Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 bộ Cánh diều cả năm

VietJack trân trọng giới thiệu Bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - Cánh diều với cuộc sống đầy đủ Học kì 1 & Học kì 2 nhằm giúp các thầy/cô dễ dàng giảng dạy, biên soạn Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 7 theo phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 6420 lượt xem
Tải về


Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 theo chương trình mới - Cánh diều

TUẦN 1

Ngày soạn:…/…/…...

Ngày dạy:…/…/….....

CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG HỌC CỦA EM

Thời gian thực hiện: (03 tiết)

TIẾT 1: TỰ HÀO TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nắm được những nét truyền thống và nổi bật của nhà trường.

- Biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường và ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung

- Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tranh ảnh, tư liệu về truyền thống nhà trường

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ

2. Đối với học sinh

- Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật của nhà trường trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục - thể thao trên website của nhà trường, ở phòng truyền thống, qua trao đổi với thầy cô.

- Tìm hiểu về các tấm gương thầy cô, học sinh có kết quả nổi bật trong hoạt động dạy học, văn nghệ, thể dục – thể thao....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.   - KT sự chuẩn bị bài của HS.

 3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.

3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo(môn dạy)  trong trường và các bạn trong lớp học.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo trong trường(môn giảng dạy) hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, vậy là một năm học ở ngôi trường học mới đã trôi qua. Một năm học mới với biết bao cảm xúc đọng lại trong mỗi người. Những cảm xúc khi các em trở thành HS THCS thật đáng trân trọng. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức xen lẫn những hồi hộp, băn khoăn…khi trở thành học sinh lớp 6, chắc hẳn trong mỗi chúng ta cũng đã có những suy nghĩ, cảm nhận, tự hào về nhà trường cũng như nắm được những nét nổi bật và truyền thống của nhà trường. Để nắm rõ hơn về những nét truyền thống, nổi bật của nhà trường, cũng như biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường, ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Tự hào trường em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống nhà trường (13 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điều em tự hào về truyền thống nhà trường; chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường; giới thiệu được những nét truyền thống, nét nổi bật, tự hào về nhà trường thông qua sản phẩm; chia sẻ được cảm xúc khi tìm hiểu về nhà trường và các sản phẩm.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Trong suốt một năm học lớp 6, các em cũng đã có những hiểu biết nhất định về ngôi trường THCS của mình như lịch sử của ngôi trường, tên các thầy cô giáo và bộ môn các thầy cô đảm nhiệm,….

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

? Hãy nêu những điều em tự hào về nhà trường.

? Chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về ngôi trường THCS của em thông qua các gợi ý. (Mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu, kết quả thảo luận đã chuẩn bị ở nhà)

- Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường:

+ Tên trường.

+ Các dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của nhà trường:

+ Năm ra đời.

+ Các năm phát triển: thay đổi về đội ngũ sư phạm, số lượng học sinh; các bằng khen, danh hiệu, giải thưởng của nhà trường, của giáo viên

+ Cơ sở vật chất của nhà trường: đầy đủ trang thiết bị, hiện đại, sạch sẽ,…với sự ủng hộ lớn mạnh của phụ huynh,…

+ Sự kiện nổi bật liên quan đến trường:

- Về giáo dục:

+ Đối với các thầy cô giáo: sự kiện liên quan đến các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, các sáng kiến kinh nghiệm được ứng dụng vào giảng dạy,…

+ Đối với HS: sự kiện liên quan đến các cuộc thi HSG các cấp của HS,…

- Về hoạt động xã hội:

+ Hoạt động tình nguyện, trồng cây xanh, dọn vệ sinh trường lớp,….

+ Hoạt động ngoại khóa, tham quan, du lịch,…

+ Hoạt động văn nghệ chào mừng các sự kiện lớn, hội thi văn nghệ, thể dục – thể thao,…

- Tấm gương thầy cô, học sinh:

+ Trong hoạt động dạy và học: tấm gương về cô giỏi trò giỏi, chăm ngoan.

+ Trong hoạt động văn nghệ, thể dục – thể thao: tấm gương HS có năng khiếu nổi bật, tích cực luyện tập về các hoạt động hát, múa, vẽ, đá bóng, cầu lông,…

+ Tấm gương thầy cô, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt thành tích cao trong học tập.

+ Tấm gương thầy cô, học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học tích cực, nghiêm túc, đồng thời tham gia nhiệt tình các hoạt động xã hội.

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc về việc tìm hiểu truyền thống nhà trường và các sản phẩm của em cùng các bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS

GV chiếu các thông tin về truyền thống nhà trường

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường:

+ Tên trường: THCS Nam Phong

+ Các dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của nhà trường:

+ Năm thành lập: 1990

+ Các Hiệu trưởng của từng thời kì:

Năm 1990-2006: Thầy Đinh Văn Nhiệm

Năm 2007-2015: Cô Ngô Thị Thanh Thúy

Năm 2015-2019: Cô Nguyễn Thị Hạnh Quyên

Năm 2019 - nay: Thầy Đinh Quang Tùng

- Các danh hiệu thi đua qua các thời kì

Năm học 2017-2018: Tập thể lao động tiên tiến

Năm học 2018-2019: Tập thể lao động tiên tiến

Năm 2019-2020: Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

Năm học 2020-2021: Tập thể lao động tiên tiến

Năm 2021: Nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2

- Trường đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn

- Trường được công nhận kiểm định chất lượng cấp độ 3

- Thư viện trường đạt thư viện tiên tiến

- Về giáo dục:

+ Hàng năm trường có HSG cấp TP, cấp tỉnh, có HS đỗ chuyên LHP

+  Đội ngũ các thầy cô đạt chuẩn và trên chuẩn

+  Nhiều năm nhà trường có GV dạy giỏi cấp Thành phố và cấp tỉnh tiêu biểu:

Cô Phạm Ngọc Linh – GVG cấp tỉnh môn GDCD

Cô Nguyễn Thị Thu - GVG cấp TP môn Toán

Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy - GVG cấp TP môn Toán

- Em cảm thấy tự hào vì:

+ Được học tập và rèn luyện trong ngôi trường có bề dày thành tích, truyền thống học tập và tham gia các hoạt động xã hội.

+ Thầy cô giáo nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và đưa ra lời khuyên để HS đạt được kết quả học tập tốt nhất.

+ Có nhiều tấm gương bạn bè để cố gắng noi theo và học tập.

+ Cơ sở vật chất của nhà trường hiện đại, tốt, đáp ứng được yêu cầu học tập.......

- Để lan tỏa niềm tự hào đó cần:

+ Tuyên truyền giới thiệu với bạn bè, người thân về lịch sử, sự kiện và các thành tích nổi bật của ngôi trường.

+ Thường xuyên rèn luyện, phấn đấu và trau dồi về kiến thức, kĩ năng,…để xứng đáng là một trong những học sinh của ngôi trường.

- Giới thiệu những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về ngôi trường THCS em thông qua các sản phẩm:

+ Trưng bày sản phẩm: Mô hình trường học bằng các vật liệu, pano, áp phích về hình ảnh trường,…

+ Thuyết trình: bài thuyết trình về lịch sử nhà trường,…

+ Biểu diễn nghệ thuật:

+ Hát bài về ngôi trường: Mái trường mến yêu, Bụi phấn, Nhớ ơn thầy cô,…

+ Vẽ về mái trường, thầy cô, bạn bè mà em yêu mến.......

1.Tìm hiểu truyền thống nhà trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Những điều tự hào về nhà trường:

Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường:

Về cơ sở vật chất

Về các hoạt động giáo dục:

Về các hoạt động xã hôi:

Về các tấm gương dạy tốt-học tốt

- Cảm xúc: yêu quý, tự hào, phát huy truyền thống nhà trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Phát huy truyền thống nhà trường (10 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường và ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Phát huy truyền thống nhà trường.

- GV gợi ý cho HS:

+ Mục tiêu của buổi tọa đàm:

- Nâng cao hiểu biết về truyền thống nhà trường.

- Tăng thêm niềm tự hào về truyền thống nhà trường.

- Tích cực đưa ra những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường.

+ Những nội dung chính của buổi tọa đàm:

- Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường.

- Chia sẻ ý kiến cá nhân theo các vai trò khác nhau về cách thức phát huy truyền thống nhà trường.

 - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi tham gia buổi tọa đàm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Phát huy truyền thống nhà trường:

+ Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường:là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện toàn diện, nhân cách, phẩm chất của học sinh, khơi dậy tình trường lớp, yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ.

+ Cách thức phát huy truyền thống nhà trường:

- Với Ban giám hiệu nhà trường:

+ Xây dựng, bổ sung kho dữ liệu về giáo dục truyền thống của trường.

+ Tổ chức nhiều hình thức sinh động, dễ tiếp thu, cảm nhận với học sinh như: sân khấu hóa, hội thi, hội diễn theo chủ đề để thu hút đông đảo học sinh.

+ Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện.

+ Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, góp phần hình thành các kỹ năng thói quen tốt trong môi trường học đường, ngoài xã hội như: Ứng xử văn hóa, thân thiện, lành mạnh, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học, thường xuyên đọc sách, trau dồi kiến thức.

+ Tích cực vận động học sinh sống đẹp, chia sẻ, học tập những câu chuyện đẹp về lối sống trong xã hội trong học sinh, sinh viên.

- Với Ban đại diện cha mẹ học sinh:

+ Nhiệt tình ủng hộ các kế hoạch, phong trao của nhà trường.

+ Động viên HS tham gia nhiệt tình vào các phong trào của nhà trường.

-  Với Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:

+ Tổ chức chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh kỷ niệm, gặp mặt truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu, tổ chức các cuộc du khảo “Về nguồn”, hội diễn văn nghệ...

+ Thi viết báo bảng với chủ đề “Người thầy”, tổ chức cuộc thi ảnh và video “Trường học trong trái tim tôi”, phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” và các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7),…

+ Duy trì và đẩy mạnh thông qua các hoạt động như: nhận chăm sóc khu di tích lịch sử, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

+ Tổ chức thăm hỏi, tặng quà và giúp đỡ các gia đình chính sách, các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng; tham gia tu sửa, làm sạch nghĩa trang liệt sĩ; Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ...

- Với học sinh:

+ Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, giáo viên và Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức.

+ Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về truyền thống nhà trường, kiến thức,….

- Với chính quyền địa phương:

+ Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cấp bộ Đoàn, gia đình và xã hội đặc biệt là phát huy tối đa vai trò công tác Đoàn, Đội.

+ Đưa công nghệ thông tin và internet vào phục vụ các hoạt động giáo dục truyền thống.

GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.

2. Phát huy truyền thống nhà trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Mỗi trường đều có những truyền thống, thành tích nổi

bật trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục,thể thao, mà học sinh cảm thấy tự hào.

+ Kết quả học tập và rèn luyện mà các em đạt được góp phần phát huy truyền thống nhà trường – nơi mà các em đang theo học.

 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Trình bày kế hoạch tham gia một số hoạt động về học tập, văn nghệ, thể dục - thể thao của em trong năm học này.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày kế hoạch tham gia một số hoạt động về học tập, văn nghệ, thể dục - thể thao của em trong năm học này.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Về học tập:

  • Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, giáo viên và Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức.
  • Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về truyền thống nhà trường, kiến thức,….

+ Về văn nghệ, thể dục - thể thao: tích cực tham gia vào các hội diễn văn nghệ, hội thao,….

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có kết quả nổi bật trong trường về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có kết quả nổi bật trong trường về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Tên bạn học sinh.

+ Kết quả nổi bật của bạn về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.

+ Em học được điều gì từ bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)

Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:

- Giữ gìn trường lớp gọn gàng sạch đẹp

+ Ghi lại các hành vi thể hiện và không thể hiện sự ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ ở lớp, ở trường của các bạn.

+ Ghi lại kết quả thực hiện hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của nhóm trong tuần vừa qua.

- Hoà đồng hợp tác với các bạn

- Sưu tầm một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn\

Rút kinh nghiệm

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

- Các tình huống thực tế trong cuộc sống

 

 

Tuần ..........

Ngày soạn:...../....../......

Ngày dạy:....../......./......

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

 

 

TIẾT 2: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP, GỌN GÀNG, SẠCH ĐẸP

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nắm được những hành vi thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ

- Biết được những việc làm cụ thể để khắc phục những hành vi còn chưa ngăn nắp gọn gàng sạch sẽ ở trường

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi  thảo luận nhóm một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của suy nghĩ về những hành vi đó , mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung

- Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ

2. Đối với học sinh

 Tìm hiểu về những hành vi và những thói quen giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch sẽ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

   - KT sự chuẩn bị bài của HS.

 3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe hát và hỏi 1 số câu hỏi 

3. Sản phẩm học tập: HS có được tâm thế thải mái khi vào bài học

4. Tổ chức thực hiện:

- GV cho học sinh nghe bài hát “em yêu trường em” qua đây gv đặt 1 câu hỏi hs trả lời

- Em đã có những hành động nào để giữ gìn bảo vệ trường lớp của em sạch sẽ

 Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em nhận biết đâu là những hành vi thói quen ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ để các em khắc phục những hành vi đó có hành động đẹp thói quen tốt để trường lớp của chúng mình  xanh – sạch – đẹp

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống nhà trường (13 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, học sinh hiểu được những hành vi và hành động cần thiết để giữu gìn trường lớp gọn gàng sạch đẹp

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: ngăn nắp, gọn gàng là cách sống khoa học và cũng là 1 trong những cách để tiết kiệm thời gian. 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

?em hãy chia sẻ những hành vi thể hiên sự ngăn nắp gọn gàng  và hành vi  không thể hiện sự ngăn nắp , gọn gàng của học sinh trong các hoạt động nhà trường?

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:  (Mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu, kết quả thảo luận đã chuẩn bị ở nhà)

- hành vi ngăn nắp , gọn gang, sạch sẽ

- hành vi  chưa ngăn nắp gọn gàng sạch sẽ

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc  suy nghĩ của em về những hành vi đó ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS

GV chiếu các thông tin về truyền thống nhà trường

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

 

Ngăn nắp gọn gàng sạch sẽ  góp phần xây dung nhà trường xanh- sạch- đẹp

1. Ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ ở trường

 

 

 Hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:

- Bọc sách vở cẩn thận.

- Dán nhãn vở đầy đủ.

- Sắp xếp ghế sau giờ chào cờ.

- Chủ động dọn rác xung quanh nơi mình ngồi.

- Đến sớm trực nhật lớp.

- Tích cực tham gia các hoạt động tổng vệ sinh của lớp, trường.

..

  • Hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:

- Để sách vở bừa bộn.

- Viết, vẽ bừa lênsách vở, bàn ghế, tường lớp học,...

- Vứt rác không đúng nơi quy định.

- Để giấy rác, vỏ chai, hộp đồ ăn,... trong ngăn bàn.

- Chỉ dọn dẹp qua loa khi được phân công trực nhật.

...

 Cảm xúc, suy nghĩ của em về những hành vi:

  • Ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: vui vẻ, hài lòng.
  • Chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: khó chịu, bực tức.

Hoạt động 2 : Đánh giá việc rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường  (10 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể để  đánh giá việc rèn luyện thói quen ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ ở nhà trường

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV em hãy nêu những hành vi thể hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường học?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 

GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.

2. Đánh  giá việc rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở nhà trường

 

-Thường xuyên

- Thỉnh thoảng

- Chưa bao giờ

 

 

 

Hành vi thể hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường học

+ sắp xếp bàn ghế ngay ngắn gọn gàng

+ để đồ dùng cá nhân( cặp sách, sách vở, xe đạp..) đúng nơi qui định

+ không viết , vẽ lên bàn học

+ Làm trực nhật

+ Bỏ rác đúng nơi qui định

Hoạt động 3: Cách khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể để khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp. gọn gàng, sạch sẽ

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ

- GV gợi ý cho HS:

Nhóm 1: Thảo luận cách khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường

Nhóm 2: Trao đổi cách rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 

GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

Ngăn nắp gọn gàng sach sẽ là những thói quen  cần thiết của mỗi cá nhân, giúp các em duy trì được sức khỏe tốt và đạt hiệu quả cao trong quá trình học tậo

3. Cách khắc phục  những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: không bọc, dán nhãn sách vở cẩn thận.
  • Nguyên nhân: do sự lười biếng của bản thân.
  • Cách khắc phục:
    • Cùng anh/chị/em trong nhà bóc, dán nhãn sách vở chuẩn bị cho năm học mới.
    • Chọn những loại bọc, nhãn vở phù hợp với sở thích của bản thân.

b. Một số cách rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:

  • Đặt mục tiêu rèn luyện rõ ràng.
  • Lên kế hoạch để thực hiện những hoạt động phù hợp để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
  • Tạo thói quen ngắn nắp, gọn gàng, sạch sẽ từ những việc nhỏ nhất: sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi hết tiết học, bỏ giấy rác vào thùng đựng của lớp,..

Hoạt động 4: Hành động đẹp - thói quen tốt

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể để có hành động đẹp thói quen tốt

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hỏi  để có Hành động đẹp- thói quen tốt chúng ta cần thường xuyên thực hiện những việc làm gì?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 

GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

4. Hành động đẹp- thói quen tốt

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực hiện thường xuyên các vệc làm

+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của nhà trường

+vệ sinh lớp học

+tham gia làm sạch đẹp  sân trường

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Trình bày kế hoạch tham gia một số hoạt động về  thực hiện giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch sẽ

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Trình bày kế hoạch tham gia một số hoạt động về  thực hiện giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch sẽ

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh  có xây dựng phong trào giữ gìn trường lớp gọn gàng sạch sẽ

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS:  - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh  có xây dựng phong trào giữ gìn trường lớp gọn gàng sạch sẽ

+ Tên bạn học sinh.

+ Em học được điều gì từ bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)

Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:

- Hoà đồng hợp tác với các bạn

- Sưu tầm một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn

Rút kinh nghiệm

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

- Các tình huống thực tế trong cuộc sống

 

Tuần ..........

Ngày soạn:...../....../......

Ngày dạy:....../......./......

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

 

Tiết 3: HÒA ĐỒNG VÀ HỢP TÁC VỚI CÁC BẠN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này.

- Hợp tác với các các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng tình yêu bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, Giáo án.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Giấy nhớ các màu khác nhau.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

- Nghiên cứu trước các nội dung của chủ đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 Phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên các bạn trong lớp học.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Để nắm rõ hơn làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này, để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh, chúng ta cùng thực hiện những hoạt động trong tiết học ngày hôm nay – Nội dung 1: Hòa đồng với các bạn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hòa đồng với các bạn.( 5 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được tình huống mà em thể hiện được sự hòa đồng với các bạn và HS nêu được biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

4. Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ một tình huống mà em đã thể hiện sự hòa đồng với các bạn.

- GV hướng dẫn HS và gợi ý 1 tình huống mà em đã thể hiện sự hoà đồng với các bạn: bạn quên mang sách giáo khoa, em đã cho bạn xem chung để cùng nhau học bài :

-GV yêu cầu: Từng nhóm cử đại diện trình bày các tình huống.

- GV yêu cầu HS: Nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận về những biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn trong các tình huống đã chia sẻ.

- Biểu hiện của sự hoà đồng trong tình huống GV đã gợi ý: sẵn sàng cho bạn xem chung sách.

- GV yêu cầu học sinh nêu biểu hiện của các tình huống còn lại. GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Hòa đồng với các bạn

 

- Sự hòa đồng với các bạn thể hiện:

+ Trong giao tiếp.

+ Trong học tập.

+ Trong các hoạt động tập thể.

-Biểu hiện của sự hòa đồng thể hiện ở:

+ Luôn cởi mở, thân thiện với bạn bè.

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Hoạt động 2: Thể hiện mối quan hệ hòa đồng với các bạn.( 7 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong học tập, giao tiếp và các hoạt động chung.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu các tình huống như SGK

GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS: Thảo luận về cách thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong từng tình huống

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ Tình huống 1: Thể hiện thái độ cởi mở, thân thiện, chủ động bắt chuyện và làm quen với bạn.

+ Tình huống 2: Hỏi lí do sau đó tích cực vận động, thuyết phục các bạn tham gia cùng lớp.

+ Tình huống 3: Khuyên các bạn nên có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc chung thay vì tự tách ra làm riêng lẻ.

- Thực hành thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong học tập, giao tiếp và các hoạt động chung

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Thể hiện mối quan hệ hòa đồng với các bạn.

Mối quan hệ hòa đồng với các bạn được thể hiện ở.

+ Thái độ cởi mở, thân thiện, chủ động bắt chuyện và làm quen với bạn.

+ Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

+ Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

 

Hoạt động 3: Hợp tác với các bạn ( 7 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách xác định biểu hiện hợp tác trong một số tình huống và nêu được các việc làm thể hiện sự hợp tác với các bạn.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

4. Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tình huống như SGK

GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS: Tìm biểu hiện hợp tác của các bạn lớp 7C trong tình huống nêu trên.

 - GV yêu cầu HS: Chia sẻ tình huống, việc làm của bản thân thể hiện sự hợp tác với các bạn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

a. Biểu hiện hợp tác của các bạn lớp 7C trong tình huống:

  • Cả lớp thống nhất thi đua học tốt, giành nhiều hoa điểm 10.
  • Mỗi tổ đều chủ động nhận nhiệm vụ.
  • Tổ 1: cả tổ họp và lên ý tưởng làm báo tường, sau đó thông báo cả lớp để cùng sưu tầm, viết,...
  • Tổ 2: trao đổi về cách trang trí lớp học và cùng nhau thực hiện.
  • Tổ 3: phân công cụ thể công việc cho từng bạn và hỗ trợ nhau cùng thực hiện.

-Tình huống, việc làm của em thể hiện sự hợp tác với các bạn: 

Cô giáo giao cho nhóm em tìm hiểu kiến thức, sưu tầm tranh ảnh về các loài động - thực vật để chuẩn bị cho tiết học sau và chỉ định em làm nhóm trưởng. Em đã cùng các bạn chia nhiệm vụ ra thành nhiều phần nhỏ và phân công cụ thể cho từng người để có thể hoàn thành nhanh, hiệu quả và chất lượng hơn.

- Những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn:

  • Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến.
  • Phân công nhiệm vụ hợp lí.
  • Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Sẵn sàng làm giúp công việc của bạn khi bạn có lí do chính đáng: ốm, có việc đột xuất,...
  • ...

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Hợp tác với các bạn.

- Những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn:

  • Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến.
  • Phân công nhiệm vụ hợp lí.
  • Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Sẵn sàng làm giúp công việc của bạn khi bạn có lí do chính đáng: ốm, có việc đột xuất,...

Hoạt động 4: Cách thức hợp tác với bạn trong thực hiện nhiệm vụ chung.( 5 phút)

1.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách hợp tác với bạn để thực hiện nhiệm vụ chung

2.Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

4.Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: Lựa chọn một nhiệm vụ chung và đề xuất cách thức hợp tác để thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-Nhiệm vụ: Bài tập nhóm.

- Cách thức hợp tác:

+Trao đổi về yêu cầu học tập và thống nhất cách thức làm việc.

+Phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên.

+Chia sẻ thông tin, tài liệu với các bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Cách thức hợp tác với bạn trong thực hiện nhiệm vụ chung

- Cách thức để hợp tác với bạn:

  • Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến.
  • Phân công nhiệm vụ hợp lí.
  • Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau...

Hoạt động 5: Hợp tác để giải quyết vấn đề. (5 Phút)

1.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách hợp tác với bạn để giải quyết vấn đề.

2.Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3.Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

4.Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Thảo luận, đóng vai xử lí tình huống SGK

-GV yêu cầu HS: Lựa chọn một vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác với các bạn và thảo luận cách giải quyết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-Xử lý tình huống: Nếu là thành viên trong nhóm, em sẽ bình tĩnh nói chuyện với Hải và giải thích cho bạn hiểu sự cần thiết phải hợp tác với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó thuyết phục các bạn còn lại nghe Hải chia sẻ quan điểm và có những phản hồi tích cực nếu ý kiến của bạn có giá trị.

-Vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác với các bạn: Một bạn trong nhóm không hoàn thành nhiệm vụ được giao khiến tiến độ của nhóm bị chậm, làm các bạn khác cảm thấy khó chịu.

-Cách giải quyết:

+Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+Cùng nhau lên kế hoạch và phân chia lại công việc để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.

+Thường xuyên nhắc nhở, hỗ trợ lần nhau để không xảy ra trường hợp tương tự.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

5.Hợp tác để giải quyết vấn đề.

Các bước hợp tác để giải quyết vấn đề:

Bước 1: Phân tích tình huống, xác định mâu thuẫn.

Bước 2: Cùng nhau đưa ra phương án giải quyết.

Bước 3: Lựa chọn phương án, cùng nhau thực hiện.

Bước 4: Đánh giá kết quả hợp tác để giải quyết vấn đề.

Hoạt động 6. Sổ tay niềm vui tình bạn. ( 5 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách làm cho bản thân một cuốn sổ tay niềm vui tình bạn.

2. Nội dung: GV hướng dẫn. HS thực hành.

3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và sản phẩm là cuốn sổ tay niềm vui tình bạn.

4. Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Thiết kế sổ tay niềm vui tình bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-Ghi lại những niềm vui, cảm xúc tích cực của em khi giao tiếp, hợp tác với các bạn trong học tập, trong các hoạt động tập thể.

- Bổ sung những câu chuyện tình bạn của HS vào cuốn sổ và giữ gìn kỉ vật về tình bạn của cả lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện chia sẻ sản phẩm cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét

6.Sổ tay niềm vui tình bạn.

Thông điệp:

-Tình bạn là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người

-Hợp tác với bạn sẽ giúp các em phát triển mối quan hệ bạn bè hòa đồng và thực hiện những nhệm vụ chung hiệu quả.

 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Nêu một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Nêu một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: HS cùng nhau xây dựng được tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” và cam kết thực hiện các tiêu chí đã xây dựng.

2. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS thực hiện hoạt động tại nhà

3. Sản phẩm học tập: HS thực hành hoạt động tại nhà.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện những hoạt động sau:

+ Suy nghĩ về những điều em và các bạn trong lớp cần thực hiện để lớp học của mình trở thành “Lớp học hạnh phúc”.

+ Thảo luận và thống nhất với các bạn trong nhóm về nội quy nhằm xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.

- GV yêu cầu HS: Hãy chia sẻ những điều đã học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.

- GV tổng kết: Lớp học là nơi hằng ngày mỗi chúng ta gặp nhau, cùng nhau học tập và rèn luyện. Xây dựng được lớp học thân thiện, luôn có sự hòa đồng giữa các bạn HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo là điều ai cũng mong muốn. Vì vậy,  mỗi chúng ta hãy luôn thực hiện những điều đã tiếp thu được về các hợp tác, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh để cùng nhau xây dựng “Lớp học hạnh phúc” theo các tiêu chí sau:

+ Yêu thương: HS yêu thương, động viên, quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là giúp đỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật về trí tuệ, thể lực,...; thành lập và duy trì các nhóm đôi bạn cùng tiến, giúp nhau tiến bộ trong học tập.

+ Tôn trọng: mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, đảm bảo an toàn, không phân biệt, đối xử, kì thị; mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đưa ra đều được bàn bạc, thảo luận, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực; thầy cô phân công nhiệm vụ cho HS một cách công bằng, hợp lí, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.

+ Chia sẻ: Thầy cô và HS cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn; chia sẻ khó khăn, tâm tư, tình cảm với thầy cô, các bạn; lớp có hộp thư “Điều em muốn nói”; tích cực tham gia các hoạt động để thấu hiểu được, yêu thương và chia sẻ cùng nhau.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút)

Đọc soạn chủ đề tiếp theo:

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

 

 Tuần ..........

Ngày soạn:...../....../......

Ngày dạy:....../......./......

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

 

Tiết 4: HÒA ĐỒNG VÀ HỢP TÁC VỚI CÁC BẠN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

  Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này.

- Hợp tác với các các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.

2. Năng lực

   Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

    Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng tình yêu bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, Giáo án.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Giấy nhớ các màu khác nhau.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

- Nghiên cứu trước các nội dung của chủ đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 Phút)

5. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

6. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

7. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

8. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên các bạn trong lớp học.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Để nắm rõ hơn làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này, để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh, chúng ta cùng thực hiện những hoạt động trong tiết học ngày hôm nay – Nội dung 1: Hòa đồng với các bạn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hòa đồng với các bạn.( 5 phút )

5. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được tình huống mà em thể hiện được sự hòa đồng với các bạn và HS nêu được biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn.

6. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

7. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

8. Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ một tình huống mà em đã thể hiện sự hòa đồng với các bạn.

- GV hướng dẫn HS và gợi ý 1 tình huống mà em đã thể hiện sự hoà đồng với các bạn: bạn quên mang sách giáo khoa, em đã cho bạn xem chung để cùng nhau học bài :

-GV yêu cầu: Từng nhóm cử đại diện trình bày các tình huống.

- GV yêu cầu HS: Nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận về những biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn trong các tình huống đã chia sẻ.

- Biểu hiện của sự hoà đồng trong tình huống GV đã gợi ý: sẵn sàng cho bạn xem chung sách.

- GV yêu cầu học sinh nêu biểu hiện của các tình huống còn lại. GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Hòa đồng với các bạn

 

- Sự hòa đồng với các bạn thể hiện:

+ Trong giao tiếp.

+ Trong học tập.

+ Trong các hoạt động tập thể.

-Biểu hiện của sự hòa đồng thể hiện ở:

+ Luôn cởi mở, thân thiện với bạn bè.

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Hoạt động 2: Thể hiện mối quan hệ hòa đồng với các bạn.( 7 phút)

5. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong học tập, giao tiếp và các hoạt động chung.

6. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

7. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

8. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu các tình huống như SGK

GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS: Thảo luận về cách thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong từng tình huống

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ Tình huống 1: Thể hiện thái độ cởi mở, thân thiện, chủ động bắt chuyện và làm quen với bạn.

+ Tình huống 2: Hỏi lí do sau đó tích cực vận động, thuyết phục các bạn tham gia cùng lớp.

+ Tình huống 3: Khuyên các bạn nên có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc chung thay vì tự tách ra làm riêng lẻ.

- Thực hành thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong học tập, giao tiếp và các hoạt động chung

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Thể hiện mối quan hệ hòa đồng với các bạn.

Mối quan hệ hòa đồng với các bạn được thể hiện ở.

+ Thái độ cởi mở, thân thiện, chủ động bắt chuyện và làm quen với bạn.

+ Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

+ Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

 

Hoạt động 3: Hợp tác với các bạn ( 7 phút)

5. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách xác định biểu hiện hợp tác trong một số tình huống và nêu được các việc làm thể hiện sự hợp tác với các bạn.

6. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

7. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

8. Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tình huống như SGK

GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS: Tìm biểu hiện hợp tác của các bạn lớp 7C trong tình huống nêu trên.

 - GV yêu cầu HS: Chia sẻ tình huống, việc làm của bản thân thể hiện sự hợp tác với các bạn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

a. Biểu hiện hợp tác của các bạn lớp 7C trong tình huống:

  • Cả lớp thống nhất thi đua học tốt, giành nhiều hoa điểm 10.
  • Mỗi tổ đều chủ động nhận nhiệm vụ.
  • Tổ 1: cả tổ họp và lên ý tưởng làm báo tường, sau đó thông báo cả lớp để cùng sưu tầm, viết,...
  • Tổ 2: trao đổi về cách trang trí lớp học và cùng nhau thực hiện.
  • Tổ 3: phân công cụ thể công việc cho từng bạn và hỗ trợ nhau cùng thực hiện.

-Tình huống, việc làm của em thể hiện sự hợp tác với các bạn: 

Cô giáo giao cho nhóm em tìm hiểu kiến thức, sưu tầm tranh ảnh về các loài động - thực vật để chuẩn bị cho tiết học sau và chỉ định em làm nhóm trưởng. Em đã cùng các bạn chia nhiệm vụ ra thành nhiều phần nhỏ và phân công cụ thể cho từng người để có thể hoàn thành nhanh, hiệu quả và chất lượng hơn.

- Những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn:

  • Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến.
  • Phân công nhiệm vụ hợp lí.
  • Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Sẵn sàng làm giúp công việc của bạn khi bạn có lí do chính đáng: ốm, có việc đột xuất,...
  • ...

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Hợp tác với các bạn.

- Những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn:

  • Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến.
  • Phân công nhiệm vụ hợp lí.
  • Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Sẵn sàng làm giúp công việc của bạn khi bạn có lí do chính đáng: ốm, có việc đột xuất,...

Hoạt động 4: Cách thức hợp tác với bạn trong thực hiện nhiệm vụ chung.( 5 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách hợp tác với bạn để thực hiện nhiệm vụ chung

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

4. Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: Lựa chọn một nhiệm vụ chung và đề xuất cách thức hợp tác để thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-Nhiệm vụ: Bài tập nhóm.

- Cách thức hợp tác:

+Trao đổi về yêu cầu học tập và thống nhất cách thức làm việc.

+Phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên.

+Chia sẻ thông tin, tài liệu với các bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Cách thức hợp tác với bạn trong thực hiện nhiệm vụ chung

- Cách thức để hợp tác với bạn:

  • Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến.
  • Phân công nhiệm vụ hợp lí.
  • Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau...

Hoạt động 5: Hợp tác để giải quyết vấn đề. (5 Phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách hợp tác với bạn để giải quyết vấn đề.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

4. Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Thảo luận, đóng vai xử lí tình huống SGK

-GV yêu cầu HS: Lựa chọn một vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác với các bạn và thảo luận cách giải quyết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-Xử lý tình huống: Nếu là thành viên trong nhóm, em sẽ bình tĩnh nói chuyện với Hải và giải thích cho bạn hiểu sự cần thiết phải hợp tác với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó thuyết phục các bạn còn lại nghe Hải chia sẻ quan điểm và có những phản hồi tích cực nếu ý kiến của bạn có giá trị.

-Vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác với các bạn: Một bạn trong nhóm không hoàn thành nhiệm vụ được giao khiến tiến độ của nhóm bị chậm, làm các bạn khác cảm thấy khó chịu.

-Cách giải quyết:

+Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+Cùng nhau lên kế hoạch và phân chia lại công việc để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.

+Thường xuyên nhắc nhở, hỗ trợ lần nhau để không xảy ra trường hợp tương tự.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

5.Hợp tác để giải quyết vấn đề.

Các bước hợp tác để giải quyết vấn đề:

Bước 1: Phân tích tình huống, xác định mâu thuẫn.

Bước 2: Cùng nhau đưa ra phương án giải quyết.

Bước 3: Lựa chọn phương án, cùng nhau thực hiện.

Bước 4: Đánh giá kết quả hợp tác để giải quyết vấn đề.

Hoạt động 6. Sổ tay niềm vui tình bạn. ( 5 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách làm cho bản thân một cuốn sổ tay niềm vui tình bạn.

2. Nội dung: GV hướng dẫn. HS thực hành.

3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và sản phẩm là cuốn sổ tay niềm vui tình bạn.

4. Tổ chức hoạt động:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Thiết kế sổ tay niềm vui tình bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-Ghi lại những niềm vui, cảm xúc tích cực của em khi giao tiếp, hợp tác với các bạn trong học tập, trong các hoạt động tập thể.

- Bổ sung những câu chuyện tình bạn của HS vào cuốn sổ và giữ gìn kỉ vật về tình bạn của cả lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện chia sẻ sản phẩm cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét

6.Sổ tay niềm vui tình bạn.

Thông điệp:

-Tình bạn là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người

-Hợp tác với bạn sẽ giúp các em phát triển mối quan hệ bạn bè hòa đồng và thực hiện những nhệm vụ chung hiệu quả.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Nêu một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Nêu một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: HS cùng nhau xây dựng được tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” và cam kết thực hiện các tiêu chí đã xây dựng.

2. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS thực hiện hoạt động tại nhà

3. Sản phẩm học tập: HS thực hành hoạt động tại nhà.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện những hoạt động sau:

+ Suy nghĩ về những điều em và các bạn trong lớp cần thực hiện để lớp học của mình trở thành “Lớp học hạnh phúc”.

+ Thảo luận và thống nhất với các bạn trong nhóm về nội quy nhằm xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.

- GV yêu cầu HS: Hãy chia sẻ những điều đã học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.

- GV tổng kết: Lớp học là nơi hằng ngày mỗi chúng ta gặp nhau, cùng nhau học tập và rèn luyện. Xây dựng được lớp học thân thiện, luôn có sự hòa đồng giữa các bạn HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo là điều ai cũng mong muốn. Vì vậy,  mỗi chúng ta hãy luôn thực hiện những điều đã tiếp thu được về các hợp tác, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh để cùng nhau xây dựng “Lớp học hạnh phúc” theo các tiêu chí sau:

+ Yêu thương: HS yêu thương, động viên, quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là giúp đỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật về trí tuệ, thể lực,...; thành lập và duy trì các nhóm đôi bạn cùng tiến, giúp nhau tiến bộ trong học tập.

+ Tôn trọng: mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, đảm bảo an toàn, không phân biệt, đối xử, kì thị; mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đưa ra đều được bàn bạc, thảo luận, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực; thầy cô phân công nhiệm vụ cho HS một cách công bằng, hợp lí, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.

+ Chia sẻ: Thầy cô và HS cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn; chia sẻ khó khăn, tâm tư, tình cảm với thầy cô, các bạn; lớp có hộp thư “Điều em muốn nói”; tích cực tham gia các hoạt động để thấu hiểu được, yêu thương và chia sẻ cùng nhau.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút)

Đọc soạn chủ đề tiếp theo:

Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

 

 

Trường

Họ tên:...................................................

Tổ: KHXH

 

Tuần 5

Ngày soạn:…/…/…...

Ngày dạy:…/…/….....

CHỦ ĐỀ 1: EM ĐANG TRƯỞNG THÀNH

Thời gian thực hiện: (04 tiết)

Tháng 10: Loại hình HĐTN, HN: Sinh hoạt GD theo chủ đề

TUẦN 5 – TIẾT 5 : KHÁM PHÁ BẢN THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nắm được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.

- Biết được cách để rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống.

- Biết cách rèn luyện đức tính chăm chỉ, kiên trì trong công việc.

- Tôn trọng sự khác biệt  giữa mọi người.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bản thân và mọi người

- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi nhìn nhận ưu-khuyết của mình, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung

- Trách nhiệm: HS có ý thức rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, hòa đồng, lành mạnh…

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để rèn luyện bản thân trở nên tốt hơn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tư liệu về tuổi dạy thì và tâm lí học sinh tuổi thiếu niên.

- Tài liệu về phương pháp học tập, phong cách học tập.

- Thông tin về tôn trọng sự khác biệt.

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ

2. Đối với học sinh

- Tìm đọc, ghi lại thông tin về tuổi dạy thì và tâm lí học sinh tuổi thiếu niên, về phương pháp học tập, phong cách học tập, về tôn trọng sự khác biệt.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

   - KT sự chuẩn bị bài của HS.

 3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.

3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên những tấm gương vượt khó thành công trong học tập và cuộc sống mà em biết trong sách hoặc ngoài đời.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập (   phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân; chia sẻ một cách trung thực; lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để học tập tốt hơn.

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS trình bày, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Trong suốt những năm học tiểu học, các em cũng đã có những hiểu biết nhất định về điểm mạnh, điểm hạn chế của mình trong học tập,….

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

? Hãy xác định các môn học mà em có điểm mạnh và những môn học em còn gặp khó khăn.

? Trao đổi với bạn về cách học những môn mà em học có hiệu quả..

? Em lựa chọn được lời khuyên phù hợp nào của các bạn để thực hiện tốt những môn học mà em gặp khó khăn.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ.

a. Hãy xác định các môn học mà em có điểm mạnh và những môn học em còn gặp khó khăn.

Gợi ý:

-       Những môn học em có điểm mạnh:

 + Em cảm thấy hứng thú khi học

 + Em có thể tập trung học

-       Những môn học em còn gặp khó khăn:

 + Em thấy khó khăn trong tiếp nhận kiến thức môn học

 + Em khó tập trung, mệt mỏi khi học

b. Trao đổi với bạn về cách học những môn mà em học có hiệu quả.

c. Lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để học tốt những môn học mà em gặp khó khăn.

Trả lời:

a. Những môn học mà em có điểm mạnh: toán, lý, sinh.

Những môn học em còn gặp khó khăn: văn, sử.

b. Cách học những môn mà em học có hiệu quả:

- Môn toán: nắm vững lý thuyết, giải nhiều bài tập, học nhóm.

- Môn lý: vẽ sơ đồ tư duy, làm nhiều bài tập vận dụng và nâng cao.

- Môn sinh: tóm tắt ý chính của bài học, ôn lại bài ngay trong ngày, không học thuộc lòng mà đi sâu vào tìm và hiểu bản chất của vấn đề.

c. Một số lời khuyên để học tốt những môn học mà em gặp khó khăn:

- Học ở nơi thoải mái, yên tĩnh.

- Sắp xếp thời gian học tập phù hợp: phân bổ thời gian hợp lí, không học quá sớm hoặc quá muộn,...

- Nắm vững lý thuyết môn học.

- Học nhóm để giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề của bài học…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

 

1.Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập.

 

-Những môn học tốt, những môn học yếu hơn.

 

 

 

- Kinh nghiệm trong học tập

 

 

- Chỉ ra được nguyên nhân

- Cách khắc phục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong cuộc sống (6 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong cuộc sống; chia sẻ một cách trung thực; lựa chọn lời khuyên phù hợp của các bạn và thực hiện để thành công hơn trong cuộc sống.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Hã liệt kê những điểm mạnh, điểm hạn chế của em theo gợi ý SGK/19.

a. Hãy liệt kê những điểm mạnh, điểm hạn chế của em theo gợi ý dưới đây:

- Điểm mạnh:

 + Những việc nào em thường làm tốt nhất?

 + Những kết quả đạt được mà em cảm thấy hài lòng nhất.

 + Người khác nhận xét em có điểm mạnh gì?

-       Điểm hạn chế:

 + Em thường thấy khó khăn khi làm những việc gì?

 + Những kiến thức, kĩ năng nào em còn hạn chế?

 + Người khác đánh giá điểm hạn chế của em là gì?

b. Chia sẻ với bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

- HS thực hiện cá nhân.

- GV cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV gợi ý cho HS:

-       Điểm mạnh:

+Những việc em thường làm tốt nhất: khả năng thuyết trình, nói trước đám đông.

+ Những kết quả đạt được mà em cảm thấy hài lòng nhất: nhận được sự khen ngợi, tán dương, công nhận từ thầy cô giáo và bạn bè.

+ Người khác nhận xét em có điểm mạnh: hoà đồng, hoạt bát.

-       Điểm hạn chế:

+ Em thường thấy khó khăn khi: học các môn tự nhiên như toán, lý, hoá,...

+ Những kiến thức, kĩ năng em còn hạn chế: khả năng tư duy, hệ thống kiến thức của bài học, kĩ năng tính toán nhanh,...

+ Người khác đánh giá điểm hạn chế của em: chưa mạnh dạn giơ tay phát biểu trong giờ học, thiếu cẩn thận.

-       Chia sẻ với bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân:

+ Điểm mạnh của mình là có năng khiếu nghệ thuật. Mình vừa biết đánh đàn piano, vừa biết thổi sáo. Ngoài ra còn có thể nhảy và vẽ tranh khá đẹp.

+ Tuy nhiên mình rất nhút nhát, rụt rè. Mình không dám đứng trước đám đông để thể hiện những khả năng của bản thân và chính điều này đã khiến mình mất đi một vài cơ hội để phát triển năng khiếu.

2.Nhận diện điểm mạnh, điểm hạn chế trong cuộc sống.

 

 

 

-       Điểm mạnh

 

 

 

-       Điểm hạn chế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Hoạt động 3: Rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống (  phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm ra được cách khắc phục những điểm hạn chế trong học tập và cuộc sống, dự kiến những việc làm để rèn luyện bản thân và thực hiện để thành công hơn trong học tập và cuộc sống.

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS thực hiện cá nhân, nhóm, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

3. Rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Lập kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống theo gợi ý SGK/20.

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện cá nhân

- HS thảo luận nhóm, trao đổi với bạn.

- Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của các cá nhân trong tổ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời nhóm trưởng tổng hợp kết quả thảo luận của nhóm và trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Trả lời:

a. Gợi ý kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và trong cuộc sống:

Các điểm hạn chế

Cách khắc phục

Dự kiến việc sẽ làm

Kết quả mong đợi

 

Tiếng anh nói lắp bắp, không trôi chảy

 

Tích cực luyện tập nhiều hơn

- Học thuộc 5 từ mới mỗi ngày.

- Nghe các bài hát tiếng Anh yêu thích.

- Đọc truyện tranh song ngữ Anh – Việt.

 

Nói lưu loát tiếng Anh

 

Thường xuyên có cảm xúc tiêu cực

 

Thả lỏng và suy nghĩ tích cực hơn

- Chủ động bắt chuyện với mọi người.

- Mỉm cười vào buổi sáng với chính mình.

- Tích cực đọc những câu chuyện vui.

 

Trở thành một con người lạc quan, vui vẻ

-       HS về nhà tiếp tục trao đổi với người thân và hoàn thiện bản kế hoạch trên.

 

Hoạt động 4: Rèn luyện tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc (  phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được những câu chuyện về  những tấm gương kiên trì và chăm chỉ. Nêu được những biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ. Tìm ra cách phù hợp để rè luyện tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc hàng ngày.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thực hiện, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

+ Chia sẻ những câu chuyện về tấm gương kiên trì, chăm chỉ mà em biết.

+ Nêu những biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ

- HS thực hiện cá nhân.

- GV nhận xét, đưa ra ví dụ tham khảo

a. Gợi ý:

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Khi lên bốn, một cơn bạo bệnh bất ngờ đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, khiến chúng bị liệt và mãi mãi không cầm được bút nữa. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ký quyết không đầu hàng số phận và đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình. Đây là một chuyện rất khó khăn, vất vả vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi. Dần dần bình tâm lại, ông đã viết được chữ O, chữ A, sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi. Sau này, Nguyễn Ngọc Ký xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi trở về quê nhà làm thầy giáo.

b. Một số biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ:

- Luôn cần cù, chăm chỉ, nỗ lực, chịu khó, quyết tâm hoàn thành công việc đã đặt ra.

- Trong học tập: chăm chỉ học bài, làm bài tập về nhà và chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.

- Tự giác, chủ động thực hiện công việc.

- Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, trở ngại.

- Không trông chờ, ỷ lại vào người khác

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc.

Thảo luận cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Nội dung cần rèn luyện

Cách rèn luyện

 

Kiềm chế sự nóng giận, vội vàng

- Học cách hít sâu, thở đều.

- Điều chỉnh suy nghĩ và tự kiểm tra lại ý kiến của bản thân về sự việc khiến mình tức giận.

- Nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách.

- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

 

Tự giác

- Xác định rõ điều mình muốn và cần đạt được.

- Lập kế hoạch chi tiết về những việc cần làm.

- Đặt báo thức hoặc nhờ mọi người xung quanh nhắc nhở.

 

-       HS : Chia sẻ và thực hiện việc rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ hằng ngày.

4. Rèn luyện tính kiên trì và chăm chỉ trong công việc

 

 

 

-Những tấm gương.

 

 

 

 

 

 

 

 

-Biểu hiện của tính kiên trì và chăm chỉ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Cách rèn luyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Hoạt động 5: Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người (  phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS thực hiện, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

5. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

- HS thảo luận nhóm:

a. Nêu biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người.

b. Trao đổi về cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt.

Trao đổi về cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu cung cấp các thông tin bổ sung sưu tầm được.

GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

 a. Biểu hiện của tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người:

- Đối xử tử tế, lễ độ với mọi người.

- Luôn lịch sự với tất cả những người từng gặp và tiếp xúc.

- Tập trung và lắng nghe người khác khi giao tiếp một cách tích cực.

- Hiểu và tôn trọng thói quen, sở thích của mỗi người.

- Tiếp thu ý kiến người khác dành cho mình.

- Luôn giữ thái độ bình tĩnh, kiềm chế sự tức giận...

b. Cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt:

- Không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.

- Luôn quan tâm và lắng nghe để biết họ đang gặp vấn đề gì.

- Đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu tại sao họ lại chọn hướng đi và hành động như vậy.

- Biết cách chia sẻ và đồng cảm với người khác.

 

Hoạt động 6 : Hành động vì sự khác biệt (  phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được các sản phẩm thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

2. Nội dung: GV nêu vấn đề; HS thực hiện, lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

5. Hành động vì sự khác biệt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: HS thực hiện được các sản phẩm thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

 

+  HS thực hiện cá nhân : Vẽ tranh, áp phích

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số  HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét kết quả trao đổi của HS

GV chiếu một số sản phẩm sưu tầm được.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Trình bày những vấn đề , những kinh nghiệm mà em học hỏi được từ các bạn từ bài học này.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày những vấn đề , những kinh nghiệm mà em học hỏi được từ các bạn từ bài học này.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Về học tập:

+ Về cuộc sống…

- GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.

2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có kết quả nổi bật trong trường về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiêm vụ cho HS thực hiện theo nhóm: Xây dựng kịch bản tiểu phẩm :  thể hiện thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Tên tiểu phẩm.

+ Nội dung trọng tâm cần trình bày.

+ Thông điệp muốn gưi gắm qua tiểu phẩm.

- GV nhận xét, bổ sung, hướng dẫn.

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)

- Hoàn thành các nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch cải thiện những điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.

+ Hoàn thiện bức thông điệp đề cao sự tôn trọng lẫn nha và phê phán sự kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

+ Xây dựng và thực hiện kịch bản cùng đội nhóm.

+ Ghi lại kết quả thực hiện hành vi đã thực hiện được sau mỗi tuần học. 

- Chuẩn bị bài sau: Nhận biết cảm xúc của bản thân, khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, rèn cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong một số tình huống cụ thể.

Rút kinh nghiệm

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu có 205 trang. Vui lòng tải xuống để xem toàn bộ.

Xem thêm các bộ Giáo án lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án môn Toán lớp 7 - CD

Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 7 – CD

Giáo án môn Lịch sử lớp 7 – CD

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - CD

1 6420 lượt xem
Tải về