Trang chủ Lớp 11 Tin học Bài Tập Tin Học 11 KNTT Bài 11. Cơ sở dữ liệu

Bài Tập Tin Học 11 KNTT Bài 11. Cơ sở dữ liệu

Bài Tập Tin Học 11 KNTT Bài 11. Cơ sở dữ liệu

  • 258 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

11/12/2024

Hãy chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất về việc lưu trữ dữ liệu phục vụ các bài toán quản lí trên máy tính và việc ghi chép lưu trữ dữ liệu thủ công trên giấy, sổ sách.

A. Là hai việc giống nhau, chỉ là thay văn bản giấy bằng văn bản trên máy tính. 

B. Là hai việc khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau.

C. Là hai việc hướng đến mục tiêu giống nhau nhưng khác nhau về phương pháp làm việc.

D. Là hai việc hướng đến mục tiêu giống nhau nhưng do khả năng xử lí nhanh và chính xác của máy tính mà việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính đem lại hiệu quả cao hơn và cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn, đòi hỏi cần phải tổ chức dữ l
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Việc lưu trữ dữ liệu phục vụ các bài toán quản lí trên máy tính và việc ghi chép lưu trữ dữ liệu thủ công trên giấy, sổ sách, Là hai việc hướng đến mục tiêu giống nhau nhưng do khả năng xử lí nhanh và chính xác của máy tính mà việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính đem lại hiệu quả cao hơn và cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn, đòi hỏi cần phải tổ chức dữ liệu một cách khoa học.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Mở rộng:

1. Yêu cầu tổ chức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học

a) Hạn chế dư thừa trong lưu trữ dữ liệu

- Thói quen cá nhân khi lưu trữ có thể dẫn đến sự không nhất quán của dữ liệu.

- Lập bảng điểm lớp học từ dữ liệu cơ sở có thể được thực hiện dễ dàng trên máy tính.

- Không cần lưu trữ bảng điểm lớp học, chỉ cần ghép các bảng điểm môn học do bảng này chỉ là một khung nhìn tổng hợp từ dữ liệu cơ sờ bằng cách ghép các bảng điểm môn học

- Việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính cần tổ chức để hạn chế trùng lặp và khắc phục lỗi không nhất quán.

b) Sự phụ thuộc phần mềm và dữ liệu

- Việc lưu trữ dữ liệu liên quan chặt chẽ đến việc khai thác thông tin nhờ phần mềm ứng dụng.

- Các phần mềm cần hỗ trợ cập nhật dữ liệu điểm và khai thác thông tin.

- Các thành phần cần có của phần mềm bao gồm: cập nhật điểm môn học, quản lí danh sách lớp học và lập bảng điểm lớp học.

- Giải pháp lưu trữ đơn giản nhất là sử dụng hệ thống tệp văn bản (text) khi viết các mô đun phần mềm bằng ngôn ngữ lập trình, ví dụ như Python.

- Khi viết mỗi mô đun phần mềm, người lập trình cần biết cấu trúc của tệp dữ liệu để đọc và tách các thành phần tương ứng.

- Thay đổi cấu trúc dữ liệu đòi hỏi chỉnh sửa các mô đun phần mềm liên quan.

- Sự phụ thuộc giữa chương trình và dữ liệu dẫn đến việc sửa đổi phần mềm khi thay đổi cách lưu trữ dữ liệu, gây mất thời gian và công sức.

- Việc tổ chức dữ liệu độc lập để phần mềm không cần biết chi tiết về cách lưu trữ là một trong các ý tưởng của khoa học cơ sở dữ liệu.

2. Cơ sở dữ liệu và một số thuộc tính cơ bàn

a) Khái niệm CSDL

- Việc lưu trữ dữ liệu phải độc lập cần được xem xét khái quát. Việc này giúp giảm thời gian và công sức trong việc khai thác dữ liệu, tránh phụ thuộc giữa dữ liệu và phần mềm.

- CSDL là tập hợp các dữ liệu liên quan, được lưu trữ có tổ chức trên hệ thống máy tính.

- Ví dụ về CSDL là bảng điểm các môn học hoặc thông tin tài khoản ngân hàng gồm tên chủ tài khoản, số căn cước công dân và số dư trong tài khoản.

b) Một số thuộc tính cơ bản của CSDL

- Tính không dư thừa: giới hạn lưu trữ dữ liệu trùng lặp và thông tin dễ dàng thu được từ khai thác dữ liệu được gọi là tính không dư thừa của CSDL.

- Tính độc lập dữ liệu: CSDL được thiết kế để phục vụ nhiều mục đích quản lý và không phụ thuộc vào cách tổ chức hoặc lưu trữ dữ liệu cụ thể.

- Tính toàn vẹn: các giá trị dữ liệu phải tuân thủ các ràng buộc cụ thể của thực tế.

- Tính nhất quán: dữ liệu phải được đảm bảo đúng đắn sau khi cập nhật và tránh sự cố làm ảnh hưởng đến tính nhất quán của dữ liệu.

- Tính bảo mật và an toàn: dữ liệu phải được bảo vệ an toàn, ngăn chặn truy cập trái phép và đảm bảo khôi phục dữ liệu dù có sự cố xảy ra.

Sơ đồ tư duy Cơ sở dữ liệu

Lý thuyết Tin học 11 Bài 11 (Kết nối tri thức): Cơ sở dữ liệu (ảnh 1)

 

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Tin học 11 Bài 11: Cơ sở dữ liệu

Giải Tin học 11 Bài 11: Cơ sở dữ liệu

 


Câu 4:

20/12/2024

Những phát biểu nào không đúng khi nói về hạn chế của việc lưu trữ dữ liệu không độc lập với phần mềm?

A. Người xây dựng phần mềm cập nhật và truy xuất dữ liệu không cần phải biết rõ vị trí lưu trên thiết bị và cấu trúc của các tệp lưu trữ dữ liệu.

B. Người xây dựng phần mềm phải tự xây dựng thuật toán và mô đun chương trình đọc tập lưu trữ dữ liệu và phân tích theo cấu trúc của tệp để lấy ra các thành phần dữ liệu.

C. Mỗi lần thay đổi cấu trúc tập lưu trữ dữ liệu phải viết lại mô đun phần mềm cập nhật và truy xuất các thành phần dữ liệu.

D. Việc thay đổi cấu trúc tập lưu trữ dữ liệu không làm ảnh hưởng gì tới mô đun phần mềm cập nhật và truy xuất các thành phần dữ liệu.

Xem đáp án

* Trả lời:

 Những phát biểu không đún là : A,D

-Phát biểu A sai: Khi dữ liệu không độc lập với phần mềm, người xây dựng phần mềm phải biết rõ vị trí lưu trữ và cấu trúc tệp dữ liệu để thiết kế và lập trình các chức năng đọc/ghi phù hợp.

- Phát biểu D sai: Nếu cấu trúc tập dữ liệu thay đổi, các mô đun phần mềm liên quan đến việc cập nhật và truy xuất dữ liệu sẽ bị ảnh hưởng, yêu cầu phải sửa đổi để đảm bảo tương thích với cấu trúc mới.

- B và C đúng, vì:

  • Người xây dựng phần mềm phải tự thiết kế các thuật toán xử lý dữ liệu theo cấu trúc tệp.
  • Khi cấu trúc tệp thay đổi, phần mềm liên quan cần được chỉnh sửa để phù hợp.

* Mở rộng:

1. Yêu cầu tổ chức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học

a) Hạn chế dư thừa trong lưu trữ dữ liệu

- Thói quen cá nhân khi lưu trữ có thể dẫn đến sự không nhất quán của dữ liệu.

- Lập bảng điểm lớp học từ dữ liệu cơ sở có thể được thực hiện dễ dàng trên máy tính.

- Không cần lưu trữ bảng điểm lớp học, chỉ cần ghép các bảng điểm môn học do bảng này chỉ là một khung nhìn tổng hợp từ dữ liệu cơ sờ bằng cách ghép các bảng điểm môn học

- Việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính cần tổ chức để hạn chế trùng lặp và khắc phục lỗi không nhất quán.

b) Sự phụ thuộc phần mềm và dữ liệu

- Việc lưu trữ dữ liệu liên quan chặt chẽ đến việc khai thác thông tin nhờ phần mềm ứng dụng.

- Các phần mềm cần hỗ trợ cập nhật dữ liệu điểm và khai thác thông tin.

- Các thành phần cần có của phần mềm bao gồm: cập nhật điểm môn học, quản lí danh sách lớp học và lập bảng điểm lớp học.

- Giải pháp lưu trữ đơn giản nhất là sử dụng hệ thống tệp văn bản (text) khi viết các mô đun phần mềm bằng ngôn ngữ lập trình, ví dụ như Python.

- Khi viết mỗi mô đun phần mềm, người lập trình cần biết cấu trúc của tệp dữ liệu để đọc và tách các thành phần tương ứng.

- Thay đổi cấu trúc dữ liệu đòi hỏi chỉnh sửa các mô đun phần mềm liên quan.

- Sự phụ thuộc giữa chương trình và dữ liệu dẫn đến việc sửa đổi phần mềm khi thay đổi cách lưu trữ dữ liệu, gây mất thời gian và công sức.

- Việc tổ chức dữ liệu độc lập để phần mềm không cần biết chi tiết về cách lưu trữ là một trong các ý tưởng của khoa học cơ sở dữ liệu.

2. Cơ sở dữ liệu và một số thuộc tính cơ bàn

a) Khái niệm CSDL

- Việc lưu trữ dữ liệu phải độc lập cần được xem xét khái quát. Việc này giúp giảm thời gian và công sức trong việc khai thác dữ liệu, tránh phụ thuộc giữa dữ liệu và phần mềm.

- CSDL là tập hợp các dữ liệu liên quan, được lưu trữ có tổ chức trên hệ thống máy tính.

- Ví dụ về CSDL là bảng điểm các môn học hoặc thông tin tài khoản ngân hàng gồm tên chủ tài khoản, số căn cước công dân và số dư trong tài khoản.

b) Một số thuộc tính cơ bản của CSDL

- Tính không dư thừa: giới hạn lưu trữ dữ liệu trùng lặp và thông tin dễ dàng thu được từ khai thác dữ liệu được gọi là tính không dư thừa của CSDL.

- Tính độc lập dữ liệu: CSDL được thiết kế để phục vụ nhiều mục đích quản lý và không phụ thuộc vào cách tổ chức hoặc lưu trữ dữ liệu cụ thể.

- Tính toàn vẹn: các giá trị dữ liệu phải tuân thủ các ràng buộc cụ thể của thực tế.

- Tính nhất quán: dữ liệu phải được đảm bảo đúng đắn sau khi cập nhật và tránh sự cố làm ảnh hưởng đến tính nhất quán của dữ liệu.

- Tính bảo mật và an toàn: dữ liệu phải được bảo vệ an toàn, ngăn chặn truy cập trái phép và đảm bảo khôi phục dữ liệu dù có sự cố xảy ra.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Tin học 11 Bài 11: Cơ sở dữ liệu

Giải Tin học 11 Bài 11: Cơ sở dữ liệu

 


Bắt đầu thi ngay