Giải GDCD 9 trang 57 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập GDCD lớp 9 trang 57 trong Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục công dân 9 trang 57.

1 52 24/05/2024


Giải GDCD 9 trang 57 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 57 GDCD 9: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Nộp thuế là trách nhiệm của doanh nghiệp.

b) Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.

c) Kinh doanh không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân mà còn đóng góp cho xã hội.

d) Cá nhân, tổ chức phải kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí với cơ quan nhà nước.

Trả lời:

- Quan điểm a) Không đồng tình, vì: nộp thuế không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là nghĩa vụ của mọi công dân

- Quan điểm b) Không đồng tình, vì: khi đầu tư, kinh doanh, mọi người cần tuân thủ các quy định về pháp luật.

- Quan điểm c) Đồng tình, vì: Kinh doanh không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân mà còn đóng góp cho xã hội.

- Quan điểm d) Đồng tình, vì: theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức phải kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí với cơ quan nhà nước.

Luyện tập 2 trang 57 GDCD 9: Em hãy nhận xét và cho biết hậu quả của hành vi vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể dưới đây:

a) Chị B làm kế toán trưởng và có hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời gian quy định.

b) Doanh nghiệp B nhập lậu các linh kiện điện tử để bán cho khách hàng.

c) Chị M muốn thành lập công ty nhưng không đủ điều kiện nên đã nhờ anh G đứng tên thay.

d) Chị H nhờ bạn bè đứng tên cho một số khoản thu nhập để trốn thuế thu nhập cá nhân.

e) Doanh nghiệp A kê khai thông tin không chính xác, thiếu trung thực và nộp hồ sơ thuế không đúng hạn.

g) Công ty V thoả thuận với công nhân ghi tiền lương trong hợp đồng lao động thấp hơn so với mức lương thực tế để trốn thuế.

Trả lời:

- Trường hợp a)

+ Chị B có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế

+ Hậu quả: bị truy thu số tiền trốn thuế và phải chịu các hình thức xử phạt khác theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

- Trường hợp b)

+ Doanh nghiệp B có hành vi vi phạm pháp luật về tự do kinh doanh.

+ Hậu quả: phải chịu các hình thức xử phạt khác theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

- Trường hợp c)

+ Chị M có hành vi vi phạm pháp luật về tự do kinh doanh.

+ Hậu quả: phải chịu các hình thức xử phạt khác theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

- Trường hợp d)

+ Chị H có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế

+ Hậu quả: bị truy thu số tiền trốn thuế và phải chịu các hình thức xử phạt khác theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

- Trường hợp e)

+ Doanh nghiệp A có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế

+ Hậu quả: bị truy thu số tiền trốn thuế và phải chịu các hình thức xử phạt khác theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

- Trường hợp g)

+ Công ty V có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế

+ Hậu quả: bị truy thu số tiền trốn thuế và phải chịu các hình thức xử phạt khác theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải GDCD 9 trang 56

Giải GDCD 9 trang 58

1 52 24/05/2024