Danh sách câu hỏi

Có 1861 câu hỏi trên 47 trang

Cảm nhận về hình tượng sông Hương trong đoạn trích sau:

Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh  đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khẩu nhà hát.  Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này,  trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao  năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều.  Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân giả, chơi đàn hết nia thế kỷ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều:  "Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nữa với "... Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt  nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh! Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hưởng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong  sương khỏi, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh của tre trúc và của những vườn cau  vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang  hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cũ. Đối với Huế, nơi đây chính là  chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trưởng đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng  phủ sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con  người ở đây; và để nhân cách hoả nó lên, tôi gọi đây là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình  yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chỉ tình trở lại tìm Kim Trạng  của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: "Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ... ". Lời thể ấy  vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm long người dân nơi Châu Hoa xưa  mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở. 

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, 

Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.200-201) 

Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện qua đoạn trích.

Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi  bạn đầu làng. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc  lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.  Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa  nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ vào buồng. Chẳng năm nào A  Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ  mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày  trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống  chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị  sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu  vẫn lửng lơ bay ngoài đường. 

Anh ném pao, em không bắt 

Em không yêu, quả pao rơi rồi... 

 Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ  rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa  về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì. 

 Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ông mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho  sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với  tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi: 

 - Mày muốn đi chơi à? 

 Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói tay Mị. Nó  xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm  cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo  rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. 

 Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn  nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em  yêu người nào, em bắt pao nào...". Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe  tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn  thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

 (Trích, Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12, tập 2) 

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị qua đoạn trích trên - trích trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của  Tô Hoài. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tấm lòng nhân đạo của nhà văn trong việc thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người  nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày  trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay  như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị . 

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau  Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi  Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới  trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.  Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với  nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy  nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. 

 (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 7,8) 

Anh/ Chị hãy phân tích tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét sự tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh  trong tâm hồn nhân vật của nhà văn Tô Hoài. 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh  nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản  thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. 

Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình  để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. 

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác  giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết  này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh  Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood  đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì  ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. 

Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới  thành công. 

(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher,

Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình)

 

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

(1) Có lần tôi được xem một buổi phỏng vấn của Larry King với Carolyn Thomas, một phụ nữ bất hạnh đã bị mất gần hết gương mặt. Chương trình đó khiến tôi nghĩ nhiều về lòng biết ơn. Ý tưởng lớn: Bạn trân trọng điều gì trong cuộc sống, điều đó sẽ phát triền. Bạn trân trọng điều gì trong cuộc sống, điều đó sẽ phát triển.  Bạn suy tư và tập trung vào điều gì, nó sẽ lớn mạnh. Điều gì bạn đánh giá cao sẽ bắt đầu gia tăng giá trị. Hãy  trân trọng vì có sức khỏe. Trân trọng gia đình. Trân trọng quà tặng, bạn bè, công việc. Hãy trân trọng cuộc  sống, và viễn cảnh sẽ bắt đầu thay đổi. Bạn sẽ thấy cuộc đời mình được chúc phúc (ngược lại với những phần  đời từng tan vỡ ). 

(2) Tôi thích lên danh sách. Đây là lời đề nghị: hãy lên danh sách năm mươi điều bạn trân trọng, biết ơn  (vâng, năm mươi). Mười điều đầu tiên rất dễ: người thân, công việc, gia đình, vân vân. Biết ơn vì bạn nói  tiếng Việt ( hoặc tiếng Nhật, tiếng Đức). Biết ơn vì có đủ hai mắt, có trái tim khỏe, hoặc vì bạn không sống  trong vùng chiến tranh. Biết ơn người khác. Cầu chúc cho người nông dân nỗ lực làm nên thức ăn trên  bàn. Cầu chúc cho người công nhân tạo ra chiếc xe máy bạn đi. Cầu chúc cho người bán hàng nơi bạn  mua quần áo. Cầu chúc cho người phục vụ quán ăn bạn đến hôm qua. 

(3) Đó là thái độ biết ơn. Hãy lưu tâm đến những phúc lành của mình, đừng xem bất cứ điều gì là hiển nhiên.  Tôi chắc chắn bạn sẽ có nhiều thứ để biết ơn hơn những gì bạn thấy. Chỉ cần nghĩ đến. Chỉ cần trân trọng.  Và để ý xem điều gì sẽ xảy đến. 

(Trích Lòng biết ơn, Robin Sharma – Đời ngắn lắm, đừng nủ dài) 

 

Tìm những từ ngữ chỉ thái độ của tác giả trong đoạn (3)