Bài tập Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử có đáp án
Bài tập Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử có đáp án
-
365 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Hình 1.1 và Hình 1.2 khác nhau như thế nào? Chúng giúp em biết gì về hiện thực lịch sử?
- Sự khác nhau giữa Hình 1.1 và Hình 1.2 là:
+ Hình 1.1: Hiện thực lịch sử.
+ Hình 1.2: Nhận thức lịch sử.
- Những hình ảnh trên giúp em biết về hiện thực lịch sử:
+ Hình 1.1: Bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 được tìm thấy đầu tiên ở Yên Giang năm 1958 là minh chứng cho thấy nơi đây đã thực sự xảy ra sự kiện trận chiến trên sông Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ ba, giúp các nhà khoa học nghiên cứu và phục dựng lại trận chiến thời xưa.
+ Hình 1.2: Phục dựng bếp lửa và cảnh sinh hoạt của con người thời kì văn hóa Hòa Bình dựa trên các tư liệu lịch sử, khảo cổ… giúp người hiện đại hiểu về lịch sử thời xa xưa.
Câu 2:
23/07/2024Lịch sử được con người nhận thức như thế nào (lấy ví dụ từ câu chuyện Con ngựa gỗ thành Tơ-roa)?
- Qua câu chuyện “Con ngựa gỗ thành Tơ-roa”, con người hiểu về lịch sử cuộc chiến tranh thành Tơ-roa, thể hiện cách nhận thức lịch sử, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa. Đây là điển tích văn học nổi tiếng có nguồn gốc từ I-li-at, sử thi đầu tiên của Hô-me. Câu chuyện trung tâm của huyền thoại I-li-at là cuộc chiến thành Tơ-roa.
Câu 3:
15/07/2024Sách thẻ tre giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử (ghi chép, giấy viết,…)?
- Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng thẻ tre để tạo ra sách, trở thành biểu tượng của nền văn hóa Trung Hoa với lịch sử phát triển lâu đời.
- Sách thẻ tre cung cấp rất nhiều thông tin lịch sử, từ chính trị, quân sự đến đời sống kinh tế, văn hóa,… của Trung Quốc trước khi có giấy.
Câu 4:
14/07/2024Em hãy nêu khái niệm Sử học.
- Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phương, con người nói riêng.
Câu 5:
13/07/2024Đối tượng nghiên cứu của Sử học là gì?
- Đối tượng của Sử học là quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ.
- Đối tượng của Sử học mang tính toàn diện.
Câu 6:
17/07/2024Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rô, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?
- Chức năng của sử học:
+ Chức năng khoa học: cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả, giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.
+ Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.
+ Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.
- Nhiệm vụ của sử học:
+ Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cuộc sống hiện tại.
+ Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức của con người.
+ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.
Câu 7:
21/07/2024Em hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của Sử học.
- Nguyên tắc khách quan: trình bày lịch sử một cách khách quan, không định kiến, không thiên vị.
- Nguyên tắc trung thực: tôn trọng sự thật lịch sử.
- Nguyên tắc tiến bộ: góp phần xây dựng những giá trị tốt đẹp.
- Nguyên tắc toàn diện và cụ thể: phản ánh đầu đủ, gắn với không gian, thời gian cụ thể.
Câu 8:
20/07/2024Các hình 1.5, 1.6, 1.7 thuộc loại hình sử liệu nào?
- Hình 1.5, Hình 1.6: Sử liệu hiện vật.
- Hình 1.7: Sử liệu thành văn (bài hát ra đời đúng ngay thời điểm nhạc sĩ Xuân Oanh đang hòa mình vào dòng người biểu tình ngày 19/8 ở Hà Nội).
Câu 9:
22/07/2024Hai phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp logic) giống và khác nhau như thế nào?
- Giống nhau: đều là những phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử.
- Khác nhau:
+ Phương pháp lịch sử: xem xét, trình bày các hiện tượng, sự vật qua các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể.
+ Phương pháp logic: nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng vận động của lịch sử.
Câu 10:
16/07/2024Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử giống và khác nhau như thế nào? Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu ví dụ và giải thích.
* So sánh và đưa ra ví dụ về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
|
Hiện thực lịch sử |
Nhận thức lịch sử |
Giống nhau |
- Đều cho biết về những gì đã diễn ra trong quá khứ |
|
Khác nhau |
- Hiện thực lịch sử chỉ có một |
- Nhận thức lịch sử rất đa dạng, phong phú (cùng một hiện thực lịch sử nhưng có thể có nhiều nhận thức khác nhau). |
- Không thể thay đổi theo thời gian |
- Có thể thay đổi theo thời gian |
|
- Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người |
- Mang tính chủ quan và phụ thuộc vào hiện thực lịch sử. |
|
- Hiện thực lịch sử có trước nhận thức lịch sử. |
- Nhận thức lịch sử xuất hiện sau hiện thực lịch sử. |
|
Ví dụ |
- 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
- Về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự kết hợp những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. - Tuy nhiên, cũng có những quan điểm, nhận thức khác về sự kiện này, như một số sử gia phương Tây cho rằng Cách mạng tháng Tám là một cuộc “cách mạng ăn may”… |
Câu 11:
23/07/2024Lịch sử là quá khứ, vậy hiện thực lịch sử có phải là quá khứ không? Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích.
- Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người để nhận thức về hiện thực lịch sử. Do vậy, hiện thực lịch sử cũng là quá khứ.
Câu 12:
21/07/2024Trên cơ sở sưu tập các sử liệu và giới thiệu một di tích lịch sử ở địa phương em, hãy phân loại, đánh giá để xác định độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu ấy.
(*) Tư liệu giới thiệu về: Thánh địa Mỹ Sơn:
- Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) là tổ hợp bao gồm nhiều đền tháp Chăm-pa, trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km. Đây là nơi tổ chức cúng tế thần Si-va của các vương triều Chăm-pa.
- Trong nhiều thế kỉ, thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chăm-pa tại Việt Nam.
- Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Thánh địa Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chăm-pa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực.
(*) Các nguồn sử liệu được sưu tập:
+ Sử liệu hiện vật (các tháp Chăm, tượng ở Thánh địa Mỹ sơn)
+ Sử liệu thành văn
+ Sử liệu truyền miệng.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo