Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 18 (Cánh diều) Ngữ văn 9

Với Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 18 Ngữ văn lớp 9 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 9 Thực hành tiếng Việt trang 18.

1 252 04/06/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bản word (cả năm) trình bày đẹp:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 9 (Cánh diều): Thực hành tiếng Việt trang 18

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

- Xác định và phân tích được giá trị của chữ Nôm và chữ Quốc ngữ trong văn học và trong giao tiếp.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức hoạt động tìm hiểu kiến thức

- GV đặt câu hỏi:

- HS nhận nhiệm vụ.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay, Thực hành tiếng Việt trang 18.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được điển tích, điển cố.

- Xác định và phân tích được tác dụng của chúng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Nêu hiểu biết của em về chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

→ Ghi lên bảng.

I. Kiến thức Tiếng Việt

a) Chữ Nôm

- Hoàn cảnh ra đời: Do bị phong kiến Trung Hoa đô hộ ngay từ trước Công nguyên với chính sách đồng hoá rất khốc liệt, suốt hàng nghìn năm Việt Nam phải dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức trong giao dịch hành chính và giáo dục. → Người Việt Nam đã liên tục đứng lên đấu tranh giành quyền độc lập không chỉ về chính trị, kinh tế mà cả về văn hoá. → Chữ Nôm ra đời.

- Thời gian: Chữ Nôm manh nha ở Việt Nam vào khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IX, hình thành và hoàn thiện vào khoảng từ cuối thế kỉ X đến thế kỉ XII.

– Đặc điểm:

+ Về cách cấu tạo, chữ Nôm gồm một số chữ mượn y nguyên chữ Hán nhưng phần lớn là những chữ do người Việt tạo ra trên cơ sở chữ Hán.

+ Chữ Nôm còn nhiều hạn chế nhưng được coi là một thành tựu quan trọng về ngôn ngữ – văn hoá, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc.

b) Chữ Quốc ngữ

- Chữ Quốc ngữ là chữ viết ghi âm của tiếng Việt được các nhà truyền giáo, với sự hỗ trợ của nhiều người Việt Nam, chế tác từ thế kỉ XVII dựa trên hệ chữ cái La-tinh (Latin). Sau đó, chữ Quốc ngữ được tu chỉnh qua nhiều giai đoạn, được người Việt tích cực tiếp nhận, truyền bá rộng rãi để đạt đến sự hoàn thiện, ổn định và vị thế như hiện nay.

- Chữ Quốc ngữ còn một số hạn chế nhưng về cơ bản, chữ Quốc ngữ có nhiều ưu điểm mà nổi bật nhất là đơn giản, dễ học.

* NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập nhanh

Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 – Cánh diều): Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào viết bằng chữ Hán, tác phẩm nào viết bằng chữ Nôm, tác phẩm nào viết bằng chữ Quốc ngữ?

Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài).

- HS nhận nhiện vụ

Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 – Cánh diều):

Viết bằng chữ Hán

Viết bằng chữ Nôm

Viết bằng chữ Quốc ngữ

- Sông núi nước Nam

- Hịch tướng sĩ

- Nhật kí trong tù

- Quốc âm thi tập

- Truyện Kiều

- Truyện Lục Vân Tiên

- Tuyên ngôn Độc lập

- Tắt đèn

- Lão Hạc

- Dế Mèn phiêu lưu kí

................................

................................

................................

1 252 04/06/2024
Mua tài liệu