Bài tập Tự hào về truyền thống quê hương có đáp án
Bài tập Tự hào về truyền thống quê hương có đáp án
-
367 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/07/2024Nếu em ghép các chữ cái đứng liền nhau trong bảng tên thành các từ cụm từ có nghĩa thì sẽ xuất hiện nhiều từ cụm từ nói về truyền thống quê hương. Một số câu hỏi thú vị sẽ nảy sinh trong suy nghĩ của em như: Những truyền thống này được biểu hiện như thế nào quê hương của mình? Mình sẽ làm gì để mọi người biết rằng mình rất tự hào về những truyền thống đó?
- Một số truyền thống quê hương thể hiện trong bảng: Hiếu thảo, Hiếu học, Trung thực, Dũng cảm, Kiên cường,…
- Những truyền thống này được biểu hiện ở quê hương của mình là:
+ Hiếu thảo: Kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình, hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời.
+ Hiếu học: Ham thích, coi trọng việc học hành được hình thành lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác, tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững.
+ Trung thực: Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải ; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
- Mình cần tự hào, tích cực phát huy để mọi người biết rằng mình rất tự hào về những truyền thống đó.
Câu 2:
06/12/2024Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào được thể hiện trong các hình ảnh trên?
* Trả lời:
- Hình 1: Dũng cảm, bất khuất.
- Hình 2: Yêu thương con người, tương thân tương ái.
- Hình 3: Cần cù lao động.
- Hình 4: Tôn sư trọng đạo.
- Hình 5: Múa rối nước.
- Hình 6: Hát xẩm.
* Mở rộng:
Thế nào là truyền thống quê hương?
- Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Biểu hiện của truyền thống quê hương
- Truyền thống quê hương được thể hiện ở truyền thống văn hoá, yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, cần cù lao động,...
Truyền thống yêu nước |
Truyền thống yêu thương con người |
3. Biện pháp để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương:
- Để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương, chúng ta cần:
+ Tìm hiểu về giá trị của truyền thống; bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp từ truyền thống;
+ Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước,...
+ Phê phán việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Giáo Dục Công Dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Câu 3:
19/07/2024Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy giới thiệu về những truyền thống đó.
- Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp là:
+ Cần cù lao động.
+ Hiếu học.
+ Yêu thương con người.
+ Dũng cảm.
+ Hát Chèo.
- Giới thiệu về những truyền thống đó:
+ Cần cù lao động:
Cần cù và sáng tạo trở thành một trong những giá trị văn hóa tinh thần, là lẽ sống, cội nguồn của những triết lý nhân sinh con người quê em.
Truyền thống ấy trong lao động biểu hiện rất đa dạng, phong phú và rõ nét. Đó là công cuộc cải tạo, chinh phục tự nhiên; là sự sáng tạo trong chế tác, cải biến công cụ lao động; là việc hình thành các ngành nghề gắn với từng lợi thế của địa phương; là quá trình sản xuất vật chất phục vụ cuộc sống, phát triển xã hội… Và cũng chính từ trong tiến trình ấy, con người quê em tiếp tục sáng tạo những giá trị văn hóa tinh thần to lớn khác, tạo nên bản sắc, đặc trưng, cốt cách riêng của mảnh đất và con người nơi đây.
+ Hiếu học: Cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững..Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời.
Câu 4:
13/07/2024Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của quê hương?
Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 5:
18/07/2024Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Năm 2020, đại dịch Covid-19 ập đến nước ta. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, mỗi người tuỳ khả năng của mình, góp tiền, hiện vật, giúp sức, củng chung tay chống dịch. Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh với quyết tâm từng bước đẩy lùi dịch bệnh.
Khó khăn do dịch bệnh Covid-19 chưa qua, thiên tai bão lũ lại dồn đến đã gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào miền Trung. Với truyền thống tương thân, tương ái, những món quà nghĩa tình từ đồng bào và các tổ chức trên khắp cả nước được trao tới người dân vùng lũ. Đằng sau những con số về vật chất là tinh thần dân tộc, là tình cảm của con người Việt Nam luôn sẵn sàng đùm bọc, yêu thương nhau trong hoạn nạn.
Theo em những thông tin trên đã nói về những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những truyền thống đó?
* Thông tin trên đã nói về những truyền thống tốt đẹp là:
- Đoàn kết.
- Yêu thương con người, tương thân tương ái.
* Những truyền thống đó mang lại ý nghĩa là:
Truyền thống đoàn kết và yêu thương con người, tương thân tương ái đã giúp dân tộc ta một lòng cùng Đảng và Nhà nước vượt qua những khó khăn của đại dịch Covid hoành hành và thiên tai bão lũ.
Câu 6:
22/07/2024Vân và Hùng đã giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Hai bạn thể hiện niềm tự hào về truyền thống của quê hương mình bằng những hành động cụ thể nào?
* Vân và Hùng đã giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp nào của quê hương là:
- Vân đã giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa (di tích lịch sử và những lễ hội truyền thống) của quê hương mình.
- Vân đã giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học, đền ơn đáp nghĩ và yêu thương con người.
* Hai bạn thể hiện niềm tự hào về truyền thống của quê hương mình bằng những hành động cụ thể là:
- Vân đã ước mơ trở thành một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với bạn bè trên thế giới về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình. Để thực hiện ước mơ, Vân luôn chăm chỉ học tập và tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hoá của quê hương minh.
- Hùng đã tích cực học tập và có thành tích cao. Không những thế, Hùng còn là học sinh năng động, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 7:
13/07/2024Em có đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q không? Vì sao?
Em không đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q, bởi vì thái độ và hành vi của anh Q là tác động tiêu cực, làm mai một, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát huy và phát triển những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước.
Câu 8:
20/07/2024Nêu những việc em có thể làm để giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, mỗi người cần:
- Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.
- Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Câu 9:
16/07/2024Hãy liệt kê những truyền thống tốt đẹp của quê hương em và viết những việc cần làm để giữ gìn, phát huy những truyền thống đó theo gợi ý dưới đây:
Tên truyền thống |
Những việc cần làm |
|
|
|
|
Tên truyền thống |
Những việc cần làm |
Hiếu học |
- Chăm chỉ học tập. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể. |
Yêu thương con người |
- Tích cực giúp đỡ những người xung quanh mình khi họ gặp khó khăn. - Tham gia các hoạt động thiện nguyện trong khả năng của bản thân. - Tuyên truyền, vận động mọi… người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện. |
Cần cù lao động |
- Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. - Tích cực rèn luyện sức khỏe. |
Câu 10:
17/07/2024Em đồng tình hay không đồng tình với những biểu hiện, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Giữ gìn mọi phong tục, tập quán, thói quen của quê hương mình.
B. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê mình.
C. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.
D. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.
E. Giữ gìn và bảo vệ môi trường cả ở nhà, ở trường và những nơi công cộng.
- Em đồng tình với những biểu hiện, việc làm: A, B, D, E bởi vì những biểu hiện, việc làm đó góp phần phát huy, phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.
- Em không đồng tình với những biểu hiện, việc làm: C bởi vì đây là biểu hiện thể hiện thái độ không quan tâm, thiếu trách nhiệm với nghĩa vụ phát huy, phát triển truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.
Câu 11:
19/07/2024Qua lời kể của ông nội, S được biết đến phong trào “Ba sẵn sàng” và rất tự hào về tinh thần sẵn sàng khi Tổ quốc cần, dù trong thời chiến hay thời bình của người dân quê hương mình. Nhưng mấy hôm trước, anh trai của S nhận được lệnh gọi nhập ngũ, S thấy anh có vẻ do dự, tâm trạng nặng nề không vui. S rất muốn nói những suy nghĩ của mình với anh trai.
Em hãy nhận xét suy nghĩ của S.
Suy nghĩ của anh S vẫn chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với truyền thống sẵn sàng khi Tổ quốc cần, vẫn còn e ngại và lo sợ trước những khó khăn, thử thách khi được gọi nhập ngũ.
Câu 12:
13/07/2024Nếu là S, em sẽ nói với anh trai của mình như sau:
“ Nhập ngũ là trách nhiệm của mỗi công dân, là thể hiện tinh thần dũng cảm, sẵn sàng đứng lên khi Tổ quốc cần, vì vậy anh hãy vui vẻ và hăng hái tham gia để làm tròn trách nhiệm của bản thân!”
Câu 13:
17/07/2024Em hãy viết một thông điệp thể hiện niềm tự hào về truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động của quê hương em và chia sẻ trước lớp.
Nếu như tìm hiểu về những tấm gương hiếu học của dân tộc Việt Nam trong lịch sử thì có thể tìm thấy rất nhiều tấm gương nổi bật và càng có thể khẳng định rằng,,Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học từ lâu đời
Và cũng nhờ tinh thần hiếu học của ông cha ta lúc đó nên dân tộc của ta mới không bị mấy đi nước và để lại cho chúng ta đất nước Việt Nam hòa bình như hiện nay.Hay là thế hệ sau nữa, những tấm gương hiếu học,những bậc hiền nhân được không chỉ người dân trong nước mà còn cả là thế giới đương thời phải thán phục như Mạc Đỉnh Chi không chỉ là trạng nguyên nước Việt Nam mà còn là trạng nguyên của cả nước Trung Quốc, nhà văn, nhà thơ cũng là nhà mưu lược Nguyễn Trãi, nhà bác học Lê Quý Đôn…
Đó chính là truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam chúng ta .Đó là truyền thống được hình thành từ sự cầu tiến. Sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ từ bên ngoài. Hay còn cả hiền tài xuất hiện ở thế hệ sau và sẵn sàng tiếp thu sự tiến bộ, kêu gọi cải cách đất nước như Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh …Đặc biệt Hồ Chí Minh – người cha già của toàn dân tộc Việt Nam cũng là người đã chủ trương xây dựng và phát triển giáo dục, ngay trong chiến khu, thời kháng Pháp.Tìm ra con đường cứu nước cho đất nước Việt Nam ta.Mà tất cả chúng giờ vẫn đang còn lưu giữ trong sử sách .
Là một học sinh, đang còn ở trên ghế nhà trường ,em sẽ cố gắng học tập cũng như tuyên truyền với các bạn phải cố gắng học tập để có kết quả tốt, để trở thành công dân hữu ích là sự đáp đền công cha nghĩa mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô.Cũng như là không phụ lại lòng mong mỏi và nối tiếp truyền thống hiếu học , tinh thần cầu tiến của dân tộc Việt Nam và cũng chính là giữ gìn bản sắc dân tộc nền văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Câu 14:
22/07/2024Em hãy cùng bạn thiết kế tập san về chủ đề “Tự hào truyền thống quê hương”
Sưu tầm một số mẫu tập san về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”:
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương có đáp án (314 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương có đáp án (Phần 2) (192 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Bài 8. Bạo lực học đường có đáp án (5996 lượt thi)
- Trắc nghiệm Bài 9. Ứng phó với bạo lực học đường có đáp án (3426 lượt thi)
- Trắc nghiệm Bài 4. Học tập tích cực, tự giác có đáp án (2251 lượt thi)
- Trắc nghiệm Bài 2. Bảo tồn di sản văn hóa có đáp án (712 lượt thi)
- Trắc nghiệm Bài 10. Tệ nạn xã hội có đáp án (641 lượt thi)
- Trắc nghiệm Bài 11. Thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội có đáp án (479 lượt thi)
- Trắc nghiệm Bài 3. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có đáp án (464 lượt thi)
- Trắc nghiệm Bài 7. Ứng phó với tâm lí căng thẳng có đáp án (446 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 8: Bạo lực học đường có đáp án (Phần 2) (420 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 9. Ứng phó với bạo lực học đường có đáp án (Phần 2) (379 lượt thi)