Giải Công nghệ 8 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Truyền và biến đổi chuyển động

Với giải bài tập Công nghệ 8 Bài 6: Truyền và biến đổi chuyển động sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 8 Bài 6.

1 1,693 21/09/2023


Giải Công nghệ 8 Bài 6: Truyền và biến đổi chuyển động

Mở đầu trang 43 Công nghệ 8Khi động cơ điện ở Hình 6.1 hoạt động, chuyển động quay của trục động cơ sẽ truyền đến các bộ phận khác của máy móc và biến đổi dạng chuyển động như thế nào?

 (ảnh 1)

Trả lời:

Khi động cơ điện ở Hình 6.1 hoạt động, chuyển động quay của trục động cơ sẽ truyền đến làm bánh đai quay, thông qua dây đai, bánh còn lại sẽ quay theo.

Biến đổi dạng chuyển động quay.

Khám phá 1 trang 43 Công nghệ 8Quan sát Hình 6.2, mô tả quá trình truyền chuyển động đạp xe của con người đến các bộ phận giúp xe chạy được.

 (ảnh 2)

Trả lời:

Khi chúng ta đạp bàn đạp, lực truyền qua làm trục giữa quay, đĩa xích quay, kéo dây xích chuyển động, dây xích kéo líp quay cùng bánh xe sau (bánh chủ động), khi bánh xe quay và lăn trên mặt đường làm cho xe chuyển động về phía trước. Nguyên tắc chuyển động như sau:

Lực từ chân người đạp → Bàn đạp → Trục giữa → Đĩa xích → Dây xích → Líp → Bánh xe sau → Xe chuyển động.

Khám phá 2 trang 43 Công nghệ 8Vì sao trong các loại xe đạp thể thao, líp (số 4) thường gồm nhiều đĩa xích lớn nhỏ khác nhau?

Trả lời:

Xe đạp thể thao có nhiều líp để khi chuyển líp sẽ thay đổi tốc độ quay của bánh xe giúp đạt được tốc độ mong muốn.

Khám phá 3 trang 44 Công nghệ 8: Truyền động xích giống và khác truyền động bánh răng như thế nào?

Trả lời:

Giống nhau: Bánh dẫn 1 có số răng là Z1, tốc độ quay n1, làm cho bánh bị dẫn 2 có số răng là Z2, tốc độ quay n2 thì tỉ số truyền i: i=nbdnd=n1n2=Z2Z1

  • Bánh răng hoặc đĩa xích nào có số răng ít hơn thì sẽ quay nhanh hơn.
  • Khi i = 1 bộ truyền giữ nguyên tốc độ, i < 1 bộ truyền giúp tăng tốc độ và khi i > 1 bộ truyền làm giảm tốc.

Khác nhau: 

  • Bộ truyền chuyển động bánh răng dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục song song hoặc vuông góc với nhau.
  • Bộ truyền động xích dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục xa nhau.

Khám phá 4 trang 44 Công nghệ 8Hình 6.5 cho thấy truyền động đai khác chuyển động xích như thế nào?

Giải SGK Công nghệ 8 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Truyền và biến đổi chuyển động (ảnh 1)

Trả lời:

Bộ truyền động đai gồm cặp bánh đai truyền chuyển động thông qua dây đai.

Bộ truyền động xích gồm cặp bánh răng (đĩa xích) truyền chuyển động thông qua dây xích.

Khám phá 5 trang 45 Công nghệ 8: Quan sát cơ cấu tay quay con trượt ở Hình 6.6, hãy xác định dạng chuyển động của cơ cấu.

 (ảnh 3)

Trả lời:

Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại hoặc lên xuống trong giá đỡ 4. Tùy vào bộ phận nào đang dẫn động, cơ cấu này sẽ biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.

Khám phá 6 trang 46 Công nghệ 8Cơ cấu tay quay thanh lắc ở Hình 6.7 giống và khác với cơ cấu tay quay con trượt ở Hình 6.6 như thế nào?

 (ảnh 4)

Trả lời:

Giống nhau: đều có tay quay (1), thanh truyền (2), giá đỡ (4).

Khác nhau: 

  • Cơ cấu tay quay con trượt có con trượt (3).
  • Cơ cấu tay quay thanh lắc có thanh lắc (3).

Khám phá 7 trang 46 Công nghệ 8Nếu nguồn dẫn động ban đầu được dưa vào thanh lắc 3 như thiết bị tập đi bộ lắc tay (Hình 6.7b), cơ cấu này sẽ hoạt động như thế nào?

 (ảnh 5) 

Trả lời:

Nhờ bàn đạp chân chuyển động tịnh tiến giúp tay quay 1 quay quanh trục, thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lại quanh trục một góc xác định.

Luyện tập trang 48 Công nghệ 8Quan sát Hình 6.8 và liệt kê các bộ truyền động và các cơ cấu biến đối chuyến động trong máy may đạp chân.

- Giải thích quá trình tạo chuyển động và dẫn động để chi tiết cuối cùng là kim may thực hiện chuyển động lên xuống.

 (ảnh 6)

Trả lời:

1. Các bộ truyền động và các cơ cấu biến đối chuyến động trong máy may đạp chân:

- Cơ cấu quay tay thanh lắc

- Bộ truyền động đai

- Cơ cấu quay tay thanh trượt

2. Giải thích quá trình tạo chuyển động và dẫn động để chi tiết cuối cùng là kim may thực hiện chuyển động lên xuống:

- Chuyển động của bàn đạp: chuyển động lắc.

- Chuyển động của thanh truyền: toàn thanh chuyển động lên xuống, đầu trên chuyển động theo vòng tròn, đầu dưới chuyển động theo cung tròn có tâm là bàn đạp.

- Nhờ dây đai, bánh đai lớn quay làm bánh đai nhỏ quay theo dẫn đến trục máy may quay, đầu thanh truyền chuyển động tròn làm cho kim may chuyển động tịnh tiến lên xuống.

Vận dụng trang 49 Công nghệ 8: Em hãy nêu một sản phẩm có ứng dụng một trong các cơ cấu biến đổi chuyển động. Xác định loại cơ cấu biến đổi chuyển động và mô tả nguyên lí làm việc của sản phẩm mà em đã chọn.

Trả lời:

Trong quạt máy (có tuốc năng) ứng dụng cơ cấu tay quay thanh lắc

Khi tay quay (màu vàng) quay xung quanh trục, thông qua thanh truyền (xanh lá) làm thanh lắc (màu đỏ) qua lại quanh trục một góc xác định.

 (ảnh 7)

Xem thêm Lời giải bài tập Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 7: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí

Ôn tập Chương 2 trang 56

Bài 8: An toàn điện

Bài 9: Mạch điện

Bài 10: Mạch điện điều khiển

1 1,693 21/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: