Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hóa học

Với giải bài 2 trang 95 sgk Hóa học lớp 12 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Hóa 12. Mời các bạn đón xem:

1 899 14/12/2021


Giải Hóa 12 Bài 20: Sự ăn mòn kim loại

Video Giải Bài 2 trang 95 Hóa học 12

Bài 2 trang 95 Hóa học 12: Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hóa học?

Lời giải:

Lấy sự ăn mòn gang làm thí dụ:

- Trong không khí ẩm, trên bề mặt của gang luôn có một lớp nước rất mỏng đã hòa tan O2 và CO2 trong khí quyển tạo thành một dung dịch chất điện li.

- Gang có thành phần chính là sắt và cacbon cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt là cực âm và cacbon là cực dương.

- Tại cực âm (anot): sắt bị oxi hóa thành ion Fe2+:

Fe → Fe2+ + 2e

Các electron được giải phóng chuyển dịch đến cực dương.

-Tại vùng cực dương (catot): O2 hòa tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit.

O+ 2H2O + 4e → 4OH-

Ion Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li có hòa tan khí O2. Tại đây Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa, dưới tác dụng của OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O.

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 95 Hóa 12: Ăn mòn kim loại là gì...

Bài 3 trang 95 Hóa 12: Nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại...

Bài 4 trang 95 Hóa 12: Trong hai trường hợp sau đây, trường hợp nào vỏ tàu được bảo vệ...

Bài 5 trang 95 Hóa 12: Cho lá Fe kim loại vào: Dung dịch H2SO4 loãng...

Bài 6 trang 95 Hóa 12: Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép...

 

1 899 14/12/2021