(2023) Đề thi thử Ngữ văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 7) có đáp án
(2023) Đề thi thử Ngữ văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 7) có đáp án
-
454 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Đọc văn bản:
Quan niệm của bản thân vẫn có xu hướng bị những ý kiến của người khác tác động đến. Bản thân không thể tự dưng trở nên kiên cường được.
Vì vậy, điều mình thực sự muốn hướng tới là gì. Muốn trở thành người như thế nào và cả việc ban đầu bạn có cảm giác với điều gì chưa,.. Chưa chắc bạn đã hiểu được.
Tuy nhiên, nếu dừng lại tại đó, quan niệm của bạn sẽ yếu ớt. Thế nên, sau khi đến được điểm bạn đặt bước đầu tiên, trước hết hãy bắt đầu bằng việc “đưa tay ra một cách ngẫu nhiên”.
Hãy “đưa tay ra một cách ngẫu nhiên” để nắm lấy thứ bản thân yêu thích.
“Tôi muốn thấy cái này, muốn chạm vào cái này” – thử đưa tay ra và thực hiện các phép thử. Sau đó chọn lựa điều gì tốt, điều gì không. Hãy biết từ bỏ những điều mà bạn cảm thấy vô nghĩa, chấp nhận những điều bạn cho rằng có ý nghĩa. Cứ lặp đi lặp lại việc lựa chọn, càng ngày bạn sẽ càng trở nên có chính kiến cá nhân.
Sự lựa chọn phải của chính bạn chứ không phải chọn lấy thứ đã bị người khác ảnh hưởng. Giống như một đứa trẻ mới bắt đầu tập bò, tôi luyện các giác quan bằng việc sờ soạng một cách ngẫu nhiên, trước tiên bạn nên thử tự mình đưa tay ra, sau đó lựa chọn thứ bạn “thích” và “ghét”. Điều này bước đầu sẽ khiến quan điểm cá nhân của bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
Hiểu rõ trong thế giới xung quanh, bạn sẽ nhận ra được điều gì khiến bạn thoải mái và điều gì không. Bạn Không cần miễn cưỡng chấp nhận những điều kiện bạn không thoải mái. Đã mất công thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng của bản thân thì nhất định phải từ bỏ những điều không thuộc về bạn!
Hãy vui vẻ, thoải mái để dễ dàng lựa chọn cho mình những điều tốt đẹp.
(Mặc kệ thiện hạ - Sống như người Nhật, Mari Tamagawa, NXB Hà Nội, tái bản 2020)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2:
22/07/2024Câu 3:
22/07/2024Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả Sự lựa chọn phải của chính bạn chứ không phải chọn lấy thứ đã bị người khác ảnh hưởng trong đoạn trích?
Câu 4:
22/07/2024Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/ chị rút ra từ đoạn trích trên là gì?
Hs có thể đưa ra thông điệp phù hợp. Gợi ý:
- Hãy mạnh dạn trải nghiệm, thực hiện những điều bản thân muốn nhưng chưa từng làm. Cuộc sống rất cần phép thử để xác định được năng lực cũng như sự phù hợp của bản thân với điều đó.
- Phải là một người có chính kiến, hiểu được bản thân và đưa ra các quyết định về vấn đề của mình. Tránh bị sự tác động bởi suy nghĩ của người khác.
….Câu 5:
22/07/2024Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
ý nghĩa của việc mạnh dạn thực hiện những điều mới mẻ đối với bản thân.
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề ý nghĩa của việc mạnh dạn thực hiện những điều mới mẻ đối với bản thân.
Có thể theo hướng:
- Giúp bản thân ngày một tự tin hơn, xác định được điều mình thích và không thích từ đó hiểu được chính mình.
- Khiến cho bản thân mình ngày càng phát triển tích cực, mở mang tầm hiểu biết. Khắc phục được những khuyết điểm, hạn chế của bản thân mình và biết được những ưu điểm để từ đó phát huy hoàn thiện chính mình và được mọi người tín nhiệm, tin tưởng.
- Mạnh dạn thực hiện những điều mới mẻ vừa là thử thách, nhưng cũng vừa là cơ hội trải nghiệm. Việc dũng cảm dấn bước, rời khỏi vùng an toàn của mình sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội mới trong công việc và đời sống.
- Việc dám đối mặt với những thử thách mới cũng khiến bạn trở nên dạn dĩ hơn, can đảm hơn, không còn nỗi sợ hãi nào có thể khiến bạn bận tâm. Từ đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên thú vị hơn.
…
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 6:
22/07/2024Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Biển Diêm Điền, 29-12-1967
(Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.156)
Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ trên trong bài thơ Sóng. Từ đó, nhận xét về khát vọng tình yêu vĩnh hằng được thể hiện trong đoạn thơ.
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
Phân tích đoạn thơ; nhận xét về khát vọng tình yêu vĩnh hằng được thể hiện trong đoạn thơ.
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Phân tích đoạn thơ:
- Trăn trở về tình yêu qua chiều dài thời gian và không gian:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
+ Các hình ảnh rộng lớn, mang chất triết lý: Cuộc đời tuy dài - năm tháng vẫn đi qua, so sánh với Biển kia dẫu rộng - mây vẫn bay về xa → suy ngẫm về sự trôi chảy của thời gian, sự hữu hạn của đời người, cuộc đời - năm tháng rồi cũng qua đi; Biển cả là không gian mênh mông nhưng cũng có giới hạn vì mây cũng có thể bay qua biển rộng → khổ thơ đầy lo âu, buồn bã về sự trôi chảy của thời gian và sự hữu hạn của đời người.
+ Cấu trúc câu : tuy …vẫn, dẫu…vẫn thể hiện những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời, ý thức được sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc, tình yêu cũng phai tàn theo năm tháng.
+ Âm điệu thơ thay đổi mang chất trầm lắng thể hiện sự suy tư về cuộc đời, thấp thoáng sự âu lo tình yêu sẽ nhạt nhòa theo thời gian.
+ Càng ý thức về sự hữu hạn của đời người, nhà thơ càng khao khát vươn đến một tình yêu thủy chung, vĩnh hằng.
- Khát vọng tình yêu vĩnh hằng:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
+ Câu hỏi tu từ Làm sao được tan ra thể hiện trăn trở với khát vọng cháy bỏng, mãnh liệt được tan ra thành trăm con sóng để hoà vào biển lớn, tồn tại mãi ngàn năm còn vỗ.
+ Tác giả dùng từ chỉ số lượng lớn trăm, ngàn bày tỏ khát vọng hoá thân để dâng hiến, hi sinh, để bất tử hoá tình yêu, khát khao cháy bỏng một tình yêu rộng lớn, vĩnh hằng với thời gian → Xuân Quỳnh âu lo nhưng không thất vọng mà luôn muốn được sống hết mình cho tình yêu.
- Âm điệu khắc khoải, âm thanh tiếng sóng vỗ rào rạt, liên tục cuối bài thơ và cùng hai hình tượng sóng và em hòa tan vào nhau thể hiện khát vọng mãnh liệt một tình yêu vĩnh hằng.
- Đánh giá:
+ Hai khổ thơ cuối mở ra không gian mênh mông cùng sự vĩnh hằng của thời gian. Đồng thời như một thông điệp khi con người biết dâng hiến, hi sinh trọn vẹn cho tình yêu thì tình yêu sẽ chiến thắng được sự hữu hạn của thời gian và không gian.
+ Thể thơ năm chữ truyền thống, cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt. Hình tượng ẩn dụ giàu sức liên tưởng. Giọng thơ tha thiết. Ngôn từ, hình ảnh trong sáng, giản dị.
+ Sóng là một bài thơ tình yêu tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân quỳnh. Một bài thơ xinh xắn, duyên dáng, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, trong sáng ý nhị, sâu xa. Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một khát khao cháy bỏng, một tình yêu mãi mãi tràn ngập trong trái tim người thi sĩ.
- Khát vọng tình yêu của người phụ nữ là từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp, ích kỉ để tìm đến một tình yêu bao la, rộng lớn, để được sống hết mình trong tình yêu, để hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.
- Trong tình yêu, người phụ nữ khát khao cháy bỏng được tan ra, được đắm chìm vào một tình yêu trọn vẹn, sâu sắc và vĩnh cửu muôn đời. Điều đó không chỉ là khát vọng chung muôn đời của người phụ nữ trong tình yêu mà còn là khát vọng cá nhân lớn nhất trong cuộc đời của nữ sĩ Xuân Quỳnh về hạnh phúc lứa đôi trong sáng cao đẹp và mang đầy tính nhân văn sâu sắc. Chính khát vọng này đã tạo nên nét riêng cho đề tài thơ tình của Xuân Quỳnh, khiến những vẫn thơ ấy có sức sống lâu bền trong lòng người yêu thơ.
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Có thể bạn quan tâm
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (930 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hàn Thuyên , Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (823 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Ninh Giang , Hải Dương (Lần 1) có đáp án (647 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hoàng Diệu, Quảng Nam (Lần 1) có đáp án (451 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Ngọc Tảo, Hà Nội (Lần 1) có đáp án (481 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Tân Trào, Tuyên Quang (Lần 1) có đáp án (543 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 1) có đáp án (515 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án (1243 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Hà Tĩnh (Lần 1) có đáp án (757 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Hải Phòng (Lần 1) có đáp án (722 lượt thi)