23 Bài Sự điện li từ đề thi thpt quốc gia có lời giải chi tiết
23 Bài Sự điện li từ đề thi thpt quốc gia có lời giải chi tiết ( đề 1)
-
101 lượt thi
-
21 câu hỏi
-
25 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
11/07/2024Cho V lít dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)21M và NaOH 0,5M vào 200ml dung dịch H2SO4 1M và HCl 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra kết thúc, thu được dung dịch có pH=7. Giá trị V là:
Đáp án A
Câu 2:
26/06/2024Cho vài giọt dung dịch phenolphtalein và 50 ml dung dịch NaOH aM, thấy dung dịch có màu hồng. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch trên, đến khi mất màu hồng thì cần 25 ml dung dịch HCl đó. Giá trị của a là
Đáp án D
0,05
Câu 3:
21/07/2024Có hai dung dịch X và Y chứa các ion khác nhau. Mỗi dung dịch chứa đúng hai loại cation và hai loại anion trong số các ion sau:
Ion | K+ | Mg2+ | NH4+ | H+ | Cl- | SO42- | NO3- | CO32- |
Số mol | 0,15 | 0,1 | 0,25 | 0,2 | 0,1 | 0,075 | 0,25 | 0,15 |
Biết X hòa tan được Fe(OH)3. Khối lượng chất tan có trong Y là
Đáp án B.
Dung dịch X không chứa ion CO32- (vì H+ + CO32- ® CO2 + H2O)
Dung dịch Y không chứa ion Mg2+ (vì Mg2+ + CO32- ® MgCO3)
Dung dịch Y các ion K+, NH4+, CO32-, Cl- (theo định luật BTĐT) Þ mY = 22,9 (g)
Câu 4:
13/07/2024Dung dịch A gồm HCl 0,2M; HNO3 0,3M; H2SO4 0,1M; HClO4 0,3M, dung dịch B gồm KOH 0,3M; NaOH 0,4M; Ba(OH)2 0,15M. Cần trộn A và B theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu để được dung dịch có pH = 13?
Đáp án B.
Nồng độ H+ ban đầu là: (0,2 + 0,3 + 0,1.2 + 0,3) = 1M.
Nồng độ OH- ban đầu là: (0,3 + 0,4 + 0,15.2) = 1M.
Dung dịch sau phản ứng có pH = 13, suy ra OH- dư, pOH = 1.
Nồng độ OH- dư là: 10-1 = 0,1M.
Áp dụng sơ đồ đường chéo cho trường hợp OH- dư, ta được:
VA/VB = (1-0,1)/(1+0,1) = 9/11
Câu 5:
23/07/2024Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, SO42- và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42-có trong 250 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaC2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của NO3- là:
Đáp án C.
Khi cho X phản ứng với dung dịch BaCl2 thì xảy ra phản ứng:
Ba2+ + SO42- → BaSO4 (1)
0,05→0,05
Theo (1) và giả thiết suy ra trong 250 ml dung dịch X có 0,05 mol SO42- vậy trong 500 ml dung dịch X có 0,1 mol SO42-.
Khi cho X phản ứng với dung dịch NH3 dư thì xảy ra các phản ứng:
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+ (2)
0,1 0,1
Cu2+ + 2NH3 +2H2O → Cu(OH)2 +2NH42+ (3)
Cu(OH)2 + 4NH3 →[Cu(NH3)4]2+ + 2OH- (4)
Khi cho X phản ứng với dung dịch NH3 dư thì chỉ có Al3+ tạo kết tủa, Cu2+ lúc đầu tạo kết tủa sau đó tạo phức tan vào dung dịch.
Theo (2) và giả thiết ta thấy trong 500 ml dung dịch X có 0,1 mol Al3+.
Đặt số mol của Cu2+ và NO3- trong 500 ml dung dịch X là x và y. Theo định luật bảo toàn điện tích và khối lượng, ta có:
Câu 6:
23/07/2024Cho m gam CuSO4.5H2O vào 250 ml dung dịch NaCl 1,2M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp trong thời gian 5250 giây, thu được dung dịch Y và 4,032 lít khí thoát ra ở anot. Nếu thời gian điện phân là 9450 giây, thì tổng thể tích khí thoát ra ở hai điện cực là 6,272 lít. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy khối lượng thanh Mg tăng a gam. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị m và a lần lượt là:
Đáp án A.
Ta có: nCl- = 1,2.0,25 = 0,3 mol
Catot
Cu2+ + 2e → Cu
H2O + 2e →2OH- + H2
Anot
2Cl- → Cl2 + 2e
2H2O → 4H+ + O2 + 4e
- Điện phân trong 5250 giây, nkhí anot = 0,18 mol > nCl
Do đó, ở anot có khí O2 thoát ra: nO2 = 0,18 – 0,15 = 0,03 mol
→ I = neF/t = (0,03.4 + 0,15.2).96500/5250 = 7,72A
Điện phân trong 9450 giây, ne điện phân = (9450.7,72)/96500 = 0,756 mol
Ở anot: nO2 = 7,72.(9450-28950/7,72)/(4.96500) = 0,114 mol
Ở catot: nH2 = 6,272/22,4 -0,114 – 0,15 = 0,016 mol
→nCu2+ = (0,756 -2.0,016)/2 = 0,362 mol → m = 0,362.250 = 90,5 gam
Trong 5250 giây: nCu2+ (bị điện phân) = 5252.7,72/2.96500 = 0,21 mol → Cu2+ dư 0,152 mol.
- Nhúng thanh Mg vào dung dịch chứa 0,152 mol Cu2+và 0,12 mol H+.
→mMg tăng = 0,152.(64-24) -24.1/2.0,12 = 4,64 gam
Câu 7:
20/07/2024Tiến hành điện phân với điện cực trơ và màng ngăn xốp một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được 0,896 lít khí (đkc). Dung dịch sau khi điện phân có thể hòa tan tối đa 3,2 gam CuO. Giá trị của m là
Đáp án A
Vì dung dịch sau phản ứng hòa tan được CuO → có H+
+ Ta có nH+ = 2nCuO = 0,08 mol ⇒ nO2↑ = nH+/4 = 0,02 mol
Mà nCl2 + nO2 = 0,04 ⇒ nCl2 = 0,02 mol
+ BT nguyên tố clo ⇒ nNaCl = 2nNaCl = 0,04 mol
BTe ta có nCuSO4 = (4nO2 + 2nCl2) ÷ 2 = 0,06 mol
→ m = 0,06×160 + 0,04×58,5 = 11,94 gam
Câu 8:
21/07/2024Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
Đáp án C
Nhận xét được lượng chất rắn > bột Fe nên sau phản ứng điện phân thì AgNO3 còn dư và chất rắn này
cũng có thể gồm Fe dư ( nếu không dư thì trong quá trình tính toán số mol nó = 0 thôi ).
Cả quá trình: điện phân: 2AgNO3 + H2O → 2Ag + 2HNO3 + ½.O2↑ .
Sau đó: 3Fe + 8HNO3 → 3Fe(NO3)2 + 2NO↑ + 4.H2O.
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓.
Quan trọng tiếp theo là chọn ẩn sao cho tính toán nhanh:
gọi số mol AgNO3 bị điện phân là x mol, số mol sắt bị hoà tan là y mol thì ta có:
Khối lượng chất rắn: 14,5 = ( 0,225 - y) × 56 + (0,15 - x ) × 108 → 108x + 56y = 14,3 gam.
Số mol sắt phản ứng: y = (0,15 - x ) ÷ 2 + 3x ÷ 8 → x ÷ 8 + y = 0,075 mol.
Vậy thời gian điện phân t = 96500 × 0,1 ÷ 2,68 = 3600 s = 1h → chọn C
Câu 9:
26/06/2024Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và KCl 0,4M bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong 6176 giây thì dừng điện phân, khối lượng dung dịch giảm 15 gam. Cho 0,25 mol Fe vào dung dịch sau điện phân , kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5) đồng thời thu được m gam hỗn hợp rắn. giá trị m là
Đáp án B
Dung dịch điện phân chứa 3x mol Cu(NO3)2 và x mol KCl.
Áp dụng định luật điện phân Faraday, ta có ne trao đổi = It ¸ 96500 = 0,32 mol.
Dung dịch điện phân ra x mol CuCl2 và y mol CuO. Ta có: 2x + 2y = 0,32 mol và 135x + 80y = 15 gam.
Giải hệ được x = 0,04 mol và y = 0,12 mol.
® dung dịch sau điện phân có Cu(NO3)2; KNO3 và HNO3.
Bảo toàn nguyên tố H có nH2O = 0,12 mol ® bảo toàn nguyên tố O có nNO = 0,06 mol.
Tiếp tục bảo toàn N suy ra số mol Fe(NO3)2 là 0,17 mol. Bảo toàn khối lượng kim loại ta có: 0,25 x 56 + 0,08 x 64 = 0,17 x 56 + m →m = 9,6 gam
Câu 10:
19/07/2024Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 5) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 1930 giây, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm H2 và Cl2 (có tỉ khối so với H2 là 24). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì khối lượng dung dịch giảm 2,715 gam. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là
Đáp án A
3860
Câu 11:
08/07/2024Hòa tan 4,5 gam tinh thể MSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ và cường độ dòng điện 1,93A. Nếu thời gian điện phân là t (s) thì thu được kim loại M ở catot và 156,8 ml khí tại anot. Nếu thời gian điện phân là 2t (s) thì thu được 537,6 ml khí. Biết thể tích các khí đo ở đktc. Kim loại M và thời gian t lần lượt là
Đáp án A
Cu và 1400s
Câu 12:
22/07/2024Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và KCl 0,4M bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi I=5A trong 6176 giây thì dừng điện phân thấy khối lượng dung dịch giảm 15 gam. Cho 0,25 mol Fe vào dung dịch sau điện phân , kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5) đồng thời thu được m gam hỗn hợp rắn. giá trị m là?
Đáp án B
ne = 5 x 6176 / 96500 = 0,32 mol. Fe+ dung dịch sau điện phân → sinh khí NO
⇒ dung dịch sau điện phân chứa H+ ⇒ Cl– bị điện phân hết.
► Quy đổi sản phẩm điện phân về CuO và CuCl2 với số mol x và y.
ne = 2x + 2y = 0,32 mol; mdung dịch giảm = 80x + 135y = 15(g).
⇒ giải hệ có: x = 0,12 mol; y = 0,04 mol ⇒ nKCl = nCl– = 2y = 0,08 mol.
⇒ nCu2+ = nCu(NO3)2 = 0,08 × 3 = 0,24 mol ⇒ nCu2+/dung dịch = 0,08 mol.
nO2 = 0,5x = 0,06 mol ⇒ nH+ = 0,06 × 4 = 0,24 mol.
► 4H+ + NO3– + 3e → NO + 2H2O
Cu2+ + 2e → Cu.
ne nhận tối đa = 3/4nH+ + 2nCu2+ = 0,34 mol < ne cho tối thiểu = 2nFe = 0,5 mol.
⇒ Fe dư ⇒ Fe chỉ lên số oxi hóa +2 ⇒ nFe phản ứng = 0,34 ÷ 2 = 0,17 mol.
► Hỗn hợp rắn gồm 0,08 mol Fe và 0,08 mol Cu ⇒ m = 9,6(g)
Câu 13:
16/07/2024Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100% dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X gồm 0,2 mol CuSO4 và 0,15 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 14,125 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 15 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Biết các khí sinh ra hòa tan không đáng kể trong nước. Giá trị của m là
Đáp án C
Khối lượng dung dịch giảm gồm CuCl2: 0,075 mol và CuO : [14,125-0,075.(64+71)] / 80 = 0,05 mol
Dung dịch Y chứa CuSO4 : 0,2- 0,075- 0,05 = 0,075 mol, H2SO4 : 0,125 mol ( bảo toàn nhóm SO42-)
Khi cho 15 gam bột Fe thì xảy ra phản ứng
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Khối lượng chất rắn thu được gồm Cu : 0,075 mol và Fe dư: 15- 0,075. 56- 0,125. 56 = 3,8 gam → m = 0,075. 64 +3,8 = 8,6 gam
Câu 14:
28/06/2024Điện phân (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch muối nitrat của một kim loại M (có hóa trị không đổi). Sau thời gian t giây, khối lượng dung dịch giảm 6,96 gam và tại catot chỉ thu được a gam kim loại M. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 11,78 gam và tại catot thoát ra 0,224 lít khí (đktc). Giá trị của a là
Đáp án C
Dạng thời gian t, 2t kết hợp với khối lượng dung dịch giảm. ► quy cái này giải cho dễ này:
dung dịch giảm MO hay M2O hay M2O3 quy hết về dạng MnO nhé (n = 1 hoặc 2 hoặc 2/3 tùy).
• xét thời gian t (giây): dung dịch giảm x mol MnO ⇄ 6,96 gam → ne trao đổi = 2x mol.
thời gian 2t (giây) → ne trao đổi = 4x mol; catot ra 0,01 mol H2 → ứng với dung dịch ra 0,01 mol H2O.
→ 11,78 gam dung dịch giảm gồm 0,01 mol H2O và còn (2x – 0,01) mol MnO nữa.
→ Phương trình: 11,78 = 0,01 × 18 + 2 × 6,96 – 0,01 × MMnO → MnO = 232.
→ nM = 216 ứng với cặp n = 2 và M = 108 là kim loại Ag.
Thay ngược lại → x = 6,96 ÷ 232 = 0,03 mol → a = 6,48 gam
Câu 15:
19/07/2024Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Số mol ion Cu2+ trong Y là
Đáp án B
☆ Xét thời gian điện phân là t giây:
Từ tỉ khối khí bên anot so với với H2 → gồm O2 và Cl2 với số mol bằng nhau.
dung dịch Y vẫn còn màu xanh chứng tỏ vẫn dư Cu2+ trong Y.
⇒ 7,68 gam kim loại thu được là 0,12 mol Cu → ∑ne trao đổi = 0,12 × 2 = 0,24 mol.
⇒ 4nO2 + 2nCl2 = 0,24 ⇒ nO2 = nCl2 = 0,04 mol.
☆ xét thời gian điện phân là 12352 giây
→ Áp dụng công thức định luật Farađay có ∑ne trao đổi = It ÷ 96500 = 0,32 mol.
Bên anot: ra hết Cl2 là 0,04 mol ⇒ nO2 = (0,32 – 0,04 × 2) ÷ 4 = 0,06 mol.
Mà giả thiết ∑nkhí 2 cực = 0,11 mol ⇒ nH2 bên catot = 0,01 mol.
Catot thu được H2 chứng tỏ Cu2+ bị điện phân hết ⇒ ∑nCu2+ = (0,32 – 0,01 × 2) ÷ 2 = 0,15 mol.
Quay lại thời gian sau điện phân t giây, nCu2+ trong Y = 0,15 – 0,12 = 0,03 mol
Câu 16:
28/06/2024Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và KCl 0,4M bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong 6176 giây thì dừng điện phân, khối lượng dung dịch giảm 15 gam. Cho 0,25 mol Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5) đồng thời thu được m gam hỗn hợp rắn. giá trị m là
Chọn đáp án B.
Dung dịch điện phân chứa 3x mol Cu(NO3)2 và x mol KCl.
Áp dụng định luật điện phân Faraday, ta có ne trao đổi = It : 96500 = 0,32 mol.
Dung dịch điện phân ra x mol CuCl2 và y mol CuO. Ta có: 2x + 2y = 0,32 mol và 135x + 80y = 15 gam
Giải hệ được x = 0,04 mol và y = 0,12 mol
→ dung dịch sau điện phân có Cu(NO3)2; KNO3 và HNO3.
Bảo toàn nguyên tố H có nH2O = 0,12 mol → bảo toàn nguyên tố O có nNO = 0,06 mol.
Tiếp tục bảo toàn N suy ra số mol Fe(NO3)2 là 0,17 mol. Bảo toàn khối lượng kim loại ta có:0,25 x 56 + 0,08 x 64 = 0,17 x 56 + m → m = 9,6 gam
Câu 17:
20/07/2024Điện phân dung dịch chứa AgNO3 điện cực trơ, với cường độ dòng điện 2A, một thời gian thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,58m gam hỗn hợp bột kim loại Y và 1,12 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO, N2O có tỉ khối hơi đối với H2 là 19,2 và dung dịch T chứa 37,8 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại Y tác dụng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Thời gian điện phân là
Chọn đáp án D.
Ghép cụm NO3:
1NO + 2Otrong H2O→ 1NO3
1NO + 5Otrong H2O→ 2NO3
1NH4 + 3Otrong H2O→ 1NO3
→ Gọi số mol NH3NO3 là x mol ta có: ∑nH2O = 3x + 0,02x3 + 0,03x5 = 3x + 0,21
→ Theo bảo toàn nguyên tố H có (6x + 0,42) mol HNO3.
Lại gọi số mol Mg(NO3)2 trong T là y mol → bảo toàn nguyên tố N có (2y -4x -0,34) mol AgNO3.
Bảo toàn khối lượng các nguyên kim loại trong sơ đồ có phương trình:
m + (2y – 4x – 0,34) x108 = 1,58m →0,58m + 432x -192y + 36,72 =0 (1)
Hỗn hợp Y gồm 0,25 mol Mg và (2y -4x -0,34) mol Ag mà khối lượng Y là 1,58m gam
→ phương trình:0,25 x 24 + (2y – 4x – 0,34) x 108 = 1,58m →1,58 + 432x -216y + 30,72 =0 (2)
Biết mT = 37,8 gam → có 148y + 80x = 37,8 (3)
Giải hệ được x = 0,0 mol; y = 0,25 mol và m = 12,0 gam. Thay lại có 0,48 mol HNO3.
→ khi điện phân: ne trao đổi = 0,48 mol → t = 0,48 x 96500 : 2 = 23160 giây
Câu 18:
22/07/2024Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,5M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 8492 giây thì dừng điện phân, ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng có khí NO thoát ra (sản phầm khử duy nhất của N+5) và 0,8m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
Chọn đáp án B.
Áp dụng công thức định luật Faraday ta có ne trao đổi = It : 96500 = 0,44mol
Nhẩm nhanh: 0,44 : 2 = 0,22 > 0,15 nên khí ở anot không thể chỉ có mỗi Cl2 được
Giả sử có 0,15mol khí ở anot gồm x mol Cl2 và y mol O2 → 2x + 4y = 0,44
Giải hệ ta được x = 0,08mol, y = 0,07mol →dung dịch ban đầu có 0,16 mol NaCl và 0,2 mol Cu(NO3)2
e trao đổi bên catot: 0,44 = 0,2.2 + 0,04 → Cu2+ điện phân hết, H2O bị điện phân thêm 0,02mol
→kết hợp tất cả đọc ra dung dịch sau điện phân chứa 0,16mol NaNO3 và 0,24 mol HNO3
(đọc nhanh được vì NO3- và Na+ là những ion cố định, không có Cu2+ thì chỉ còn là H+ thôi)
Phản ứng: 3Fe + 8HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 2NO + 4H2O
(Fe chỉ lên Fe3+ trong muối nhưng sau Fe còn dư sẽ phản ứng nên cuối cùng chỉ thu được Fe2+)
Theo tỷ lệ ta có: nFe phản ứng = 0,24.3 : 8 = 0,09mol → 0,2m = 0,09.56 → m = 25,2gam
Câu 19:
23/07/2024Tiến hành điện phân với điện cực trơ và màng ngăn xốp một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được 0,896 lít khí (đktc). Dung dịch sau khi điện phân có thể hòa tan tối đa 3,2 gam CuO. Giá trị của m là
Chọn đáp án A.
*Nhận xét: dung dịch sau điện phân có thể hòa tan được 0,04 mol CuO → là do 0,04 mol H2SO4.
→đọc ngược lại dung dịch điện phân ra: x mol CuCl2 và 0,04 mol CuO (tương quan 1H2↔1O)
ứng với 0,04 mol lượng khí ra ở anot là x mol Cl2 và 0,02 mol O2 →x = 0,02 mol.
Bảo toàn nguyên tố Cl có 0,04 mol NaCl trong dung dịch ban đầu.
Vậy, giá trị của m = 0,06 x 160 + 0,04 x 58,5 = 11,94 gam
Câu 20:
26/06/2024Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ một thời gian, thu được dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol và khối lượng dung dịch giảm 9,28 gam so với ban đầu. Cho tiếp 2,8 gam bột Fe vào dung dịch X, đun nóng khuấy đều thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5, dung dịch Y và chất rắn Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y là
Chọn đáp án A
Dung dịch giảm 9,28 gam là do Ag2O →nAg2O = 0,04 mol → đọc ra nHNO3 trong X = 0,08 mol.
X chứa hai chất tan cùng nồng độ mol → X gồm 0,08 mol AgNO3 và 0,08 mol HNO3.
Phản ứng: 0,05 mol Fe tác dụng với 0,08 mol AgNO3 và 0,08 mol HNO3.
Các chất tham gia đều biết số lượng → cần tỉ lệ để xét xem các chất nào đủ dư hay như thế nào.
Quá trình nhận electron:
Ag+ + e →Ag
4H+ + NO3- + 3e →NO + 2H2O
→∑nelectron nhận tối đa = 0,14 mol.
Quá trình nhường electron:
Fe →Fe2+ + 2e
Fe →Fe3+ + 3e
→ 0,05x2 ≤ ∑nelectron nhường ≤ 0,05x3.
Nhận xét: 0,14 ϵ (0,1; 0,15) nên Fe phản ứng hết thu được cả muối Fe2+ và Fe3+.
« Xử lý nhanh: ∑nNO3-trong muối Fe = ∑ne cho nhận = 0,14 mol.
Suy ra yêu cầu: ∑mmuối trong dung dịch Y = 2,8 + 0,14 x 62 =11,48 gam
Câu 21:
23/07/2024Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
Chọn đáp án C
« Nhận xét: kết quả khi cho Fe vào Y: khối lượng rắn tăng chứng tỏ trong Y có Ag+; thu được khí NO chứng tỏ trong Y có H+; anion NO3- được bảo toàn trong Y là 0,15mol.
Gọi số mol H+ trong Y là 4x mol thì tương ứng suy luận nhanh được số lượng các chất như trên.
Bảo toàn khối lượng nguyên tố kim loại 2 vế sơ đồ:
12,6 + (0,15 – 4x) x108 =(0,075 – 1/2x)x 56 + 14,5
Giải phương trình được x = 0,045 mol → ∑ne điện phân trao đổi = 4x = 0,1mol.
Áp dụng định luật Faraday ta có thời gian điện phân t = 96500 x 0,1 : 2,68 = 3600 giây ↔ 1 giờ