Giải GDCD 9 trang 7 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập GDCD lớp 9 trang 7 trong Bài 1: Sống có lí tưởng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục công dân 9 trang 7.

1 87 22/05/2024


Giải GDCD 9 trang 7 Chân trời sáng tạo

Khám phá trang 7 GDCD 9: Em hãy đọc các thông tin sau và quan sát hình ảnh để thực hiện yêu cầu

Thông tin 1. “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, ... để khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người ... ".

(Nikolai Ostrovsky (Huy Vân - Thép Mới dịch), 2009, Thép đã tôi thế đấy, NXB Văn học, Hà Nội, trang 299)

Thông tin 2. “Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng ... tuổi hai mươi của thời đại này đã phải đẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có ...

Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ là độc lập, tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi, đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách, gian lao của chiến trường, tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi ... Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và để màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thuỳ!".

(Đặng Thuỳ Trâm, 2016, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, trang 202 - 203)

Em hãy nêu mục đích sống của nhân vật trong các thông tin trên.

Trả lời:

- Thông tin 1. Trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy”, văn hào N.A.Ostrotsky đã nhấn mạnh rằng: cống hiến hết mình để phụng sự cho đất nước, cho nhân dân luôn là một trong những lý tưởng sống cao đẹp của con người.

- Thông tin 2. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã có mục đích sống cao đẹp, khi cô luôn tâm niệm: mục đích sống của mình là cống hiến hết mình để phụng sự cho cách mạng, cho đất nước, cho nhân dân. Từ mục đích sống cao đẹp ấy, bác sĩ Đặng Thùy Châm đã không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn nỗ lực đem tài năng và y đức của mình để chữa trị cho các thương - bệnh binh.

Khám phá trang 7 GDCD 9: Em hãy đọc các thông tin sau và quan sát hình ảnh để thực hiện yêu cầu

Thông tin 1. “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, ... để khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người ... ".

(Nikolai Ostrovsky (Huy Vân - Thép Mới dịch), 2009, Thép đã tôi thế đấy, NXB Văn học, Hà Nội, trang 299)

Thông tin 2. “Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng ... tuổi hai mươi của thời đại này đã phải đẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có ...

Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ là độc lập, tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi, đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách, gian lao của chiến trường, tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi ... Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và để màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thuỳ!".

(Đặng Thuỳ Trâm, 2016, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, trang 202 - 203)

Em hãy đặt tên cho bức tranh của hoạ sĩ Phạm Cao Thái Bảo và viết lời bình.

Trả lời:

Đặt tên cho bức tranh: “Những người hùng trong bão lửa”.

Khám phá trang 7 GDCD 9: Em hãy đọc các thông tin sau và quan sát hình ảnh để thực hiện yêu cầu

Thông tin 1. “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, ... để khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người ... ".

(Nikolai Ostrovsky (Huy Vân - Thép Mới dịch), 2009, Thép đã tôi thế đấy, NXB Văn học, Hà Nội, trang 299)

Thông tin 2. “Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng ... tuổi hai mươi của thời đại này đã phải đẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có ...

Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ là độc lập, tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi, đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách, gian lao của chiến trường, tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi ... Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và để màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thuỳ!".

(Đặng Thuỳ Trâm, 2016, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, trang 202 - 203)

Em hãy xác định điểm chung về mục đích sống của nhân vật trong các thông tin, hình ảnh và cho biết thế nào là sống có lí tưởng, ý nghĩa của sống có lí tưởng.

Trả lời:

- Điểm chung về mục đích sống của nhân vật trong các thông tin, hình ảnh: cống hiến hết mình để phụng sự cho đất nước, cho nhân dân luôn

- Khái niệm: Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

- Ý nghĩa: Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân; góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển; xây dựng đất nước giàu mạnh và đóng góp tích cực cho nhân loại.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải GDCD 9 trang 8

Giải GDCD 9 trang 9

Giải GDCD 9 trang 10

1 87 22/05/2024