Bài Tập Tin Học 11 KNTT Bài 4. Bên trong máy tính
Bài Tập Tin Học 11 KNTT Bài 4. Bên trong máy tính
-
96 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Hay mở một máy tính để bàn, quan sát bằng mạch chính để biết nơi đặt bộ TUỒN, CPU, khe cắm RAM và các thanh RAM, các khe cắm bảng mạch mở cộng và các bảng mạch mở rộng nếu có, các cống cấm cấp với đĩa cứng.
Nên có sự giám sát của giáo viên để tránh làm hàng thiết bị. Nếu không có thiết bị thì có thể tìm hình trên mạng, phỏng to để quan sát.
Câu 2:
19/07/2024Máy tính để bàn không có phi, nhưng có bộ nguồn cấp điện cho máy tính. tay tàn hiểu chức năng và các tham số của bộ nguồn cấp điện cho máy tính để bàn.
Máy tính đề bàn không dùng pin mà dùng nguồn điện xoay chiều 220 V, trong khi đó mạch điện của máy tính cần tạo ra một nguồn điện một chiều ổn định với nhiều mức điện áp như 3,3 V, 5V, 12 V và –12 V.
Vì thế, bộ nguồn phải đảm nhiệm nhiều chức năng, trước hết là lọc nhiều, sau đó chính lưu thành dòng một chiều rồi biến đổi điện áp thành các mức điện áp khác nhau đề cung cấp cho các linh kiện và thiết bị trong máy
Các tham số quy định chất lượng của một bộ nguồn gồm:
– Công suất đầu vào và công suất đầu ra (liên quan đến thất thoát nhiệt).
– Các mức điện áp bộ nguồn cung cấp.
– Sự ổn định điện áp của đầu ra.
– Độ ồn của quạt.
Câu 3:
08/07/2024Kí hiệu # là một trong 4 phép toán lôgic cộng, nhân, phủ định và hoặc loại trừ. # có thể là phép toán nào trong các trường hợp sau?
a) 1#0 = 1
b) 1#1 = 0
c) 0#0 = 1
d) 0#1 = 0
a) 1#0 = 1 có trong phép toán cộng và hoặc loại trừ.
b) 1#1 = 0 có trong phép toán hoặc loại trừ.
c) 0#0 = 1 có trong phép toán hoặc loại trừ.
d) 0#1 = 0 có trong phép toán nhân.
Câu 4:
04/07/2024Nhiều gia đình mắc bóng đèn để có thể bật, tắt từ hai công tắc khác nhau. Để làm điều này người ta dùng hai công tắc đảo chiều có ba cực A, B, C mắc theo sơ đồ như trong Hình 4.1a.
Công tắc đảo chiều hoạt động như sau:
Nếu cực A đang nối với cực B thì khi bật công tắc, A được ngắt khỏi B và đảo sang nối với C. Khi bật ngược lại, A ngắt khỏi C và nối lại với B.
Hãy cho biết khi nào thì đèn được bật sáng, khi nào đèn tắt.
Người ta có thể dùng một rơ le để đảo chiều công tắc. Dùng loại công tắc thường đóng ở cực B, bình thường khi rơ le không được cấp điện thì công tắc sẽ nối A với B, còn khi rơ le được cấp điện, rơ le sẽ hút để công tắc nối A với C. Nếu quy ước trạng thái công tắc được cấp điện (để nối A với C) là 1, không được cấp điện (để nối A với B) là 0, trạng thái có điện qua đèn là 1 và không có điện qua đèn là 0 thì trạng thái của đèn là kết quả của phép toán lôgic nào đối với các trạng thái của hai công tắc K1 và K2?
Đèn chỉ sáng khi một công tắc cực A nối với cực B, còn ở công tắc kia cực A nối với cực C. Như vậy, trạng thái lôgic của đèn chỉ bằng 1 khi trạng thái lôgic của K1 và K2 khác nhau. Mạch điện này biểu diễn phép toán XOR.
Câu 5:
21/07/2024Hoàn thành bảng các phép toán lôgic sau:
So sánh kết quả phép toán ở cột cuối cùng với phép toán xĐy. Có thể nói gì về kết quả này?
Bảng các phép toán lôgic có thể như sau:
Cột cuối cùng chính là kết quả của phép toán XOR.
Nhận xét: Phép toán @ (XOR) có thể biểu diễn (tính) qua các phép tính cộng, nhân và phủ định lôgic. Tất cả các phép toán lôgic đều biểu diễn được qua ba phép tính cơ bản là nhân, cộng và phủ định lôgic.
Câu 6:
22/07/2024Sơ đồ cộng nêu trong sách giáo khoa chỉ dùng để cộng hai số một bit, thường được gọi là bộ nửa cộng (half adder), có hai đầu vào và hai đầu ra như Hình 4.2a. Ta kí hiệu bộ nửa cộng này là A. Nếu cộng hai số nhiều bit, thì ở mỗi hàng không chỉ cộng hai bit tương ứng của hai số hạng mà còn phải cộng cả bit nhớ ở hàng bên phải chuyển sang. Do vậy phải cần một bộ cộng ba đầu vào và hai đầu ra, thường được gọi là bộ cộng đầy đủ (full adder) như Hình 4.2c. Ta kí hiệu bộ nửa cộng này là B.
Hãy ghép một số bộ cộng kiểu A để thiết lập một bộ cộng kiểu B. Tìm trên Internet thông tin về bộ cộng đầy đủ.
Cách tích hợp đơn giản nhất là: cộng hai bit x, y bằng một bộ cộng kiểu A để có bit kết quả và bit nhớ thứ nhất để chuyển sang bên trái. Sử dụng một bộ cộng kiểu A khác cộng bit kết quả với số nhớ chuyển từ hàng bên phải. Phép cộng này có thể phát sinh ra một số nhớ thứ hai. Số nhớ sang hàng bên trái chính là tổng của hai số nhớ thứ nhất và thứ hai của hai phép cộng trên. Như vậy, có thể dùng ba bộ cộng kiểu A để xây dựng bộ cộng kiểu B như trong Hình 4.3.
Như vậy, bộ cộng kiểu B có 3 đầu vào gồm 2 bit x, y và số nhớ từ hàng bên phải. Hai đầu ra là bit cùng hàng z của tổng và số nhớ chuyển sang hàng bên trái. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu tổng hai số nhớ thứ nhất và thứ hai chỉ gồm một bit (không phát sinh ra số nhớ nữa). Điều này có thể chứng minh như sau:
Nếu tổng hai số nhớ lại phát sinh ra số nhớ sang hàng bên trái thì hai số nhớ đó phải cùng bằng 1 vì chỉ có phép tính 1 + 1 = 10 mới phát sinh số nhớ. Nếu số nhớ thứ nhất là 1 thì lí luận tương tự, hai bit x và y cũng đều phải là 1. Khi đó số hạ xuống tổng là 0 vì 1+1=10.
Nếu số nhớ thứ hai cũng là 1 thì tương tự, số nhớ từ hàng bên phải phải là 1 và số hạ xuống tổng của phép tính x + y cũng phải là 1. Điều này mâu thuẫn vì ta vừa chứng tỏ nó bằng 0. Vậy không bao giờ cả hai số nhớ thứ nhất và thứ hai đều bằng 1 và kết quả cộng hai số nhớ này không bao giờ phát sinh thêm một số nhớ sang hàng bên trái tiếp theo nên có thể dùng một bộ cộng kiểu A nữa để cộng hai số nhớ.
Nhận xét rằng, nếu 2 bit p và q không đồng thời bằng 1 thì p + q = p v q. Vì vậy, hoàn toàn có thể thay bộ cộng kiểu A thứ ba này bằng một cổng lôgic OR như trong Hình 4.4.