Giải Lịch sử 11 trang 44 Cánh diều

Với giải bài tập Lịch sử lớp 11 trang 44 Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 11 trang 44

1 310 16/07/2023


Giải Lịch sử 11 trang 44 Cánh diều

Câu hỏi trang 44 Lịch Sử 11: Dựa vào thông tin và tư liệu, trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán năm 938.

Lời giải:

- Hoàn cảnh:

+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán. 

+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta. 

+ Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Ông đã sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở vùng cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng

- Diễn biến chính:

+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền  cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm. 

+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn,  Lưu Hoằng Tháo tử trận.

- Ý nghĩa: 

+ Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Câu hỏi trang 44 Lịch Sử 11: Dựa vào thông tin và tư liệu, trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống Tổng năm 981.

Lời giải:

- Hoàn cảnh:

+ Cuối năm 980 - đầu năm 981, nhân cơ hội Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, nội bộ triều đình nhà Đinh mâu thuẫn, nhà Tống đã huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược Đại Cồ Việt, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe dọa.

+ Trước vận nước lâm nguy, vua Lê Hoàn đích thân lãnh đạo quân dân tiến hành cuộc kháng chiến.

- Diễn biến chính:

+ Lê Hoàn cho xây dựng nhiều phòng tuyến  chống giặc ở những dòng sông lớn để ngăn chặn bước tiến của quân Tống. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra, tiêu biểu là: trận Lục Đầu giang; trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng,… Cuối cùng, cánh quân thủy của quân Tống bị đánh lui.

+ Trên bộ, quân dân Tiền Lê cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt, khiến giặc bị tổn thất nặng nề.

- Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy về nước.

- Ý nghĩa:

+ Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

1 310 16/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: