Bài tập Giới thiệu về liên kết hóa học có đáp án
Bài tập Giới thiệu về liên kết hóa học có đáp án
-
127 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Trong tự nhiên, chỉ có các khí hiếm tồn tại ở dạng đơn nguyên tử bền vững, còn nguyên tử của các nguyên tố khác thường có xu hướng kết hợp với nhau bằng các liên kết hóa học. Các liên kết hóa học được hình thành như thế nào?
Nguyên tử của các nguyên tố khác khí hiếm có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm bằng cách nhường, nhận hay dùng chung các electron. Liên kết hóa học gồm có:
- Liên kết ion được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu.
- Liên kết cộng hóa trị được tạo nên do sự dùng chung một hay nhiều cặp electron.
Câu 2:
23/07/2024Quan sát Hình 6.1, so sánh số electron lớp ngoài cùng của He, Ne và Ar.
- Số electron lớp ngoài cùng của He, Ne và Ar lần lượt là 2, 8 và 8.
Câu 3:
13/07/2024Quan sát Hình 6.2 và so sánh số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử Na, Cl với ion Na+, Cl-.
- Số electron ở lớp ngoài cùng của Na là 1, còn số electron ở lớp ngoài cùng của ion Na+ là 8.
- Số electron ở lớp ngoài cùng của Cl là 7, còn số electron ở lớp ngoài cùng của ion Cl- là 8.
Câu 4:
23/07/2024Cho sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử magnesium oxide như sau
Hãy cho biết nguyên tử Mg đã nhường hay nhận bao nhiêu electron.
Từ sơ đồ, ta thấy nguyên tử Mg đã nhường 2 electron cho nguyên tử O.
Câu 5:
23/07/2024Quan sát Hình 6.4 và Hình 6.5, cho biết số electron lớp ngoài cùng của H và O trước và sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị.
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen (Hình 6.4)
+ Trước khi hình thành liên kết thì nguyên tử H có 1 electron lớp ngoài cùng.
+ Sau khi hình thành liên kết thì mỗi nguyên tử H có 2 electron dùng chung ở lớp ngoài cùng.
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử oxygen (Hình 6.5)
+ Trước khi hình thành liên kết thì nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng.
+ Sau khi hình thành liên kết thì mỗi nguyên tử O có 8 electron ở lớp ngoài cùng, trong đó có 2 cặp electron dùng chung.
Câu 6:
23/07/2024Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine, khí nitrogen.
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine
Mỗi nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ar, khi hình thành phân tử khí chlorine, hai nguyên tử Cl đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử Cl góp chung 1 electron tạo thành một cặp electron dùng chung.
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí khí nitrogen
Mỗi nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử khí nitrogen, hai nguyên tử N đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron tạo thành ba cặp electron dùng chung.
Câu 7:
23/07/2024Quan sát Hình 6.6 và cho biết khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ của nguyên tử oxygen giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm nào?
Quan sát Hình 6.6, ta thấy nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron. Khi này, lớp vỏ của nguyên tử oxygen 10 electron giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm Ne.
Câu 8:
17/07/2024Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide, ammonia.
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide
Khi hình thành phân tử carbon dioxide, hai nguyên tử O đã liên kết với một nguyên tử C bằng cách nguyên tử C đã góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron tạo thành 2 cặp electron dùng chung.
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử ammonia
Khi hình thành phân tử ammonia, ba nguyên tử H đã liên kết với một nguyên tử N bằng cách nguyên tử N đã góp chung với mỗi nguyên tử H một electron tạo thành cặp electron dùng chung.
Câu 9:
23/07/2024Vận dụng khái niệm liên kết hóa học để giải thích được vì sao trong tự nhiên, muối ăn ở dạng rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi, còn đườn ăn, nước đá ở thể rắn dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng dễ bay hơi.
- Muối ăn là hợp chất ion nên là chất rắn ở điều kiện thường, khó bay hơi, khó nóng chảy.
- Đường ăn và nước đá là hợp chất cộng hóa trị nên ở thể rắn, dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng sẽ dễ bay hơi do các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 6. Giới thiệu về liên kết hoá học có đáp án (654 lượt thi)
- Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học (Phần 2) có đáp án (227 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 5. Phân tử - Đơn chất – Hợp chất có đáp án (1666 lượt thi)
- Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 7. Hoá trị và công thức hoá học có đáp án (1322 lượt thi)
- Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất (Phần 2) có đáp án (303 lượt thi)
- Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học (Phần 2) có đáp án (245 lượt thi)