Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác có đáp án

Bài tập Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác có đáp án

Bài tập Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác có đáp án

  • 59 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Ta nói hai đoạn thẳng bằng nhau nếu chúng có cùng độ dài, hai góc bằng nhau nếu chúng có cùng số đo góc. Vậy hai tam giác như thế nào thì được gọi là bằng nhau và làm thế nào để kiểm tra được hai tam giác đó bằng nhau? Trong bài này chúng ta sẽ trả lời câu hỏi đó.

Xem đáp án

Hai tam giác được gọi là bằng nhau nếu các cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau.

Để kiểm tra hai tam giác bằng nhau, ta kiểm tra xem các cạnh tương ứng và các góc tương ứng của hai tam giác đó có bằng nhau hay không. Nếu chúng bằng nhau thì hai tam giác đó bằng nhau.


Câu 3:

17/07/2024

Biết hai tam giác trong Hình 4.11 bằng nhau, em hãy chỉ ra các cặp cạnh tương ứng, các cặp góc tương ứng và viết đúng kí hiệu bằng nhau của cặp tam giác đó.

Biết hai tam giác trong Hình 4.11 bằng nhau, em hãy chỉ ra các cặp cạnh tương ứng, các cặp góc tương ứng và viết đúng kí hiệu bằng (ảnh 1)

Xem đáp án

Các cặp cạnh tương ứng: FE = KH, ED = HG, DF = GK.

Các cặp góc tương ứng: F^=K^,E^=H^,D^=G^.

Kí hiệu bằng nhau của cặp tam giác là: ΔDEF=ΔGHK.


Câu 4:

17/07/2024

Cho tam giác ABC bằng tam giác DEF (H.4.13). Biết rằng BC = 4 cm, ABC^=40°,

ACB^=60°. Hãy tính độ dài đoạn thẳng EF và số đo góc EDF.

Cho tam giác ABC bằng tam giác DEF (H.4.13). Biết rằng BC = 4 cm (ảnh 1)

Xem đáp án

Xét tam giác ABC có A^+B^+C^=180°.

Do đó A^=180°B^C^=180°60°40°=80°.

Do tam giác ABC bằng tam giác DEF nên EF = BC (2 cạnh tương ứng) và EDF^=BAC^ (2 góc tương ứng).

Do đó EF = 4 cm và EDF^=80°.

Vậy EF = 4 cm và EDF^=80°.


Câu 5:

18/07/2024

Vẽ tam giác ABC có AB = 5 cm, AC = 4 cm, BC = 6 cm theo các bước sau:

- Dùng thước thẳng có vạch chia vẽ đoạn thẳng BC = 6 cm.

- Vẽ cung tròn tâm B bán kính 5 cm và cung tròn tâm C bán kính 4 cm sao cho hai cung tròn cắt nhau tại điểm A (H.4.14).

- Vẽ các đoạn thẳng AB, AC ta được tam giác ABC.

Vẽ tam giác ABC có AB = 5 cm, AC = 4 cm, BC = 6 cm theo các bước sau:  - Dùng thước thẳng có vạch chia vẽ đoạn thẳng BC = 6 cm (ảnh 1)

Xem đáp án

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng BC = 6 cm.

Vẽ tam giác ABC có AB = 5 cm, AC = 4 cm, BC = 6 cm theo các bước sau:  - Dùng thước thẳng có vạch chia vẽ đoạn thẳng BC = 6 cm (ảnh 2)

Bước 2. Vẽ cung tròn tâm B bán kính 5 cm và cung tròn tâm C bán kính 4 cm sao cho hai cung tròn cắt nhau tại điểm A.

Vẽ tam giác ABC có AB = 5 cm, AC = 4 cm, BC = 6 cm theo các bước sau:  - Dùng thước thẳng có vạch chia vẽ đoạn thẳng BC = 6 cm (ảnh 3)

Bước 3. Vẽ các đoạn thẳng AB, AC ta được tam giác ABC.

Vẽ tam giác ABC có AB = 5 cm, AC = 4 cm, BC = 6 cm theo các bước sau:  - Dùng thước thẳng có vạch chia vẽ đoạn thẳng BC = 6 cm (ảnh 4)

 

 

 

 

 

 


Câu 6:

17/07/2024

Tương tự, vẽ thêm tam giác A'B'C' có A'B'=5cm,A'C'=4cm,B'C'=6cm.

- Dùng thước đo góc kiểm tra xem các góc tương ứng của hai tam giác ABC và A'B'C' có bằng nhau không.

- Hai tam giác ABC và A'B'C' có bằng nhau không?

Xem đáp án

Thực hiện vẽ tam giác A'B'C' theo các bước như sau:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng B'C'=6cm.

- Dùng thước đo góc kiểm tra xem các góc tương ứng của hai tam giác ABC và (ảnh 1)

Bước 2. Vẽ cung tròn tâm B' bán kính 5 cm và cung tròn tâm C' bán kính 4 cm sao cho hai cung tròn cắt nhau tại điểm .

- Dùng thước đo góc kiểm tra xem các góc tương ứng của hai tam giác ABC và (ảnh 2)

Bước 3. Vẽ các đoạn thẳng A'B',A'C' ta được tam giác A'B'C'

- Dùng thước đo góc kiểm tra xem các góc tương ứng của hai tam giác ABC và (ảnh 3)

- Sử dụng thước đo góc, ta có A^=A'^82,8°;B^=B'^41,4°;C^=C'^55,8°.

Các góc tương ứng của hai tam giác ABC và A'B'C' bằng nhau.

- Hai tam giác ABC và A'B'C' có:

AB=A'B',BC=B'C',CA=C'A' (theo giả thiết).

A^=A'^,B^=B'^,C^=C'^ (chứng minh trên).

Vậy hai tam giác ABC và A'B'C' có các cạnh và các góc tương ứng bằng nhau.

Do đó ΔABC=ΔA'B'C'.


Câu 7:

17/07/2024

Trong Hình 4.15, những cặp tam giác nào bằng nhau?

Trong Hình 4.15, những cặp tam giác nào bằng nhau (ảnh 1)

Xem đáp án

Quan sát hình ta thấy:

Xét tam giác ABC và tam giác MNP có:

AB = MN, BC = NP, CA = PM.

Do đó ΔABC=ΔMNP (c – c – c).

Xét tam giác DEF và tam giác GHK có:

DE = GH, EF = HK, FD = KG.

Do đó ΔDEF=ΔGHK (c – c – c).

Vậy các cặp tam giác bằng nhau là: ΔABC=ΔMNP,ΔDEF=ΔGHK.


Câu 8:

17/07/2024

Cho Hình 4.17, biết AB = AD, BC = DC.

Chứng minh rằng ΔABC=ΔADC.

Cho Hình 4.17, biết AB = AD, BC = DC. Chứng minh rằng (ảnh 1)

 

Xem đáp án

Xét hai tam giác ABC và ADC có:

AB = AD (theo giả thiết)

BC = DC (theo giả thiết)

AC chung

Vậy ΔABC=ΔADC  ccc.


Câu 9:

17/07/2024

Người ta dùng compa và thước thẳng để vẽ tia phân giác của góc xOy như sau:

Người ta dùng compa và thước thẳng để vẽ tia phân giác của góc xOy như sau (ảnh 1)

(1) Vẽ đường tròn tâm O cắt Ox, Oy lần lượt tại A và B.

(2) Vẽ đường tròn tâm A bán kính AO và đường tròn tâm B bán kính BO. Hai đường tròn cắt nhau tại điểm M khác điểm O.

(3) Vẽ tia Oz đi qua M.

Em hãy giải thích vì sao tia OM là tia phân giác của góc xOy.

Xem đáp án

Do A và B thuộc đường tròn tâm O nên AO = BO.

Do M thuộc đường tròn tâm B bán kính BO nên BO = BM.

Do M thuộc đường tròn tâm A bán kính AO nên AO = AM.

Mà AO = BO nên AM = BM.

Xét hai tam giác OBM và OAM có:

BO = AO (chứng minh trên).

BM = AM (chứng minh trên).

OM chung.

Do đó ΔOBM=ΔOAMccc.

Do đó BOM^=AOM^ (2 góc tương ứng).

Mà OM nằm giữa hai tia OA và OB nên OM là tia phân giác của AOB^ hay OM là tia phân giác của xOy^.

Vậy OM là tia phân giác của xOy^.


Câu 10:

17/07/2024

Cho hai tam giác ABC và DEF như Hình 4.18.

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

(1) ΔABC=ΔDEF;

(2) ΔACB=ΔEDF;

(3) ΔBAC=ΔDFE;

(4) ΔCAB=ΔDEF.

Cho hai tam giác ABC và DEF như Hình 4.18.  Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng (ảnh 1)

Xem đáp án

Quan sát hình, ta thấy AB = EF, BC = FD, CA = DE.

Khi đó:

ΔABC=ΔEFD nên khẳng định (1) sai.

ΔACB=ΔEDF nên khẳng định (2) đúng.

ΔBAC=ΔFED nên khẳng định (3) sai.

ΔCAB=ΔDEF nên khẳng định (4) đúng.


Câu 11:

17/07/2024

Trong Hình 4.19, hãy chỉ ra hai cặp tam giác bằng nhau.

Trong Hình 4.19, hãy chỉ ra hai cặp tam giác bằng nhau (ảnh 1)

Xem đáp án

Xét hai tam giác ABD và CDB có:

AB = CD (theo giả thiết).

AD = BC (theo giả thiết).

BD chung.

Do đó ΔABD=ΔCDBccc.

Xét hai tam giác ACD và CAB có:

AD = BC (theo giả thiết).

CD = AB (theo giả thiết).

AC chung.

Do đó ΔACD=ΔCABccc.

Vậy hai cặp tam giác bằng nhau là: ΔABD=ΔCDB,ΔACD=ΔCAB.


Câu 12:

17/07/2024

Cho Hình 4.20, biết AB = CB, AD = CD, DAB^=90°,

BDC^=30°.

a) Chứng minh rằng ΔABD=ΔCBD.

b) Tính ABC^.

Cho Hình 4.20, biết AB = CB, AD = CD (ảnh 1)

Xem đáp án

a) Xét hai tam giác ABD và CBD có:

AB = BC (theo giả thiết).

AD = CD (theo giả thiết).

BD chung.

Vậy ΔABD=ΔCBDccc.

b) Do ΔABD=ΔCBD nên ADB^=CDB^ (2 góc tương ứng).

Do đó ADB^=30°.

Xét tam giác ABD vuông tại A có: ABD^+ADB^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).

Do đó ABD^=90°ADB^=90°30°=60°.

Do ΔABD=ΔCBD nên ABD^=CBD^ (2 góc tương ứng).

Do đó CBD^=60°.

Khi đó ABC^=ABD^+CBD^=60°+60°=120°.

Vậy ABC^=120°.


Bắt đầu thi ngay