Giải GDCD 9 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tiêu dùng thông minh

Với lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Bài 8: Tiêu dùng thông minh sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 9 Bài 8.

1 60 lượt xem


Giải GDCD 9 Bài 8: Tiêu dùng thông minh

Mở đầu

Mở đầu trang 43 Bài 8 GDCD 9: Em hãy chia sẻ thói quen mua hàng của mình, người thân trong gia đình và nhận xét về thói quen chi tiêu.

Trả lời:

- Bản thân em có nhiều thói quen tiêu dùng chưa tốt, ví dụ như:

+ Thường xuyên mua và sử dụng đồ nhựa dùng một lần (cốc nhựa/ ống hút nhựa, túi nilong…)

+ Mua sắm theo cảm xúc, không theo kế hoạch

+ Mua hàng trực tuyến mà không tìm hiểu kĩ về sản phẩm

- Những thói quen tiêu dùng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tình hình tài chính của bản thân em, mà còn ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái. Do đó, em cần có sự điều chỉnh, thay đổi những thói quen tiêu dùng này.

1. Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi

Khám phá trang 44 GDCD 9: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏiTheo em trong các hình ảnh trên hành vi tiêu dùng nào là phù hợp

Theo em, trong các hình ảnh trên, hành vi tiêu dùng nào là phù hợp và hành vi nào không phù hợp? Vì sao?

Trả lời:

- Tranh số 1: Bạn nữ có hành vi tiêu dùng chưa phù hợp vì: bạn chưa có sự tìm hiểu kĩ lưỡng về sản phẩm, mới chỉ đọc lướt qua thông tin quảng cáo về sản phẩm trị mụn, bạn đã quyết định mua ngay.

- Tranh số 2: Bạn nam có hành vi tiêu dùng chưa phù hợp vì: bạn ấy chấp nhận mua sản phẩm hoa quả đã hư hỏng, chất lượng thấp chỉ vì sản phẩm này có giá rẻ.

- Tranh số 3: Bạn nữ có hành vi tiêu dùng phù hợp vì: bạn đã bước đầu lên kế hoạch chi tiêu cho bản thân vào dịp cuối năm.

- Tranh số 4: Bạn nữ có hành vi tiêu dùng phù hợp vì: bạn đã có sự nghiên cứu, tìm hiểu và tham khảo mức giá của sản phẩm ở nhiều cửa hàng khác nhau trước khi quyết định mua.

Khám phá trang 44 GDCD 9: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏiTheo em trong các hình ảnh trên hành vi tiêu dùng nào là phù hợp

Theo em, các hành vi tiêu dùng trên có thể dẫn tới những kết quả như thế nào?

Trả lời:

- Những hành vi tiêu dùng phù hợp sẽ giúp cho người tiêu dùng lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn với sức khỏe của bản thân, gia đình và thân thiện với môi trường; giá cả hợp lí và phù hợp với nhu cầu của bản thân.

- Những hành vi tiêu dùng chưa phù hợp sẽ khiến người tiêu dùng mua những sản phẩm có chất lượng kém; lãng phí thời gian, tiền bạc; ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và gây ô nhiễm môi trường.

Khám phá trang 44 GDCD 9: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi

Theo em trong các hình ảnh trên hành vi tiêu dùng nào là phù hợp

Từ các hình ảnh trên, em hãy xác định biểu hiện của người tiêu dùng thông minh và người tiêu dùng kém thông minh. Lợi ích của hành vi tiêu dùng thông minh là gì?

Trả lời:

- Biểu hiện của người tiêu dùng thông minh:

+ Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân và gia đình.

+ Tìm hiểu kĩ các thông tin về sản phẩm trước khi mua sắm.

+ Sử dụng những sản phẩm an toàn, hiệu quả không gây hại cho sức khỏe bản thân và thân thiện với môi trường.

+ Xác định hình thức mua sắm và thanh toán phù hợp.

- Biểu hiện của người tiêu dùng kém thông minh:

+ Mua sắm ngẫu hứng, không có kế hoạch chi tiêu.

+ Mua sắm vượt quá nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của bản thân.

+ Không tìm hiểu kĩ các thông tin về sản phẩm.

+ Sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Lợi ích của tiêu dùng thông minh: giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng, phù hợp với mục đích tiêu dùng của cá nhân, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, thực hiện được kế hoạch chi tiêu, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng.

2. Em hãy đọc nội dung, quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi

Khám phá trang 45 GDCD 9: Em hãy đọc nội dung, quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi

Từ thông tin và hình ảnh 1 theo em khi xây dựng kế hoạch tiêu dùng cần lưu ý

Từ thông tin và hình ảnh 1, theo em, khi xây dựng kế hoạch tiêu dùng cần lưu ý điều gì? Vì sao?

Trả lời:

Khi xây dựng kế hoạch tiêu dùng, chúng ta cần lưu ý: mua những đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống phù hợp với nhu cầu của bản thân như thức ăn, nước uống, đồ dùng học tập cần thiết, đi lại,…

Khám phá trang 45 GDCD 9: Em hãy đọc nội dung, quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi

Từ thông tin và hình ảnh 1 theo em khi xây dựng kế hoạch tiêu dùng cần lưu ý

Từ thông tin và hình ảnh 2, theo em, việc tìm hiểu các thông tin về sản phẩm sẽ mang lại những lợi ích gì? Vì sao?

Trả lời:

Việc tìm hiểu các thông tin về sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng tốt; giá cả hợp lí; an toàn với sức khỏe của bản thân và thân thiện với môi trường. Vì: trong quá trình tìm hiểu sản phẩm, chúng ta cần nắm bắt các thông tin vế: giá cả, chất lượng, mẫu mã, nguồn gốc, công dụng… của sản phẩm.

Khám phá trang 45 GDCD 9: Em hãy đọc nội dung, quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi

Từ thông tin và hình ảnh 1 theo em khi xây dựng kế hoạch tiêu dùng cần lưu ý

Việc tìm hiểu cách sử dụng sản phẩm và phương thức thanh toán sẽ mang lại lợi như thế nào cho người tiêu dùng? Vì sao?

Trả lời:

- Việc tìm hiểu cách sử dụng sản phẩm sẽ giúp chúng ta lựa chọn dược những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; an toàn với sức khỏe của bản thân và thân thiện với môi trường; và biết cách bảo vệ quyền lợi cuar mình trong những trường hợp cần thiết.

- Việc tìm hiểu phương thức thanh toán sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và tận dụng được nhiều ưu đãi (nếu có).

3. Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

Khám phá trang 46 GDCD 9: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

Trường hợp 1. Bạn H rất cần mua xe đạp để đi học và được bố mẹ đồng ý. Thế nhưng, bạn ấy không biết làm thế nào để tìm hiểu và lựa chọn một chiếc xe phù hợp với điều kiện của mình.

Trường hợp 2. Bạn V xem quảng cáo thiết bị đeo chống mỏi cổ ở trên mạng, thấy sản phẩm này giá rẻ mà lại có nhiều tác dụng nên quyết định mua dùng thử. Sau khi chọn mua, bạn V cung cấp địa chỉ nhà, số điện thoại của mẹ rồi nhờ anh trai thanh toán trước. Bạn ấy được hẹn giao hàng sau hai ngày. Đến ngày thứ ba vẫn chưa thấy ai giao hàng, bạn V liên hệ theo số điện thoại ghi trên mạng thì không liên lạc được.

Em hãy áp dụng các cách tiêu dùng thông minh để gợi ý cho bạn H và bạn V cách chi tiêu phù hợp

Trả lời:

Trường hợp 1. Tư vấn cho bạn H:

+ Xác định nhu cầu của bản thân. Bạn H cần xác định rõ mục đích sử dụng xe đạp của mình. Liệu bạn muốn sử dụng nó để đi học hàng ngày? hay ngoài việc di chuyển thường nhật, bạn K còn muốn tham gia vào các hoạt động thể dục/ giải trí hoặc các cuộc đua…?

+ Xác định ngân sách của bản thân và gia đình.

+ Tìm hiểu một số thương hiệu, nhà cung ứng xe đạp có uy tín; tìm hiểu tính năng của các loại xe đạp (xe đạp thường/ xe đạp thể thao,…).

+ Tham khảo ý kiến từ các người tiêu dùng khác.

+ Lựa chọn hình thức mua sắm và phương thức thanh toán phù hợp.

Trường hợp 2. Trong trường hợp này, bạn V có thể thực hiện một số giải pháp sau:

+ Cố gắng liên hệ lại với bên bán hàng thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, như: số điện thoại, zalo, facebook, trang web, gmail,…

+ Kiểm tra lại thông tin thanh toán (cần đảm bảo rằng số tiền đã được chuyển đến đúng tài khoản của người bán).

+ Kiểm tra lại chính sách giao hàng và hoàn trả hàng của bên cung ứng sản phẩm. Nếu có, hãy xem xét khả năng yêu cầu hoàn lại tiền.

+ Trong trường hợp không thể liên hệ được với bên bán; thông tin thanh toán là đúng,… bạn V có thể đã rơi vào trường hợp bị lừa đảo. Khi đó, V cần báo cáo vấn đề này cho cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan quản lí thị trường để họ điều tra, xử lí; đồng thời, cũng cần rút kinh nghiệm để không lặp lại sai lầm trong tương lai.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 47 GDCD 9: Dựa vào biểu hiện của hành vi tiêu dùng thông minh, em hãy nhận xét về thói quen tiêu dùng của các nhân vật dưới đây:

a) Cô D thường mua những sản phẩm có giá càng rẻ càng tốt.

b) Anh T thường mua hàng theo cảm xúc hoặc a dua theo bạn bè.

c) Ông A thường xuyên tìm hiểu các thông tin về sản phẩm trước khi mua.

d) Bạn K thường dựa vào đánh giá của người khác khi mua hàng trực tuyến.

e) Bạn H luôn mua sắm những sản phẩm đắt tiền để thể hiện đẳng cấp của bản thân.

Trả lời:

- Trường hợp a) Cô D có hành vi tiêu dùng không tốt. Vì: những sản phẩm có giá rẻ hơn nhiều lần so với mặt bằng chung thường là những sản phẩm bị làm giả, có chất lượng kém, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

- Trường hợp b) Anh T có hành vi tiêu dùng không tốt. Vì: anh T mua hàng không dựa trên nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của bản thân, mà mua theo cảm xúc hoặc a dua theo bạn bè; việc này dễ dãn tới tình trạng lãng phí tiền bạc,…

- Trường hợp c) Ông A có hành vi tiêu dùng tốt. Vì: việc tìm hiểu các thông tin về sản phẩm sẽ giúp ông mua được sản phẩm có chất lượng tốt; giá cả hợp lí; an toàn với sức khỏe của bản thân và thân thiện với môi trường.

- Trường hợp d) Bạn K có hành vi tiêu dùng tốt. Vì: khi mua hàng trực tuyến, việc tham khảo thêm các ý kiến của khách hàng đã sử dụng sản phẩm ở cơ sở định mua, sẽ giúp K có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn về chất lượng của sản phẩm.

- Trường hợp e) Bạn H có hành vi tiêu dùng không tốt. Vì: việc mua sắm những sản phẩm đắt tiền để thể hiện đẳng cấp của bản thân là biểu hiện của sự phô trương, hình thức – không xuất phát từ nhu cầu sử dụng thiết yếu của bản thân.

Luyện tập 2 trang 47 GDCD 9: Em hãy vận dụng cách tiêu dùng thông minh để nhận xét, tư vấn về hành vi mua sắm của nhân vật trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1. Bạn A đang đi trên đường thì nhìn thấy một cửa hàng bánh kẹo đang có chương trình khuyến mãi “Mua 1 được 3". Sau khi lựa chọn và kiểm tra thông tin sản phẩm, bạn A phát hiện bánh kẹo ở đây không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng vẫn quyết định mua.

Trường hợp 2. Bạn K được lớp trưởng phân công mua những vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho buổi dã ngoại của lớp nên đã nhờ chị gái chở đi mua. Trên đường đi, chị bạn K hỏi: "Em đã dự tính sẽ mua những gì chưa? ". Bạn K nhanh nhảu đáp: “Cứ vào chợ, thấy món nào được thì mua thôi chị ạ!".

Trả lời:

♦ Trường hợp 1.

- Nhận xét: Bạn A có hành vi tiêu dùng không tốt, vì: A chọn mua những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, chất lượng thấp – điều này có thể gây hại tới sức khỏe của bản thân và gia đình A.

- Tư vấn: Bạn A nên lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt; giá cả hợp lí; an toàn với sức khỏe của bản thân và thân thiện với môi trường.

♦ Trường hợp 2.

- Nhận xét:

+ Chị của K là nhười tiêu dùng thông minh, chị đã nhắc nhở K cần ghi lại danh sách những mặt hàng cần mua. Việc liệt kê lại sẽ giúp K mua đúng những mặt hàng cần thiết; tránh lãng phí, mua những sản phẩm không cần thiết.

+ Bạn K có hành vi tiêu dùng chưa tốt, khi bạn mua sắm ngẫu hứng, theo cảm xúc; chưa biết cách lập kế hoạch chi tiêu.

- Tư vấn:

+ Bạn K nên lập danh sách các mặt hàng cần mua trước khi mua sắm.

+ Bạn K cũng cần tham khảo mức giá của các sản phẩm ở nhiều cửa hàng khác nhau, để lựa chọn được những sản phẩm tốt với giá cả hợp lí.

Luyện tập 3 trang 47 GDCD 9: Sắp tới, gia đình em tổ chức một sự kiện (tiệc sinh nhật, họp mặt, đám giỗ, ... ). Em hãy áp dụng cách tiêu dùng thông minh và tham khảo ý kiến của bố mẹ, người thân để xây dựng kế hoạch mua sắm trong dịp này sao cho phù hợp.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Kế hoạch mua sắm đồ dùng để tổ chức tiệc trung thu

Để lập kế hoạch chi tiêu để chuẩn bị đón Tết Trung thu, em có thể thực hiện các hoạt động sau:

- Xác định ngân sách: Đầu tiên, xem xét số tiền em có thể dành cho việc chuẩn bị Tết Trung thu. Điều này sẽ giúp em biết rõ giới hạn tài chính và điều chỉnh kế hoạch mua sắm phù hợp.

- Đặt mục tiêu: Xác định mục tiêu của em trong việc chuẩn bị Tết Trung thu. Đó có thể là tổ chức một buổi liên hoan gia đình, mua sắm đồ chơi truyền thống, làm bánh Trung thu hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa.

- Lập danh sách vật dụng cần thiết: Tạo danh sách toàn diện của những vật dụng cần thiết cho Tết Trung thu. Bao gồm đèn lồng, bánh Trung thu, đồ chơi truyền thống, nến, lồng đèn, vật phẩm trang trí và các vật dụng khác.

- Kiểm tra tình trạng vật dụng cũ: Kiểm tra xem gia đình có những vật phẩm nào có thể tái sử dụng từ năm trước, chẳng hạn như đèn lồng hay các phụ kiện trang trí. Điều này giúp tiết kiệm chi phí mua mới.

- Ưu tiên và phân loại: Xác định những mục cần thiết nhất và ưu tiên cao nhất. Phân loại các mặt hàng dựa trên mức độ quan trọng và ưu tiên của em.

- Lập kế hoạch số tiền cần thiết: Dựa trên danh sách mua sắm và giá cả, tính toán tổng số tiền cần thiết để mua các vật dụng. Đảm bảo rằng con số này không vượt quá ngân sách đã định trước.

- Mua sắm thông minh:

+ Trước khi mua sắm, tìm hiểu về các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt cho các vật phẩm và sản phẩm liên quan đến Tết Trung thu. Điều này giúp em tiết kiệm được chi phí mua sắm.

+ So sánh giá và chất lượng của các sản phẩm từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau để chọn được những vật dụng tốt nhất với giá hợp lý.

+ Khi đi mua sắm, tuân thủ kế hoạch và chỉ mua những vật dụng em thực sự cần. Tránh mua những món đồ không cần thiết hoặc mua sắm theo cảm xúc.

Vận dụng

Vận dụng trang 47 GDCD 9: Em hãy lựa chọn một hoặc một số sản phẩm cần thiết với bản thân hoặc gia đình để tìm hiểu thông tin của sản phẩm. Sau đó, chia sẻ về kết quả tìm hiểu đó.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Giới thiệu thông tin về sản phẩm nước giải khát (Coca Cola)

- Thương hiệu: Coca-Cola là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca-Cola là dược sĩ John Pemberton

- Các loại Coca Cola trên thị trường:

+ Coca Cola vị truyền thống.

+ Coca Cola Zezo (sản phẩm không chứa đường)

+ Coca Cola Light

+ Coca Cola Energy

+ Coca Cola Plus

+ Coca Cola vị cà phê

- Tác dụng của Coca Cola: Coca Cola ngoài việc có tác dụng giải khát thì còn có những tác dụng khác mà bạn không nên bỏ qua, như: Xóa vết dầu mỡ bám bẩn; Khử mùi; Tẩy vết gỉ sét; Làm sạch nhà cửa,…

1 60 lượt xem