(2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Lê Văn Hưu, Thanh Hóa (Lần1) có đáp án
(2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Lê Văn Hưu, Thanh Hóa (Lần1) có đáp án
-
479 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ông già Noel hiện diện để phát quà cho trẻ em lễ Giáng sinh. Siêu nhân, anh hùng tồn tại để giải cứu thế giới. Một vài người sinh ra để lãnh đạo đất nước, chiến đấu cho hoà bình nhân loại, hay cống hiến vì thiên nhiên môi trường. Thế còn bạn, đã bao giờ tự hỏi “sứ mệnh” của mình là gì khi tồn tại trên cuộc đời này chưa? Tôi từng gặp nhiều bạn trẻ đang ngơ ngác đi tìm mục tiêu sống. Tôi cũng gặp cả những người thành công, giàu có nhưng vẫn mãi trăn trở với hai chữ “sứ mệnh”. Mỗi ngày lên mạng, đập vào mắt là vô vàn những slogan cổ vũ con người tiến lên, vô vàn những khoá học phát triển bản thân. Nhưng tiến đi đâu được, nếu ngay cả bản thân còn mơ hồ với đích đến? Sứ mệnh không phải món quà ai đó ngoài kia đến đặt vào tay bạn, cũng không phải là điều gì viển vông, xa xôi ngoài tầm với. Bạn biết bạn là ai, có năng lực gì, điểm mạnh yếu là gì, bạn dùng năng lực để xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, và lấy chính những điều đó chia sẻ lại cho cộng đồng. Một ca sĩ có sứ mệnh dùng giọng hát của mình mang niềm vui cho người khác. Một người công nhân vệ sinh môi trường lại có sứ mệnh giúp xã hội sạch sẽ, đẹp đẽ hơn. Sứ mệnh vốn không phải thứ cao xa, không cần phải sao chép của bất cứ ai. Bạn tìm được giá trị của mình và lan toả, thì đó là cống hiến, là làm tròn “sứ mệnh” của mình rồi.
(Trích Đừng sợ mình sai, đừng tin mình đúng, Night-fly,
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Phương pháp: Vận dụng các kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2:
14/07/2024Theo đoạn trích, thế nào là làm tròn “sứ mệnh” của mình?
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Theo đoạn trích: tìm được giá trị của mình và lan toả, thì đó là cống hiến, là làm tròn “sứ mệnh” của mình rồi.
Câu 3:
14/07/2024Chỉ ra sự tương đồng và sự khác biệt giữa “sứ mệnh” của ông già Noel, siêu nhân, anh hùng với “sứ mệnh” của người ca sĩ, người công nhân vệ sinh môi trường được nêu trong đoạn trích.
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Gợi ý:
- Sự tương đồng: “sứ mệnh” của ông già Noel, siêu nhân, anh hùng và “sứ mệnh” của người ca sĩ, người công nhân đều là sống cống hiến, đem giá trị của mình để lan toả, phục vụ cho xã hội. Đó đều là những sứ mệnh đẹp đẽ, đáng được ngợi ca và trân trọng.
- Sự khác biệt: “sứ mệnh” của ông già Noel, anh hùng, siêu nhân mang tầm vóc lớn lao, cần có tài năng và sức mạnh phi thường để thực hiện; “sứ mệnh” của người ca sĩ, người công nhân khiêm nhường, lặng thầm, có thể thực hiện nhờ khả năng và sự cố gắng của bản thân.
Câu 4:
17/07/2024Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo quan điểm của bản thân mình, có lý giải.
Gợi ý:
- Học sinh rút ra được một thông điệp từ đoạn trích và lí giải ngắn gọn ý nghĩa của thông điệp đối với bản thân:
+ Hãy xác định được sứ mệnh của bản thân vì nó giúp mỗi người nhận thức được mục tiêu, hướng đi đúng đắn trong cuộc đời
…..
Câu 5:
17/07/2024Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc xác định được “sứ mệnh” của mỗi người trong cuộc sống.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề:
- Giới thiệu vấn đề: Sự cần thiết của việc xác định được “sứ mệnh” của mỗi người trong cuộc sống
2. Giải quyết vấn đề
- Giải thích: Sứ mệnh là vai trò, trách nhiệm của mỗi người đối với chính mình và với cộng đồng.
- Bàn luận: Xác định được sứ mệnh giúp mỗi người nhận thức được mục tiêu, hướng đi đúng đắn trong cuộc đời. Đây chính là động lực, nguồn sức mạnh giúp con người không ngừng phấn đấu, phát huy năng lực bản thân, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thành công và lan toả những giá trị tốt đẹp, cống hiến cho cộng đồng.
- Phản đề: Phê phán những người sống hời hợt, lạc lối, không ý thức được sứ mệnh của mình trong đời.
- Bài học nhận thức và hành động (học sinh nêu ngắn gọn bài học nhận thức và hành động) 3. Tổng kết vấn đề.
Câu 6:
23/07/2024Em ơi em!
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Cơ bản, NXB GD 2008, tập 1, tr 122)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét quan niệm về người anh hùng của nhà thơ.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Phong cách nghệ thuật đậm chất triết lí, giàu chất suy tưởng.
- Đoạn trích Đất Nước nằm trong tập trường ca Mặt đường khát vọng của được viết trong thời kì chống Mĩ. Đoạn trích là cách định nghĩa mới mẻ về đất nước với tư tưởng bao trùm “Đất nước của nhân dân”. - Khái quát vấn đề: Hình tượng nhân dân trong dòng chảy lịch sử qua đoạn thơ; quan niệm về người anh hùng của nhà thơ.
II. Phân tích
1. Phân tích đoạn trích:
- Ba câu thơ đầu: Lời tâm tình thể hiện niềm tự hào của nhà thơ về truyền thống lịch sử đất nước.
+ Với lối tâm tình, trò chuyện thể hiện rõ phong cách kết hợp giữa chính luận và trữ tình, nhà thơ đưa ta trở về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bốn nghìn năm hầu như không bao giờ nguội tắt ngọn lửa đấu tranh chống giặc ngoại xâm.Những người đã làm nên bề dày lịch sử ấy chính là nhân dân.
- Sáu câu thơ tiếp: Nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức một sự thật đó là : người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh bình dị
+ Nhìn về quá khứ “rất xa” để thấy về sự đông đảo vô cùng của nhân dân, mỗi lớp người là một thế hệ đều cần cù dũng cảm, nối tiếp nhau hết thời này tới thời khác, cần cù làm lụng trong thời bình để dựng xây đất nước, “ra trận” và trở thành anh hùng khi đất nước có giặc ngoại xâm để đánh giặc giữ nước.
+ Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của dân tộc ta là một chủ nghĩa yêu nước, anh hùng tập thể, bất phân già trẻ, đàn ông hay đàn bà.
+ Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tôn vinh lòng yêu nước của nhân dân:Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, có biết bao lớp người con gái, con trai giống như lớp tuổi chúng ta bây giờ đã được nhà thơ khẳng định vai trò của họ đối với đất nước thật vô cùng to lớn. Họ chính là những con người bình thường, giản dị, nhưng có một tình cảm sâu đậm đối với đất nước. Khi đất nước lâm nguy, bị kẻ thù xâm chiếm, họ
tạm gác lại những tình cảm riêng tư, lên đường đi chiến đấu, đem máu xương của mình hiến dâng cho Tổ quốc.
- Chín câu thơ tiếp: Nhìn vào lịch sử bốn nghìn năm Đất Nước, nhà thơ không nhắc lại các triều đại, kể tên các bậc vua chúa hay những vị anh hùng dân tộc đã từng rạng danh sử sách, văn chương, mà biểu dương sự cống hiến của muôn vàn những con người bình thường trong việc xây dựng, vun đắp và bảo vệ Đất Nước.
+ Hình ảnh “người người lớp lớp”, “bốn nghìn lớp người” chính là biểu tượng cho đông đảo tầng lớp nhân dân kế tiếp nhau. Họ đều mang những đức tính chung của con người lao động như sự cần cù, chất phác và khi có giặc ngoại xâm thì sẵn sàng tự nguyện đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
+ Nguyễn Khoa Điềm đã đề cập đến cách sống, cách nghĩ và tiếp tục khẳng định công lao của biết bao người con gái con trai – trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi.
+“Họ” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều, không mang tính chất xác định, và trong đoạn thơ này, theo cách nhìn nhận của Nguyễn Khoa Điềm thì đó là nhân dân, những con người vô danh và đông đảo, là quá khứ – hiện tại – tương lai của cha ông xưa, của chúng ta hôm nay, của con cháu muôn đời sau. - Về nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do
+ Sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình, giọng thơ ngọt ngào như lời thủ thỉ, tâm tình.
2. Nhận xét quan niệm về người anh hùng của nhà thơ.
- Biểu hiện:
+Khi nói đến người anh hùng trong lịch sử, cả đoạn thơ không nói đến tên tuổi cụ thể của những anh hùng hào kiệt, cũng không nhắc đến các triều đại hoàng kim nào mà nhà thơ chỉ nói đến những người anh hùng vô danh bình dị- họ chính là nhân dân.
+ Dù sao con số các triều đại, các anh hùng cũng là hữu hạn, còn sự đóng góp của nhân dân, của những con người vô danh và vô hạn, thầm lặng và lớn lao. Họ đã lặng lẽ hiến dâng từ mồ hôi xương máu, từ tâm hồn trí tuệ cho đến tuổi xuân và hạnh phúc lứa đôi để làm nên đất nước.
- Ý nghĩa:
+ Tác giả hướng đến anh hùng là những người trẻ tuổi, bằng tuổi chúng ta để ca ngợi và nhắc nhở thế hệ trẻ kế thừa truyền thống của thế hệ trẻ đi trước, góp phần bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước trong tương lai.
+ Đặc biệt, nhà thơ ca ngợi anh hùng vô danh. Họ là những người không tên tuổi, họ từ nhân dân mà ra. Như vậy, quan niêm về người anh hùng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã góp phần sáng tỏ tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” trong tiến trình lịch sử dân tộc, đồng thời đóng góp cho thơ kháng chiến chống Mĩ một tiếng nói ca ngợi vai trò to lớn của nhân dân.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.
Có thể bạn quan tâm
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (904 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hàn Thuyên , Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án (800 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Ninh Giang , Hải Dương (Lần 1) có đáp án (627 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Hoàng Diệu, Quảng Nam (Lần 1) có đáp án (437 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Ngọc Tảo, Hà Nội (Lần 1) có đáp án (465 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Tân Trào, Tuyên Quang (Lần 1) có đáp án (518 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 1) có đáp án (500 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án (1224 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Hà Tĩnh (Lần 1) có đáp án (723 lượt thi)
- (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Hải Phòng (Lần 1) có đáp án (702 lượt thi)