Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn trường THPT Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên) - 2023 có đáp án

Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn THPT Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên) - 2023 có đáp án có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi vào 10 môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng đón xem:

1 561 10/05/2023
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn trường THPT Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên) - 2023 có đáp án

Đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn trường THPT Lương Ngọc Quyến (Thái Nguyên) - 2023 

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

(1) Tôi thích lên danh sách. Đây là lời đề nghị: hãy lên danh sách năm mươi điều bạn trân trọng, biết ơn (vâng, năm mươi). Mười điều đầu tiên rất dễ: người thân, công việc, gia đình, vân vân. Biết ơn vì bạn nói tiếng Việt (hoặc tiếng Nhật, tiếng Đức). Biết ơn vì có đủ hai mắt, có trái tim khỏe, hoặc vì bạn không sống trong vùng chiến tranh. Biết ơn người khác. Cầu chúc cho người nông dân nỗ lực làm nên thức ăn trên bàn. Cầu chúc cho người công nhân tạo ra chiếc xe máy bạn đi. Cầu chúc cho người bán hàng nơi bạn mua quần áo. Cầu chúc cho người phục vụ quán ăn bạn đến hôm qua.

(2) Đó là thái độ biết ơn. Hãy lưu tâm đến những phúc lành của mình, đừng xem bất cứ điều gì là hiển nhiên. Tôi chắc chắn bạn sẽ có nhiều thứ để biết ơn hơn những gì bạn thấy. Chỉ cần nghĩ đến. Chỉ cần trân trọng. Và để ý xem điều gì sẽ xảy đến.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB trẻ, 2019, tr.33-34)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phép liên kết trong các câu sau: Biết ơn vì bạn nói tiếng Việt (hoặc tiếng Nhật, tiếng Đức). Biết ơn vì có đủ hai mắt, có trái tim khỏe, hoặc vì bạn không sống trong vùng chiến tranh. Biết ơn người khác.

Câu 2. (0,5 điểm) Theo đoạn văn (1), tác giả cầu chúc cho những ai?

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong các câu in đậm.

Câu 4. (1,0 điểm) Trong lời đề nghị của tác giả về những điều cần trân trọng, biết ơn, em tâm đắc nhất điều gì? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm).

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích tình cảm của cha con ông Sáu trong đoạn trích sau:

Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.

Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba...a...a...ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.

(Trích Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.197-198)

--------Hết-------

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Phép liên kết trong các câu: Phép lặp (lặp từ  Biết ơn)

Câu 2. Theo đoạn văn (1), tác giả cầu chúc: người nông dân nỗ lực làm nên thức ăn trên bàn, người công nhân tạo ra chiếc xe máy bạn đi, người bán hàng nơi bạn mua quần áo, người phục vụ quán ăn bạn đến hôm qua.

Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong các câu in đậm:

- Tạo nhịp điệu cho câu văn, làm cho câu văn thêm sinh động, gợi hình gợi cảm.

- Nhấn mạnh lòng biết ơn của tác giả.

Câu 4. Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu của mình về điều mà mình tâm đắc nhất, có cách lý giải hợp lí.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Đảm bảo thể thức đoạn văn.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:  Ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Triển khai nội dung đoạn văn thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, lập luận tốt để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, có thể theo hướng sau:

- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm người khác mang lại cho mình và mình luôn mong muốn được đền đáp người khác.

- Biết ơn là truyền thống tốt đẹp, là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng, làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng trở nên tốt đẹp, xã hội ngày càng văn minh tiến bộ.

- Người có lòng biết ơn sẽ được người khác yêu quý, tôn trọng. Người vô ơn sẽ bị người khác xa lánh, coi thường.

- Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình cảm của cha con ông Sáu trong giờ phút chia tay.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận

* Tình cảm của cha con ông Sáu trong đoạn trích

- Đoạn trích là tình huống khi bé Thu nhận ra cha cũng là giây phút ông Sáu lại lên đường đi chiến đấu.

- Tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu

+ Trong những ngày nghỉ phép: Ông Sáu quan tâm, chăm sóc, yêu thương, gần gũi, khát khao bé Thu gọi mình một tiếng “ba” nhưng bị bé Thu từ chối và xa lánh.

+ Trong giờ phút chia tay: ngậm ngùi, không dám lại gần con mà chỉ đứng nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu; đau khổ khi muốn ôm con, hôn con nhưng sợ bé Thu khước từ, tránh xa, sợ hãi; sung sướng, hạnh phúc khi bé Thu gọi mình một tiếng Ba.

=> Tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu sâu nặng, cảm động.

- Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu.

+ Hai ngày trước: khi chưa nhận ra ông Sáu vì có vết thẹo dài trên má (do chiến tranh), bé Thu có thái độ xa lánh, hành động cự tuyệt và những lời nói, cử chỉ khiến ông Sáu đau lòng.

+ Trong buổi sáng trước khi ông Sáu lên đường, thái độ, hành động của bé Thu đột ngột thay đổi: Đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao; kêu thét lên: - Ba...a...a...ba!- tiếng kêu như xé tan sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người; hành động vội vã, cuống quýt: kêu, chạy xô, ôm, hôn… (hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn vết thẹo…); khát khao mong muốn giữ Ba ở lại: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

=> Tình cảm bé Thu dành cho ông Sáu hồn nhiên, ngây thơ nhưng chân thành, mạnh mẽ, quyết liệt và sâu sắc.

- Nghệ thuật:

+ Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn và cảm động.

+ Nghệ thuật kể chuyện: Ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” - là người bạn thân của ông Sáu, tạo nên tính khách quan, chân thực.

+ Miêu tả sinh động tâm lí trẻ thơ.

* Đánh giá:

- Đoạn trích ca ngợi tình cảm cha con sâu sắc, thiêng liêng mà tội ác hay bom đạn không thể tàn phá được.

- Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, chọn ngôi kể, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

1 561 10/05/2023
Mua tài liệu