Giáo án GDQP 10 Bài 7 (Kết nối tri thức 2024): Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ | Giáo dục quốc phòng 10

Với Giáo án Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ Giáo dục quốc phòng lớp 10 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án GDQP 10 Bài 7.

1 823 05/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án GDQP 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 20K cho bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án GDQP 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phân tích được tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai và cháy nổ.

- Nhận diện được một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, vật liệu nổ; nguy cơ xảy ra mất an toàn do thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ gây ra.

- Biết cách phòng, tránh và hướng dẫn phòng, tránh tác hại của bom, mìn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ.

2. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp

Năng lực chuyên biệt:

- Biết cách phòng tránh thông thường đối với một số loại bom, đạn và thiên tai hiện nay

3. Phẩm chất

- Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, SGK và tài liệụ tham khảo.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị trang phục theo quy định

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a. Mục tiêu: ạo hứng thú cho HS và hướng dẫn cho HS bước đầu nhận biết được tác hại của các loại vũ khí trong chiến đấu, từ đó kết nối HS vào bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số loại vũ khí thường sử dụng trong chiến tranh và tác hại của các loại vũ khí đó.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại vũ khí thường sử dụng trong chiến tranh và tác hại của các loại vũ khí đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời:

+ Một số loại vũ khí thường sử dụng trong chiến tranh: bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao.

+ Tác hại của các loại vũ khí đó: mang tính sát thương, phá hoại công trình, gây độc cho con người,....

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV giới thiệu bài: Trong chiến tranh, thường sử dụng các loại vũ khí như bom, mìn, súng, đạn,…nhằm sát thương sinh lực, phá hủy phương tiện kĩ thuật đối phương,….Để hạn chế và tránh bị sát thương, chúng ta cần biết cách nhận dạng, phòng tránh tác hại của các loại vũ khí đó. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút)

Hoạt động 1: Tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao

a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm và tác hại mà bom, đạn gây ra

b. Nội dung: HS quan sát sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, giảng bài và thực hiện thảo luận.

c. Sản phẩm: Nắm vững kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc sgk và trả lời câu hỏi:

Câu 1. Em hãy các khái niệm bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao?

Câu 2. Hãy phân biệt các loại bom, mìn, đạn trong hình 7.1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- H/S tiếp nhận nhiệm vụ, tham khảo sgk và tìm câu trả lời

+ GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS đứng tại chỗ trình bày kết quả thảo luận.

+ HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. PHÒNG TRÁNH BOM, MÌN, ĐẠN, VŨ KHÍ HÓA HỌC, VŨ KHÍ SINH HỌC, VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO. (20 phút)

1. Tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao.

- Bom: Là một loại vũ khí dung uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình… của đối phương.

- Mìn: Là một loại vũ khí dung uy lực của thuốc nổ, mảnh vở của vỏ mìn,chất cháy, chất độc hóa học và được bố trí sẵn nhằm phá hoại, sát thương đối tượng hoạc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: nhiễm độc, nhiemxem xạ, hạn chế tầm nhìn,…

- Đạn: Là vật thể mang phần tử sát thương sinh lực, Hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hỏa khí hay đặt lên thiết bị phóng để bắn đến mục tiêu. Đạn được sử dụng để tiêu diệt sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuaatjcuar đối phương.

- Vũ khí hóa học: Một loại vũ khí hủy diệt lớn, mà tác dụng sát thương trên cơ sở sử dụng độc tính của các loại chất độc quân sự để gây độc đối với người, sinh vật và phá hủy môi trường sinh thái.

- Vũ khí sinh học: Một loại vũ khí hủy diệt lớn, mà tác dụng sát thương trên cơ sở sử dụng các loại vi sinh vật khác nhau để gây bệnh cho người và động vật, cây cối, hoa màu.

- Vũ khí công nghệ cao: Hay còn gọi là vũ khí thông minh, là loại vũ khí có độ chính xác cao, uy lực lớn, tầm hoạt động xa, hoạt động trọng mọi điều kiện thời tiết,…

Hoạt động 2: Một số biện pháp phòng tránh của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao. (15 phút)

a. Mục tiêu: Nắm được biện pháp phòng tránh bom, đạn thông thường

b. Nội dung: HS quan sát sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, giảng bài và thực hiện thảo luận.

c. Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 Bài 7 Kết nối tri thức.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Giáo dục quốc phòng 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và công an nhân dân

Giáo án Bài 9: Đội ngũ từng người không có súng

Giáo án Bài 10: Đội ngũ tiểu đội

Giáo án Bài 11: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

Giáo án Bài 12: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương

1 823 05/01/2024
Mua tài liệu