Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 21 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử lớp 11 trang 21 trong Chuyên đề 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề Lịch sử 11 trang 21.

1 714 09/07/2023


Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 21 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 21 Chuyên đề Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê trung hưng theo mẫu dưới đây:

Thời kì

Kiến trúc

Điêu khắc

Đặc điểm

Thời Lê sơ

 

 

 

Thời Mạc

 

 

 

Thời Lê trung hưng

 

 

 

Lời giải:

Thời kì

Kiến trúc

Điêu khắc

Đặc điểm

Thời Lê sơ

- Kinh thành Thăng Long và hệ thống cung điện được trùng tu, xây mới.

- Kiến trúc tôn giáo, nhất là Phật giáo vẫn được quan tâm nhưng chủ yếu dừng lại ở việc tu sửa những công trình đã xây dựng từ thời Lý - Trần.

- Điêu khắc gắn bó mật thiết với kiến trúc.

- Loại hình điêu khắc chủ yếu là: hình chạm khắc trên các thành bậc đá, lăng mộ, văn bia; tượng thú ở các lăng mộ,…

- Quy mô vừa phải, mang tính khuôn thước, mẫu mực theo tinh thần Nho giáo, vừa mang nét giản dị, đậm tính dân gian.

Thời Mạc

- Gia cố thành Thăng Long; xây thêm một số cung điện, lăng mộ,…

- Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng có sự phát triển mạnh mẽ. Nhiều đình, chùa được trùng tu hoặc xây mới.

- Các tác phẩm, hiện vật chủ yếu được chạm khắc trên các chất liệu gỗ, đá,…

- Loại hình điêu khắc phổ biến là:

+ Tượng Phật, Thánh

+ Tượng người và ảnh sinh hoạt thường nhật

+ Các loài vật, hoa lá,..

- Các công trình kiến trúc có quy mô vừa phải, sử dụng chất liệu: đá, gỗ, đất nung…

- Chủ đề điêu khắc hướng đến miêu tả người dân lao động và thế giới thiên nhiên

Thời Lê trung hưng

- Kiến trúc cung đình được mở rộng với hệ thống cung vua, phủ chúa

- Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian phát triển. Hàng loạt các công trình đình, chùa,… được sửa sang, tu bổ, xây mới.

- Đạt đến trình độ khá điêu luyện, bao gồm điêu khắc trên chất liệu gỗ, đá và đồng.

- Nghệ thuật chạm khắc dân gian có sự phát triển mạnh mẽ.

- Có sự hòa nhập giữa nghệ thuật cung đình với nghệ thuật dân gian.

- Tính nhân bản và tinh thần dân tộc được đẩy lên cao.

- Tiếp thu có chọn lọc các yếu tố mới từ văn hóa Trung Hoa, phương Tây.

Luyện tập 2 trang 21 Chuyên đề Lịch Sử 11Nêu những điểm mới trong nghệ thuật thời Lê trung hưng và thời Nguyễn.

Lời giải:

- Những điểm mới trong nghệ thuật thời Lê trung hưng:

+ Xu hướng hòa nhập giữa nghệ thuật cung đình với nghệ thuật dân gian trở thành xu hướng chủ đạo, thậm chí nghệ thuật dân gian còn lấn át nghệ thuật cung đình.

+ Tính nhân bản và tinh thần dân tộc được đẩy lên rất cao. Những công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa hay âm nhạc đều phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của các tầng lớp xã hội vừa hiện thực, vừa đậm đặc tính dân gian.

+ Nghệ thuật thời Lê trung hưng, nhất là điêu khắc và hội họa vẫn có sự chọn lọc những yếu tố mới tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa, kể cả phương Tây.

- Những điểm mới trong nghệ thuật thời Nguyễn là:

+ Các công trình nghệ thuật luôn hài hòa với thiên nhiên, có kết cấu tổng thể chặt chẽ, ý tưởng sáng tạo, phương pháp biểu đạt mạch lạc, quy chuẩn.

+ Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa đã phát triển đa dạng, có sự tiếp thu thành tựu nghệ thuật Trung Hoa và phương Tây.

+ Nhà Nguyễn đã bước đầu thể hiện tính chuyên nghiệp qua khả năng tổ chức quản lí các hoạt động nghệ thuật (Cục Hoạ tượng, Ty Giáo phường), trưng tập thợ giỏi, nghệ nhân vào mục đích sáng tạo và phát triển.

+ Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa và âm nhạc thời Nguyễn đã có bước phát triển vượt bậc so với các giai đoạn trước đó, để lại cho ngày nay một di sản to lớn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị về nhiều mặt.

Vận dụng (trang 21)

Vận dụng trang 21 Chuyên đề Lịch Sử 11Từ nội dung chuyên đề và sưu tầm thêm tài liệu từ sách, internet, lập kế hoạch bảo tồn và quảng bá một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc hoặc của địa phương.

Lời giải:

(*) Bài tham khảo: Kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan (Phú Thọ)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích.

- Nhằm cụ thể hóa, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan Phú Thọ

2. Yêu cầu.

- Các công việc thực hiện phải bám sát nội dung của đề án “Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại hát Xoan Phú Thọ (giai đoạn 2013 - 2015)”; đảm bảo đồng bộ theo các quy định của Công ước UNESCO và văn bản hướng dẫn thực hiện Công ước, Quyết định của Ủy ban Liên Chính Phủ; trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 và những năm trước đây để bổ sung cho phù hợp, thiết thực, hiệu quả.

- Phát huy được ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình của các nghệ nhân, nhân dân ở các phường Xoan gốc trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch phải được sự chỉ đạo chặt chẽ, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả.

II. NỘI DUNG:

- Công việc số 1. Tiếp tục triển khai công tác truyền dạy và thực hành hát Xoan cho các đối tượng là hạt nhân văn nghệ của các câu lạc bộ hát Xoan và Dân ca trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:

+ Nội dung truyền dạy, thực hành: Trên cơ sở lựa chọn truyền dạy một số bài hát Xoan ở 3 chặng Xoan cổ.

+ Đối tượng tham gia: Đại diện ban chủ nhiệm, hạt nhân tiêu biểu của 34 Câu lạc bộ hát Xoan và Dân ca Phú Thọ trên địa bàn tỉnh: Cụ thể 02 học viên/01 câu lạc bộ.

+ Địa điểm: Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật và Du lịch.

+ Người truyền dạy: Các nghệ nhân thuộc các phường Xoan gốc.

- Công việc số 2. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá giá trị di sản hát Xoan Phú Thọ gắn với Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin và truyền thông của trung ương và địa phương.

- Công việc số 3. Đẩy mạnh công tác phục hồi các tập tục liên quan tới hát Xoan.

Công việc số 4. Tiếp tục đưa di sản hát Xoan vào trường học; nghiên cứu triển khai xuất bản sách, đĩa phục vụ dạy hát Xoan và mở lớp truyền dạy cho giáo viên dạy âm nhạc để dạy hát Xoan trong trường học:

+ Tiếp tục nghiên cứu triển khai xuất bản sách, đĩa phục vụ dạy hát Xoan trong 652 trường học. Tổng số 1.400 bộ sách, đĩa, (số lượng 02 bộ/trường).

+ Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo mở lớp truyền dạy cho giáo viên dạy âm nhạc để dạy hát Xoan trong các trường học.

Công việc số 5. Tổ chức liên hoan hát Xoan cho đối tượng là học sinh tiểu học và học sinh THCS, THPT trên địa bàn toàn tỉnh.

Công việc số 6. Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” cho các nghệ nhân hát Xoan.

Công việc số 7. Xuất bản một tài liệu chính thống về hát Xoan để truyền dạy trong các câu lạc bộ, các lớp học, cộng đồng...

Công việc số 8. Sưu tầm bổ sung thêm hiện vật và hoàn thiện việc trưng bày, giới thiệu về hát Xoan Phú Thọ tại Nhà trưng bày hát Xoan trong khuôn viên Miếu Lãi Lèn, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

- Nguồn kinh phí:

+ Nguồn dự toán ngân sách tỉnh Phú Thọ.

+ Nguồn kinh phí từ việc xã hội hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo!

Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 12

Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 15

Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 19

Giải Chuyên đề Lịch sử 11 trang 20

1 714 09/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: