Giáo án KTPL 10 Bài 6 (Cánh diều 2024): Thuế | Kinh tế pháp luật 10

Với Giáo án Bài 6: Thuế Kinh tế pháp luật lớp 10 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KTPL 10 Bài 6.

1 567 08/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Giáo án KTPL 10 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 25k 1 bài giảng bất kỳ):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KTPL 10 Bài 6 (Cánh diều): Thuế (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Giải thích được vì sao Nhà nước phải thu thuế.

- Kể được tên một số loại thuế phổ biến.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về thuế.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thuế.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: ủng hộ những hành vi chấp hành tốt và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật vế thuế.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Có hành vi đúng khi tham gia một số hoạt động liên quan đến thuế.

3. Về phẩm chất

- Trung thực, có trách nhiệm công dân trong việc tham gia một số hoạt động liên quan tới thuế.

- Yêu nước, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;

- Kế hoạch dạy học, tranh ảnh, video clip về thuế;

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

1. Hoạt động: mở đầu

a) Mục tiêu. HS huy động những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về những vấn đề có liên quan đến thuế; tạo hứng thú, tâm thế học tập để dẫn vào bài mới.

b) Nội dung. Học sinh cùng tham gia trò chơi “Tiếp sức”: Kể tên các loại thuế có ở Việt Nam

c) Sản phẩm.

- Học sinh bước đầu nêu được một số loại thuế có ở Việt Nam

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV chọn 2 đội chơi. Lần lượt từng thành viên trong mỗi đội viết lên bảng một loại thuế. Trong cùng một khoảng thời gian (3-5 phút), đội nào viết được nhiều loại thuế hơn sẽ thắng. Sau khi chơi, HS trả lời câu hỏi: Em biết gì về các loại thuế trên?

Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên tổng hợp kết quả các đội thi

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét ý thức tham gia, kết quả tham gia của các đội

Gv nhấn mạnh:

Thuế là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Mỗi loại thuế mà Nhà nước ban hành đều nhằm mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế gắn liền với tăng trưởng kinh tế, công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Bài học này sẽ giúp các em hiểu bản chất, vai trò của thuế, nhận diện được một số loại thuế cơ bản, hiểu được việc nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm thuế

a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm thuế

b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm học tập, HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:

a) Theo quy định của pháp luật, việc nộp thuế của công dân là tự nguyện hay bắt buộc?

b) Những chủ thể nào phải nộp thuế?

c) Từ những phân tích trên, em hiểu thế nào là thuế?

c) Sản phẩm.

- HS giải thích được vì sao công dân phải nộp thuế và cách thức nộp như thế nào

a) Theo quy định của pháp luật, việc nộp thuế của công dân là bắt buộc.

b) Những chủ thể phải nộp thuế là:

Tổ chức

Hộ gia đình

Hộ kinh doanh

Cá nhân.

c) Từ những phân tích trên, em hiểu thuế là: một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Học sinh làm việc theo nhóm học tập, HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:

a) Theo quy định của pháp luật, việc nộp thuế của công dân là tự nguyện hay bắt buộc?

b) Những chủ thể nào phải nộp thuế?

c) Từ những phân tích trên, em hiểu thế nào là thuế?

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc thông tin.

- Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra

- Các học sinh còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.

- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Những chủ thể nào có nghĩa vụ phải nộp thuế?

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật khái niệm thuế

Gv nhấn mạnh:

Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các chủ thề kinh tế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.

1. Thuế và vai trò của thuế

a. Thuế là gì

- Thuế là một khoản ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế

- Phân loại thuế.

Thuế trực thu là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Thuế trực thu có:

Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Thuế gián thu có:

Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung vai trò của thuế

a) Mục tiêu. HS nêu được vai trò cơ bản của thuế.

b) Nội dung. Học sinh cùng làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong sách giáo khoa, trang 34, 35 và trả lời câu hỏi sau

a) Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế?

b) Thuế có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế - xã hội?

c) Sản phẩm.

- HS đọc thông tin và trả lời được các câu hỏi đặt ra

- Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước, nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.

- Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.

- Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ "nghĩa vụ thuế"), dựa trên quy luật cung cầu.

- Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).

- Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.

- Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 Cánh diều.

Để mua Giáo án KTPL 10 Cánh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Kinh tế pháp luật 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

Giáo án Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Giáo án Bài 3: Thị trường

Giáo án Bài 4: Cơ chế thị trường

Giáo án Bài 5: Ngân sách nhà nước

1 567 08/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: