Giải Địa Lí 7 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Thực hành tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á

Với soạn, giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 8: Thiên nhiên Châu Âu sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Địa lí 7 Bài 8.

1 97,000 09/12/2023
Tải về


Giải bài tập Địa Lí 7 Bài 8: Thực hành tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á

Video giải bài tập Địa Lí 7 Bài 8: Thực hành tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á

Câu hỏi trang 127 Địa Lí lớp 7: Lựa chọn một trong các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po để viết báo cáo.

- Gợi ý nội dung báo cáo:

TÊN QUỐC GIA

1. Khái quát về nền kinh tế của quốc gia

2. Đặc điểm nền kinh tế

a. Lịch sử phát triển nền kinh tế

b. Cơ cấu nền kinh tế

c. Một số ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch dụ)

Trả lời:

TRUNG QUỐC

Giải Địa Lí 7 Bài 8: Thực hành tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Khái quát:

- Trung Quốc là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Á, có số dân đông nhất thế giới.

- Nhờ đường lối chính sách cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên những năm gần đây Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế quan trọng nhất nhì thế giới.

2. Đặc điểm nền kinh tế

- Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, giải quyết vấn đề lương thực cho hơn 1,4 tỉ người.

- Nền công nghiệp phát triển nhanh chóng và hoàn chỉnh, trong đó có một số ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sản lượng của nhiều ngành như lương thực, than, điện đứng đầu thế giới.

- GDP của Trung Quốc năm 2018 đạt hơn 13,608 nghìn tỷ USD (nguồn số liệu: Ngân hàng thế giới)

NHẬT BẢN

1. Khái quát về nền kinh tế của quốc gia

- Nhật Bản là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính.

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

2. Đặc điểm nền kinh tế

a. Lịch sử phát triển nền kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Cơ cấu nền kinh tế (Số liệu năm 2012)

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (73,2%).

- Tiếp đến là ngành công nghiệp (25,6%).

- Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 1,2%.

c. Một số ngành kinh tế

- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.

SINGAPORE

Kinh tế Singapore Quý 3/2021 - Thức giấc sau đại dịch

Singapore là điểm sáng kinh tế của khu vực Đông Nam Á trong đại dịch. Sau khi triển khai tiêm vắc xin covid-19 toàn quốc, nền kinh tế Singapore đã phục hồi một cách ấn tượng.

- Tăng trưởng Quý 3 nền kinh tế Singapore vẫn đạt 6.5% so với cùng kỳ năm 2020. Tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế vẫn giữ mức tăng trưởng tốt dù chỉ bằng một nửa so với Quý 2. Xét tuyệt đối, GDP trong Quý 3 tăng 0.8% so với Quý 2. Xuất khẩu không dầu mỏ của Singapore tăng trưởng liên tục và giữ ở mức cao trong Quý 3, trung bình trên 17% so với cùng kỳ 2020.

- Tỷ lệ thất nghiệp trong Quý 3 đã giảm xuống 2.7%.

- Lạm phát cơ bản cũng tăng từ 0.6% lên 1% trong Quý 3; đây là mức cao nhất kể từ 6/2019. Lạm phát trong Quý 3 tăng do các yếu tố: giá thực phẩm, giá nhà giá điện và gas tăng.

- Singapore kiên quyết nhưng thận trọng mở cửa dần nền kinh tế, đặc biệt là ngành hàng không. Hiện nay, số lượng khách chu chuyển qua sân bay Changi chỉ đạt 3% so với mức trước dịch. Số lượng khách sử dụng dịch vụ của Singapore Airlines đạt 4% so với 2019.

- Singapore đã có nhiều biện pháp nhằm nới lỏng chu chuyển hàng không nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bản địa và doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, từ ngày 8/9/2021 chương trình Làn du lịch đã vacxin (VTL) cho phép hành khách đã tiêm đủ liều vacxin được đi đến Đức, Brunei và quay trở lại Singapore mà không phải thực hiện cách ly.

- Với mục tiêu tăng tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế, Singapore tiếp tục đầu tư mạnh vào hạ tầng khu công nghiệp. Bất chấp bối cảnh Covid, Singapore dự kiến sẽ đưa vào sử dụng thêm 1.7 triệu m2 diện tích công nghiệp vào cuối năm 2021.

(Theo Trang thông tin điện tử của Bộ Công thương)

Nền kinh tế Singpaore xứng đáng là một trong 4 con rồng kinh tế mới của Châu Á cũng như điểm sáng kinh tế khu vực Đông Nam Á. Không chỉ vững vàng trong đại dịch toàn cầu mà vẫn có những ngành, lĩnh vực kinh tế tạo sức mạnh cho cả đất nước phát triển đi lên.

HÀN QUỐC

Kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao được đặc trưng bởi những tập đoàn sở hữu bởi các gia đình giàu có. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 10 thế giới theo GDP danh nghĩa.

Số liệu thống kê tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc

Dân số: 51.309.705 người (ước lượng 2021)

GDP

  • Tăng $1,824 nghìn tỷ (danh nghĩa, ước lượng 2021)

  • Tăng $2,503 nghìn tỷ (PPP, ước lượng 2021)

Xếp hạng GDP

  • Hạng 10 (danh nghĩa, ước lượng 2021)

  • Hạng 14 (PPP, ước lượng 2021)

Tăng trưởng GDP

  • 2,9% (2018) 2,0% (2019)

  • -0,9% (2020) 4,0% (ước lượng 2021)

GDP đầu người

  • Tăng $35.196 (danh nghĩa, ước lượng 2021)

  • Tăng $48.309 (PPP, ước lượng 2021

GDP theo lĩnh vực (ước lượng 2017)

  • Nông nghiệp: 2,2%

  • Công nghiệp: 39,3%

  • Dịch vụ: 58,3%

Lực lượng lao động

  • Tăng 28.466.640 (2020, ILO)

  • Tỷ lệ việc làm 65,8% (2020)

Cơ cấu lao động theo nghề (ước lượng 2017)

  • Nông nghiệp: 4,8%

  • Công nghiệp: 24,6%

  • Dịch vụ: 70,6%

Thất nghiệp

  • Tăng theo hướng tiêu cực 3,7% (Tháng 9 năm 2020)

  • Tăng theo hướng tiêu cực 11,5% người trẻ thất nghiệp (15 đến 24 tuổi, tháng 9 năm 2020)

Các ngành chính: Điện tử, Viễn thông, Ô tô, hóa chất, đóng tàu, thép

Xếp hạng thuận lợi kinh doanh : Giữ nguyên vị trí thứ 5 (rất thuận lợi, (2020)

(Theo Wikipedia)

Chun Kyu Yeon, một nhà phân tích tại Công ty Hana Financial Investment, nhận định lạc quan: "Nền kinh tế đã được thúc đẩy từ xuất khẩu và đầu tư trong những tháng cuối năm 2021... Nhu cầu toàn cầu với hàng sản xuất tại Hàn Quốc sẽ tiếp tục và tiêu dùng sẽ cải thiện trên cơ sở chính phủ mở rộng chi tiêu để giữ tăng trưởng vững chắc trong năm nay".

Mặc dù nền kinh tế Hàn Quốc có sự phục hồi mạnh mẽ nhưng sự phục hồi này không đồng đều sau ảnh hưởng của dịch COVID-19 vào năm 2020. Sự phục hồi về chi tiêu cũng không giống nhau do khoảng cách xã hội.

Khảo sát gần đây của Reuters với 20 nhà kinh tế dự báo nền kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 2,9% trong năm nay, dưới mức 3,0% mà Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự báo.

(Theo đánh giá của Hồng Vân - Báo tuổi trẻ)

Khác với nền kinh tế của Trung Quốc, Hàn Quốc có những chính sách lâu dài và nhạy bén với thời cuộc hơn. Vì thế, sau khi đại dịch covid-19 đi qua, chúng ta cùng chờ xem nền kinh tế Hàn Quốc hồi phục và phát triển thế nào nữa nhé.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 9: Thiên nhiên châu Phi

Bài 10: Dân cư, xã hội châu Phi

Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi

Bài 1: Thiên nhiên Châu Âu

Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu

1 97,000 09/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: