SO2.
(3) Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2. (7) Hg và S.
(4) CuS và cặp dung dịch HCl. (8) Khí Cl2 và dung dịch NaOH.
Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là
Chọn đáp án D
(1) Br2 (khí) + O2 (khí) → không phản ứng.
(2) H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + S↓ + 2HCl.
(3) H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3.
(4) CuS + HCl → không phản ứng.
(5) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓.
(6) 2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.
(7) Hg + S → HgS↓.
(8) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
⇒ chỉ có (1) và (4) không thỏa ⇒ chọn D.
Câu 25:
22/07/2024Cho dãy các chất sau: KHCO3; Ba(NO3)2; SO3; KHSO4; K2SO3; K2SO4; K3PO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là:
Chọn đáp án C
● KHCO3 + BaCl2 → không phản ứng.
(Chú ý: KHCO3 → K+ + HCO3–; HCO3– ⇄ H+ + CO32–
⇒ CO32– sinh ra rất ít không đủ để tạo ↓ BaCO3 ⇒ không phản ứng).
● Ba(NO3)2 + BaCl2 → không phản ứng.
● SO3 + H2O → H2SO4 || H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl.
● KHSO4 + BaCl2 → BaSO4 + HCl + KCl.
(Chú ý: KHSO4 điện li hoàn toàn ra SO42–: KHSO4 → K+ + H+ + SO42–).
● K2SO3 + BaCl2 → BaSO3↓ + 2KCl.
● K2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2KCl.
● 2K3PO4 + 3BaCl2 → Ba3(PO4)2↓ + 6KCl
⇒ chỉ có KHCO3 và Ba(NO3)2 không thỏa ⇒ chọn C.
Câu 26:
05/07/2024Hòa tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al, H2S?
Chọn đáp án B
Fe3O4 + H2SO4 dư → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O ⇒ X gồm FeSO4, Fe2(SO4)3 và H2SO4 dư.
● Cu: Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4.
● NaOH:
– FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4.
– Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4.
– H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.
● Br2: 6FeSO4 + 3Br2 → 2FeBr3 + 2Fe2(SO4)3.
● AgNO3: 3FeSO4 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + 3Ag↓.
● KMnSO4: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O.
● MgSO4: không phản ứng.
● Al:
– 2Al + 3Fe2(SO4)3 → Al2(SO4)3 + 6FeSO4.
– 2Al + 6H2SO4 → 2Al2(SO4)3 + 6H2↑.
– 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe↓.
● H2S: Fe2(SO4)3 + H2S → 2FeSO4 + H2SO4 + S↓.
⇒ chỉ có MgSO4 không phản ứng ⇒ chọn B.
Câu 27:
17/07/2024Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nung NaHCO3 rắn.
(2) Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc.
(3) Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư.
(4) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(5) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(6) Sục khí Cl2 vào dung dịch KI.
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là
Chọn đáp án D
(1) 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2↑ + H2O.
(2) CaOCl2 + 2HClđặc → CaCl2 + Cl2↑ + H2O.
(3) CO2 + Ba(OH)2 dư → BaCO3↓ + H2O.
(4) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.
(5) 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O.
(6) Cl2 + 2KI → 2KCl + I2↓.
⇒ (1), (2) và (5) sinh ra khí ⇒ chọn D
Câu 28:
22/07/2024Cho sơ đồ phản ứng sau:
Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính. Công thức cấu tạo đúng nhất của T là chất nào sau đây?
Chọn đáp án C
● C6H5CH3 + Cl2 C6H5CH2Cl (X) + HCl.
● C6H5CH2Cl (X) + NaOH C6H5CH2OH (Y) + NaCl.
● C6H5CH2OH (Y) + CuO C6H5CHO (Z) + Cu↓ + H2O.
● C6H5CHO (Z) + 2AgNO3 + 3NH3 C6H5COONH4 (T) + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
⇒ chọn C.
Câu 29:
30/06/2024Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2;
(2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3;
(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có lẫn CuCl2;
(4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3;
(5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm;
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là
Chọn đáp án B
Ăn mòn điện hóa học xảy ra khi thỏa đủ 3 điều kiện sau:
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
(1) Ban đầu Fe bị ăn mòn hóa học: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Cu sinh ra bám trực tiếp lên Fe ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
(2) Chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.
(3) Do H+/H2 > Cu2+/Cu ⇒ Fe tác dụng với Cu2+ trước: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Cu sinh ra bám trực tiếp lên Fe ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
(4) FeCl3 + 3AgNO3 → 3AgCl↓ + Fe(NO3)3 ⇒ Không xảy ra sự ăn mòn kim loại.
(5) Thép là hợp kim Fe-C và một số nguyên tố khác. Không khí ẩm là dung dịch chất điện li.
⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa. Khi đó:
Cực âm xảy ra sự oxi hóa: Fe → Fe2+ + 2e || Cực dương xảy ra sự khử: O2 + 2H2O + 4e → 4OH–.
⇒ (1), (3) và (5) xảy ra ăn mòn điện hóa ⇒ chọn B.
Câu 30:
18/07/2024Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (biết Fe3O4 chỉ bị khử về Fe). Chia Y thành hai phần:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol H2, dung dịch Z và phần không tan T. Cho toàn bộ phần không tan T tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,45 mol H2.
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 1,2 mol H2.
Giá trị của m là
Chọn đáp án B
► Xét phần 1: Y + NaOH → H2. Mặt khác, phản ứng xảy ra hoàn toàn ⇒ Al dư.
nAl dư = 0,15 ÷ 1,5 = 0,1 mol. Phần không tan T là Fe ⇒ nFe = nH2 = 0,45 mol.
Lần lượt bảo toàn nguyên tố Oxi và Fe ⇒ nAl2O3 = 0,2 mol.
● GIẢ SỬ phần 1 tác dụng với HCl thì nH2 = 0,1 × 1,5 + 0,45 = 0,6 mol.
||⇒ phần 2 gấp 1,2 ÷ 0,6 = 2 lần phần 1 ⇒ lượng ban đầu gấp 3 lần phần 1.
► m = 3 × (0,1 × 27 + 0,2 × 102 + 0,45 × 56) = 144,9(g) ⇒ chọn B.
Câu 31:
12/07/2024Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng không đổi) trong thời gian t (giây) được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t (giây) thì tống số mol khí thu được ở cả 2 điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là
Chọn đáp án C
► Xét tại t(s):
⇒ nO2 = 0,035 mol ⇒ ne = 0,14 mol.
► Xét tại 2t(s):
⇒ ne = 0,14 × 2 = 0,28 mol; nO2 = 0,035 × 2 = 0,07 mol < 0,1245 mol.
⇒ khí còn chứa H2 ⇒ M2+ ở catot bị điện phân hết ⇒ nH2 = 0,0545 mol.
||⇒ nMSO4 = nM2+ = (0,28 - 0,0545 × 2) ÷ 2 = 0,0855 mol
⇒ MMSO4 = 13,68 ÷ 0,0855 = 160 ⇒ MM = 64 ⇒ M là Đồng (Cu).
► y = 0,14 ÷ 2 × 64 = 4,48(g) ⇒ chọn C.
Câu 32:
14/07/2024Cho 4,725 gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 37,275 gam muối và V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là:
Chọn đáp án A
nAl(NO3)3 = nAl = 0,175 mol ⇒ mAl(NO3)3 = 37,275(g) ⇒ không sinh muối amoni.
Bảo toàn electron: nNO = nAl = 0,175 mol ⇒ V = 3,92 lít ⇒ chọn A.
Câu 33:
22/07/2024Cho m gam este E phản ứng hết với 150ml NaOH 1M. Để trung hòa dung dịch thu được cần dùng 60 ml HCl 0,5M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa được 11,475 gam hỗn hợp hai muối khan và 4,68 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức liên tiếp. Công thức cấu tạo thu gọn của este E và giá trị m là:
Chọn đáp án B
Nhìn 4 đáp án ⇒ E là este 2 chức. nNaCl = nNaOH dư = nHCl = 0,03 mol
⇒ nNaOH phản ứng = 0,15 - 0,03 = 0,12 mol ⇒ nE = nR(COONa)2 = 0,12 ÷ 2 = 0,06 mol.
► Muối khan gồm R(COONa)2 và NaCl ⇒ MR(COONa)2 = 162 ⇒ R = 28 (-C2H4-).
∑nancol = 0,12 mol ⇒ Mtb ancol = 4,68 ÷ 0,12 = 39 ⇒ 2 ancol là CH3OH và C2H5OH.
► E là C2H4(COOCH3)(COOC2H5) và m = 0,06 × 160 = 9,6(g) ⇒ chọn B.
Câu 34:
19/07/2024Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 15,45 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
Chọn đáp án C
Y nặng hơn không khí ⇒ MY > 29. Mặt khác, Y làm quỳ tím hóa xanh ⇒ Y là amin.
Z làm mất màu nước brom ⇒ Z chứa gốc axit không no ||⇒ X là CH2=CHCOOH3NCH3.
nCH2=CHCOONa = nX = 0,15 mol ⇒ m = 0,15 × 94 = 14,1(g) ⇒ chọn C.
Câu 35:
13/07/2024Hỗn hợp X gồm Na, Al, Na2O và Al2O3. Hòa tan hoàn toàn 20,05 gam X vào nước, thu được 2,8 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl IM yào Y, đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết 50ml, nếu thêm tiếp 310ml nữa thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Chọn đáp án A
Y + 0,05 mol HCl → bắt đầu có ↓ ⇒ Y gồm NaOH và NaAlO2.
⇒ nNaOH = nHCl = 0,05 mol. ► Quy X về Na, Al và O. Đặt nAl = x; nO = y.
⇒ nNaAlO2 = x ⇒ nNa/X = (x + 0,05) mol. Bảo toàn electron:
(x + 0,05) + 3x = 2y + 2 × 0,125 || mX = 23.(x + 0,05) + 27x + 16y = 20,05(g).
► Giải hệ có: x = 0,25 mol; y = 0,4 mol. "Thêm tiếp" 0,31 mol HCl thì:
1 < nH+ ÷ nAlO2– = 0,31 ÷ 0,25 = 1,24 < 3 ⇒ nH+ = 4nAlO2– - 3nAl(OH)3
⇒ nAl(OH)3 = (4 × 0,25 - 0,31) ÷ 3 = 0,23 mol ⇒ m = 17,94(g) ⇒ chọn A.
Câu 36:
23/07/2024Trộn a gam hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon C6H14 và C6H6 theo tỉ lệ số mol (1:1) với b gam một hidrocacbon Y rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được gam CO2 và gam H2O. Công thức phân tử của Y có dạng
Chọn đáp án C
nC6H14 = nC6H6 = a ÷ 164 mol; nCO2 = 1,25a ÷ 16,4 mol; nH2O = 1,05a ÷ 16,4 mol.
Đốt X cho (3a ÷ 41) mol CO2 và (5a ÷ 82) mol H2O.
► Đốt Y cho (a ÷ 328) mol CO2 và (a ÷ 328) mol H2O ⇒ Y có dạng CnH2n ⇒ chọn C.
Câu 37:
21/07/2024Đốt cháy hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A và B (trong đó A hơn B một nguyên tử C, MA < MB), thu được m gam H2O và 9,24 gam CO2. Biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 13,5. Giá trị m là:
Chọn đáp án D
MX = 13,5 × 2 = 27 ⇒ nX = 3,24 ÷ 27 = 0,12 mol
nCO2 = 0,21 mol ⇒ Ctb = 0,21 ÷ 0,12 = 1,75 ⇒ A chứa 2C và B chứa 1C.
Đặt nA = x; nB = y || nX = x + y = 0,12 mol; nCO2 = 2x + y = 0,21 mol
||⇒ giải hệ có:x = 0,09 mol; y = 0,03 mol. Mặt khác:
MX = 27 và MA < MB ⇒ MA < 27 ⇒ A là C2H2.
||⇒ MB = (3,24 - 0,09 × 26) ÷ 0,03 = 30 ⇒ B là HCHO.
► m = 18 × (0,09 + 0,03) = 2,16(g) ⇒ chọn D
Câu 38:
22/07/2024Cho hỗn hợp A gồm tetrapeptit X và peptapeptit Y (đều hở và đều tạo bởi Gly và Ala). Đun nóng m gam hỗn hợp A với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn cẩn thận dung dịch thu được (m+7,9) gam muối khan. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối, được Na2CO3 và hỗn hợp B (khí và hơi). Cho B vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 28,02 gam và có 2,464 lít khí bay ra (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong A là
Chọn đáp án A
Quy X về C2H3NO, CH2 và H2O. Bảo toàn nguyên tố Nitơ: nC2H3NO = 2nN2 = 0,22 mol.
► Muối gồm 0,22 mol C2H4NO2Na và x mol CH2. Đốt cho (x + 0,33) mol CO2 và (x + 0,44) mol H2O.
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 44 × (x + 0,33) + 18 × (x + 0,44) = 28,02(g) ⇒ x = 0,09 mol.
⇒ nAla = nCH2 = 0,09 mol ⇒ nGly = 0,22 – 0,09 = 0,13 mol.
● nNaOH = nC2H3NO = 0,22 mol. Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = mmuối + mH2O.
⇒ m + 0,22 × 40 = m + 7,9 + mH2O ⇒ mH2O = 0,9(g) ⇒ nH2O = 0,05 mol. Đặt nA = a mol; nB = b mol.
nC2H3NO = 4a + 5b = 0,22 mol; nH2O = a + b = 0,05 mol ||⇒ giải hệ có: a = 0,03 mol; b = 0,02 mol.
Đặt số gốc Ala trong A và B là m và n (1 ≤ m ≤ 3; 1 ≤ n ≤ 4) ⇒ 0,03m + 0,02n = 0,09.
Giải phương trình nghiệm nguyên có: m = 1 và n = 3 ⇒ B là Gly2Ala3.
► %mA = 0,02 × 345 ÷ (0,22 × 57 + 0,09 × 14 + 0,05 × 18) × 100% = 46,94% ⇒ chọn A.
Câu 39:
11/07/2024Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hồn hợp chứa H2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2, NO, NO2, H2) có tỉ khối so với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2 dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác, cho NaOH dư vào Z thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các nhận định sau:
(a) Giá trị của m là 82,285 gam.
(b) Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol.
(c) Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X là 18,638%.
(d) Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol.
(e) Số mol của Mg trong X là 0,15 mol.
Số nhận định đúng là
Chọn đáp án B
Y chứa H2 ⇒ Z không chứa NO3–. Lập sơ đồ phản ứng:
nH2SO4 = nSO42– = nBaSO4 = 140,965 ÷ 233 = 0,605 mol; nNH4+ = nkhí = 0,56 ÷ 22,4 = 0,025 mol.
► Bảo toàn điện tích: nNa+ + nK+/Z = 2nSO42– ⇒ nKNO3 = nK+ = 0,605 × 2 - 1,085 = 0,125 mol ⇒ (b) sai
● Đặt nMg2+ = x; nFe2+ = y ⇒ nNaOH = 2x + 2y + 0,025 = 1,085 mol; mkết tủa = 58x + 90y = 42,9g.
||⇒ Giải hệ có: x = 0,15 mol; y = 0,38 mol ⇒ (e) đúng.
► m = 0,15 × 24 + 0,38 × 56 + 0,125 × 39 + 0,025 × 18 + 0,605 × 96 = 88,285(g) ⇒ (a) sai.
Bảo toàn khối lượng: mH2O = 31,12 + 0,605 × 98 + 0,125 × 101 - 88,285 - 0,2 × 29,2 = 8,91(g) ⇒ nH2O = 0,495 mol.
Bảo toàn nguyên tố Hidro: nH2 = (0,605 × 2 - 0,025 × 4 - 0,495 × 2)/2 = 0,06 mol.
Bảo toàn nguyên tố Nitơ: ∑n(NO,NO2) = ∑nN/Y = 0,125 - 0,025 = 0,1 mol.
⇒ nFeCO3 = nCO2 = 0,2 - 0,1 - 0,06 = 0,04 mol ⇒ %mFeCO3 = 0,04 × 116 ÷ 31,12 × 100% = 14,91% ⇒ (c) sai.
► mX = mMg + mFe + mO + mCO3 ⇒ mO = 31,12 - 0,15 × 24 - 0,38 × 56 - 0,04 × 60 = 3,84(g).
⇒ nO = 0,24 mol ⇒ nFe3O4 = 0,06 mol ⇒ (d) sai ⇒ chỉ có (e) đúng ⇒ chọn B.
► Nhận xét: Đề chuẩn hơn nên là Z không chứa ion Fe3+.
Câu 40:
26/06/2024X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ số mol 1:1 và hỗn hợp 2 ancol đều no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2; 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong E là:
Chọn đáp án D
Lần lượt bảo toàn nguyên tố Natri và gốc OH: nOH/ancol = nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,26 mol.
► Lại có: -OH + Na → -ONa + ¹/₂ H2↑ ||⇒ nH2 = 0,13 mol. Bảo toàn khối lượng:
mancol = mbình tăng + mH2 = 8,1 + 0,13 × 2 = 8,36(g) || Lại có: 2 ancol no, có cùng số cacbon
⇒ 2 ancol gồm ancol đơn chức và ancol 2 chức ⇒ có dạng CnH2+2O và CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
Đặt nCnH2+2O = x; nCnH2n+2O2 = y ⇒ nOH = x + 2y = 0,26 mol (1).
mancol = x.(14n + 2 + 16) + y.(14n + 2 + 32) = (x + y).(14n + 2) + 16.(x + 2y) = 8,36(g).
► Thế (1) vào ⇒ x + y = 4,2 ÷ (14n + 2). Mặt khác: 0,5.(x + 2y) < x + y < x + 2y
||⇒ 0,13 < 4,2 ÷ (14n + 2) < 0,26 ⇒ 1,01 < n < 2,16 ⇒ n = 2 ⇒ C2H5OH và C2H4(OH)2.
⇒ x = 0,02 mol; y = 0,12 mol. Bảo toàn khối lượng: mF = 19,28 + 0,26 × 40 - 8,36 = 21,32(g).
● Do X, Y, Z mạch hở ⇒ F gồm 2 muối của axit đơn chức ⇒ số mol mỗi muối là 0,13 mol.
► Mtb muối = 21,32 ÷ 0,26 = 82 ⇒ phải chứa HCOONa ⇒ Mmuối còn lại = 96 (C2H5COONa).
||⇒ E gồm 0,01 mol HCOOC2H5; 0,01 mol CH3COOC2H5; 0,12 mol (HCOO)(C2H5COO)C2H4.
Este có PTK nhỏ nhất là HCOOC2H5 ⇒ %mHCOOC2H5 = 3,84% ⇒ chọn D.
Bài thi liên quan
-
Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-