Giải GDCD 9 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Với lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 9 Bài 3.

1 36 lượt xem


Giải GDCD 9 Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Mở đầu

Mở đầu trang 16 Bài 3 GDCD 9: Em hãy kể lại tên những hoạt động, việc làm mà em và mọi người đã tham gia để giúp đỡ người khác.

Trả lời:

- Một số hoạt động cộng đồng mà em và mọi người đã tham gia để giúp đỡ người khác:

+ Phong trào kế hoạch nhỏ - gây quỹ để giúp đỡ đồng bào miền Trung.

+ Chương trình thiện nguyện: tặng áo ấm và sách cho các bạn học sinh vùng cao

+ Tham gia quét dọn, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

1. Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Khám phá trang 17 GDCD 9: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Thông tin. Theo báo cáo Kết quả triển khai, tổ chức các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1994 - 2023 của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1994, tuổi trẻ Thành phố mang tên Bác đã thực hiện Chiến dịch “Ánh sáng văn hoa hè”, đến năm 1997 là Chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh”. Tiếp theo đó, lần lượt là: Chương trình “Hỗ trợ thí sinh đi thi Đại học, Cao đẳng" (1997), sau đó được đổi tên thành “Tiếp sức mùa thi" (2001); "Hoa phượng đỏ” (1999) dành cho học sinh, giáo viên trẻ; “Kì nghỉ hồng" (2002) dành cho thanh niên công nhân; “Hành quân xanh" (2007) dành cho thanh niên lực lượng vũ trang và “Gia sư áo xanh" (2012) nhằm hỗ trợ học sinh ôn tập kiến thức.

Sau 30 năm thực hiện các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè, đã có 5 triệu lượt chiến sĩ tham gia; thực hiện 31 000 công trình thanh niên; xây, sửa chữa 7 720 nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà tình bạn; bê tông hoá, nâng cấp, sửa chữa 870 km đường nông thôn; xây dựng, sửa chữa 500 cầu nông thôn; lắp đặt hệ thống chiếu sáng 270 tuyến đường nông thôn, tuyến hẻm với tổng chiều dài 200 km; trồng 650 nghìn cây xanh, ... không chỉ Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và nước bạn Lào.

Em hãy xác định mục đích, kết quả và ý nghĩa của các hoạt động được đề cập trong thông tin trên.

Trả lời:

- Mục đích: mang lại lợi ích chung cho cộng đồng, tập thể; đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Kết quả: Sau 30 năm thực hiện các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè, đã thực hiện 31.000 công trình thanh niên; xây, sửa chữa 7.720 nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà tình bạn; bê tông hoá, nâng cấp, sửa chữa 870 km đường nông thôn; xây dựng, sửa chữa 500 cầu nông thôn; lắp đặt hệ thống chiếu sáng 270 tuyến đường nông thôn, tuyến hẻm với tổng chiều dài 200 km; trồng 650 nghìn cây xanh, ... không chỉ Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và nước bạn Lào.

- Ý nghĩa:

+ Cổ vũ, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, tính xung kích, tình nguyện của thanh niên Việt Nam;

+ Các hoạt động tình nguyện này là môi trường để thanh niên cống hiến, trưởng thành và phát huy trách nhiệm của tuổi trẻ với cộng đồng và xã hội, củng cố niềm tin, rèn luyện ý chí, nghị lực và xây dựng quan điểm sống tích cực cho thanh niên.

Khám phá trang 17 GDCD 9: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Thông tin. Theo báo cáo Kết quả triển khai, tổ chức các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1994 - 2023 của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1994, tuổi trẻ Thành phố mang tên Bác đã thực hiện Chiến dịch “Ánh sáng văn hoa hè”, đến năm 1997 là Chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh”. Tiếp theo đó, lần lượt là: Chương trình “Hỗ trợ thí sinh đi thi Đại học, Cao đẳng" (1997), sau đó được đổi tên thành “Tiếp sức mùa thi" (2001); "Hoa phượng đỏ” (1999) dành cho học sinh, giáo viên trẻ; “Kì nghỉ hồng" (2002) dành cho thanh niên công nhân; “Hành quân xanh" (2007) dành cho thanh niên lực lượng vũ trang và “Gia sư áo xanh" (2012) nhằm hỗ trợ học sinh ôn tập kiến thức.

Sau 30 năm thực hiện các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè, đã có 5 triệu lượt chiến sĩ tham gia; thực hiện 31 000 công trình thanh niên; xây, sửa chữa 7 720 nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà tình bạn; bê tông hoá, nâng cấp, sửa chữa 870 km đường nông thôn; xây dựng, sửa chữa 500 cầu nông thôn; lắp đặt hệ thống chiếu sáng 270 tuyến đường nông thôn, tuyến hẻm với tổng chiều dài 200 km; trồng 650 nghìn cây xanh, ... không chỉ Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và nước bạn Lào.

Em hãy chỉ ra những đối tượng có thể tham gia hoạt động cộng đồng.

Trả lời:

Những đối tượng có thể tham gia hoạt động cộng đồng là: cá nhân, tập thể, các tổ chức, đoàn thể,…

Khám phá trang 17 GDCD 9: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Thông tin. Theo báo cáo Kết quả triển khai, tổ chức các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1994 - 2023 của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1994, tuổi trẻ Thành phố mang tên Bác đã thực hiện Chiến dịch “Ánh sáng văn hoa hè”, đến năm 1997 là Chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh”. Tiếp theo đó, lần lượt là: Chương trình “Hỗ trợ thí sinh đi thi Đại học, Cao đẳng" (1997), sau đó được đổi tên thành “Tiếp sức mùa thi" (2001); "Hoa phượng đỏ” (1999) dành cho học sinh, giáo viên trẻ; “Kì nghỉ hồng" (2002) dành cho thanh niên công nhân; “Hành quân xanh" (2007) dành cho thanh niên lực lượng vũ trang và “Gia sư áo xanh" (2012) nhằm hỗ trợ học sinh ôn tập kiến thức.

Sau 30 năm thực hiện các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè, đã có 5 triệu lượt chiến sĩ tham gia; thực hiện 31 000 công trình thanh niên; xây, sửa chữa 7 720 nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà tình bạn; bê tông hoá, nâng cấp, sửa chữa 870 km đường nông thôn; xây dựng, sửa chữa 500 cầu nông thôn; lắp đặt hệ thống chiếu sáng 270 tuyến đường nông thôn, tuyến hẻm với tổng chiều dài 200 km; trồng 650 nghìn cây xanh, ... không chỉ Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và nước bạn Lào.

Hãy trình bày cách hiểu của em về hoạt động cộng đồng và giải thích vì sao phải tham gia hoạt động cộng đồng.

Trả lời:

- Hoạt động cộng đồng là những hoạt động được tổ chức trong nhà trường, xã hội bởi các cá nhân, tập thể, tổ chức và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

- Chúng ta cần tích cực tham gia hoạt động cộng đồng, vì:

+ Tham gia hoạt động cộng đồng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp mỗi cá nhân được rèn luyện về kĩ năng sống, sự trưởng thành và tinh thần trách nhiệm, đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào công việc chung của xã hội.

+ Góp phần tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, cùng chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh.

2. Em hãy quan sát hình ảnh, đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Khám phá trang 18 GDCD 9: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Từ các hình ảnh trên em hãy cho biết ở trường lớp địa phương của em

Từ các hình ảnh trên, em hãy cho biết ở trường, lớp, địa phương của em đã tổ chức những hoạt động nào. Em đã tham gia những hoạt động nào?

Trả lời:

Những hoạt động đã được trường, lớp, địa phương em tổ chức:

- Phong trào “Kế hoạch nhỏ” - góp quỹ để giúp đỡ đồng bào miền Trung

- Ngày hội hiến máu nhân đạo.

- Hoạt động dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm; phân loại rác thải sinh hoạt,…

- Hỗ trợ học tập cho các em nhỏ thuộc làng trẻ em SOS

- Chương trình về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ, chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hoá;

- Các hoạt động tình nguyện thường xuyên, như: các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tham gia giữ gìn cảnh quan, môi trường học đường, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh,...

Khám phá trang 18 GDCD 9: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Từ các hình ảnh trên em hãy cho biết ở trường lớp địa phương của em

Những việc nào mà em cảm thấy hài lòng và chưa hài lòng về tinh thần, thái độ của mọi người khi tham gia những hoạt động cộng đồng?

Trả lời:

- Những việc làm em cảm thấy hài lòng:

+ Bản thân được mở rộng tầm hiểu biết (ví dụ như: nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Thương binh liệt sĩ; các kiến thức về biến đổi khí hậu,…), rèn luyện nhiều kĩ năng (ví dụ như: kĩ năng làm việc nhóm; các kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu,…)

+ Phát huy sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các bạn cùng lớp, cùng trường; với người dân trong khu phố,…

- Những việc em cảm thấy chưa hài lòng: một số thành viên còn thiếu tích cực; không tập trung trong quá trình tham gia các hoạt động cộng đồng.

Khám phá trang 18 GDCD 9: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Từ các hình ảnh trên em hãy cho biết ở trường lớp địa phương của em

Em suy nghĩ như thế nào về hành vi, việc làm của các nhân vật trong trường hợp 1, 2 và đưa ra lời khuyên nào đối với những nhân vật chưa tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?

Trả lời:

- Trường hợp 1:

+ Bà H có tinh thần tích cực khi tham gia các hoạt động cộng đồng.

+ Những người hàng xóm của bà H đã có thái độ thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động cộng đồng.

- Trường hợp 2: Các bạn N, T, H tuy chăm chỉ học tập và rèn luyện thể thao, nhưng các bạn lại thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động cộng đồng.

- Lời khuyên: Mọi người hãy tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, vì:

+ Việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng không chỉ là cơ hội để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn; đóng góp sức lực vào các công việc chung của quê hương, đất nươc,… mà còn là cách tuyệt vời để làm phong phú thêm cuộc sống của chính mình.

+ Khi tham gia các hoạt động cộng đồng, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và có cơ hội rèn luyện, phát triển những kỹ năng quan trọng như lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm và sự chia sẻ. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ có cơ hội gặp gỡ và kết bạn với nhiều người mới.

Khám phá trang 19 GDCD 9: Em hãy lựa chọn một hoạt động cộng đồng phù hợp với bản thân để xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động đó

Gợi ý:

- Cần lựa chọn hoạt động vừa sức, thường xuyên được tổ chức tại địa phương hoặc trường, lớp.

- Xác định rõ những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Tham khảo mẫu kế hoạch sau:

Em hãy lựa chọn một hoạt động cộng đồng phù hợp với bản thân để xây dựng

Trả lời:

(*) Tham khảo: kế hoạch thiện nguyện “Đồ cũ - yêu thương mới”

- Tên hoạt động: “Đồ cũ - yêu thương mới”

- Mục đích:

+ Giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao.

+ Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc.

+ Góp phần giáo dục lòng nhân ái cho các bạn học sinh.

- Nội dung, hình thức: vận động giáo viên, học sinh, người dân quyên góp các sản phẩm như:

+ Quần áo cũ không dùng nhưng lành, sạch, vẫn sử dụng được, đặc biệt là quần áo ấm cho trẻ em.

+ Nhu yếu phẩm sinh hoạt hằng ngày.

+ Đồ dùng sinh hoạt hoặc đồ dùng học tập.

- Đối tượng tham gia:

+ Giáo viên, học sinh thuộc trường THCS ………

+ Người dân sinh sống trên địa bàn huyện ……………

- Thời gian, địa điểm:

* Thời gian:

+ Thời gian phát động: …/…../……

+ Thời gian nhận đồ quyên góp: từ …/…../…… đến …/…../……

+ Thời gian tổ chức hoạt động thiện nguyện (dự kiến): …/…../……

* Địa điểm:

+ Địa điểm nhận sản phẩm quyên góp: phòng công đoàn của trường THCS….

+ Địa điểm tổ chức trao quà thiện nguyện: ……………….

- Phân công nhiệm vụ:

STT

Người phụ trách

Nhiệm vụ

1

Bí thư ban chấp hành đoàn trường

- Phổ biến các thông tin về chương trình thiện nguyện cho bí thư các chi đoàn.

- Tiếp nhận, thống kê và lập danh sách các sản phẩm quyên góp (từ các lớp gửi về)

- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho chuyến đi thiện nguyện (ví dụ: liên hệ chính quyền địa phương; thuê xe,….)

2

Bí thư các chi đoàn

- Phổ biến thông tin về chương trình thiện nguyện tới các đoàn viên trong lớp.

- Tiếp nhận, thống kê và lập danh sách các sản phẩm quyên góp (từ các đoàn viên gửi về)

3

Cá nhân mỗi giáo viên, học sinh

- Tuyên truyền, phổ biến về chương trình thiện nguyện đến người thân, bạn bè.

- Tích cực tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia chương trình thiện nguyện…

….

- Dự kiến kết quả đạt được:

+ Trao được nhiều suất quà cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn

+ HS được giáo dục, bồi dưỡng về tinh thần nhân ái.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 20 GDCD 9: Em hãy xác định tên và ý nghĩa của hoạt động trong mỗi hình ảnh dưới đây:

Em hãy xác định tên và ý nghĩa của hoạt động trong mỗi hình ảnh dưới đây

Trả lời:

- Tên các hoạt động:

+ Tranh 1: sửa chữa/ xây dựng nhà tình nghĩa dành cho những cá nhân/ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

+ Tranh 2: trao học bổng, hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

+ Tranh 3: Đoàn viên thanh niên tham gia quét dọn nghĩa trang liệt sĩ.

+ Tranh 4: các bạn học sinh tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường

- Ý nghĩa của các hoạt động:

+ Phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc (như: nhân ái, đoàn kết, uống nước nhớ nguồn,…); Tăng cường sức mạnh của các lực lượng trong cộng đồng; Góp phần cải thiện điều kiện sống của cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.

+ Tạo ra cơ hội cho bản thân được giao lưu, học hỏi, rèn luyện các kĩ năng, mở rộng hiểu biết về mọi mặt.

Luyện tập 2 trang 20 GDCD 9: Từ câu hát "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay" trong ca khúc "Khát vọng tuổi trẻ", em hay viết bài thuyết trình về tinh thần cống hiến của tuổi trẻ và phê phán những biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong các hoạt động cộng đồng.

Trả lời:

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” - lời ca đó vẫn luôn vang vọng như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy sống trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Xã hội hiện đại khiến cho con người trở nên vì chính mình nhiều hơn mà bỏ qua ý thức cộng đồng. Vậy ý thức cộng đồng phải hiểu chính xác là gì? Trước tiên, chúng ta phải hiểu được khái niệm ý thức. Ý thức vốn là một phạm trù triết học khá trừu tượng và khó hiểu. Nhưng hiểu một cách đơn giản, ý thức là sự nhận thức trực tiếp, tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân; sự nhận thức rõ ràng về việc mình đang làm, đang nghĩ. Có hai loại ý thức là ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Ý thức cá nhân thiên về những suy nghĩ của riêng từng người, phân biệt giữa người này với người khác. Còn ý thức cộng đồng là phần nhận thức về các giá trị chung, theo chuẩn mực đạo đức, mà mọi người có trách nhiệm tuân thủ, hướng đến một xã hội văn minh tốt đẹp. Ý thức cộng đồng chính là thước đo đánh giá đạo đức, phẩm chất của một con người. Người có ý thức cộng đồng cao sẽ gây được thiện cảm cho những người xung quanh thông qua những hành động đẹp, từ đó có được lòng tin và niềm yêu thương của mọi người.

Một người sống có ích cần có những biểu hiện qua hành động cụ thể. Đầu tiên, người đó cần biết tuân thủ những quy định của các cơ quan tổ chức hay hiến pháp pháp luật của nhà nước thì họ đang ý thức được trách nhiệm với cộng đồng mình đang sống. Với những người xung quanh, chúng ta cần có sự tôn trọng và yêu thương chân thành. Với môi trường tự nhiên cũng cần phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn. Tất cả những hành động và việc làm của người có ý thức đều sẽ hướng đến lợi ích chung của cả cộng đồng.

Hiện nay, có một thực trạng đáng buồn là nhiều người sống không có trách nhiệm với cộng đồng. Nhiều hành vi như buôn bán động vật hoang dã hay buôn bán trẻ em và phụ nữ. Đến việc phá hoại rừng, xả thải ra các con sông khiến môi trường bị ô nhiễm. Hay hành vi của nhóm nam thanh niên chưa đủ mười tám tuổi ở Hà Nội tổ chức đua xe máy. Những việc làm trên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, môi trường sống tự nhiên và an toàn giao thông. Đó chỉ là một trong số ít những việc làm thiếu ý thức mà thôi. Nhưng bên cạnh đó cũng có vô số những hành động đẹp. Chắc hẳn chúng ta không thể quên được hình ảnh các chiến sĩ bộ đội phải lập trại ngủ ngoài rừng để canh phòng biên giới trong những ngày dịch bệnh Covid - 19 đang diễn biến phức tạp. Hay hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của nhiều người trong khu cách ly được đăng tải trên mạng với thông điệp: “Cách ly không đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ”, với hy vọng người dân hãy tự giác cách ly khi cần thiết. Đó chính là tinh thần một người vì mọi người, thể hiện ý thức cộng đồng cao.

Đối với một học sinh cuối cấp như tôi, trách nhiệm lớn nhất lúc này phải làm là cố gắng học tập thật tốt để hoàn thành xuất sắc kì thi sắp tới. Cũng như tích cực tham gia các hoạt động chung có ý nghĩa với cộng đồng. Tôi hy vọng rằng trong tương lai mình sẽ trở thành một người có ích cho xã hội.

Quả thật, đúng như lời bài hát “Để gió cuốn đi”, mỗi người cần có một tấm lòng rộng mở, sống có ý thức và trách nhiệm hơn với xã hội. Chỉ như vậy, bản thân mới trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

* Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 3 trang 20 GDCD 9: Dựa vào kế hoạch tham gia hoạt động cộng đồng của bản thân, em hãy xác định các đối tượng có thể tham gia và vận động họ cùng thực hiện.

Trả lời:

- Tên hoạt động: “Đồ cũ - yêu thương mới”

- Đối tượng tham gia:

+ Giáo viên, học sinh thuộc trường THCS ………

+ Người dân sinh sống trên địa bàn huyện ……………

- Phương pháp vận động: Tuyên truyền, phổ biến về mục địch, nội dung của chương trình thiện nguyện “Đồ cũ - yêu thương mới” tới mọi người, thông qua nhiều kênh khác nhau, như: bài viết tuyên truyền; tranh cổ động; sử dụng các trang mạng xã hội (facebook; tik tok;…)

Vận dụng

Vận dụng trang 20 GDCD 9: Em hãy thực hiện kế hoạch tham gia hoạt động cộng đồng của bản thân đã được xây dựng trong hoạt động khám phá và báo cáo kết quả thực hiện (thông qua đoạn phim ngắn hoặc hình ảnh, bài thu hoạch, ... )

Trả lời:

(*) Tham khảo: Một số hình ảnh trong chương trình thiện nguyện “Đồ cũ - yêu thương mới”

Em hãy thực hiện kế hoạch tham gia hoạt động cộng đồng của bản thân đã được xây dựng

1 36 lượt xem