Danh sách câu hỏi

Có 3,676 câu hỏi trên 92 trang

a) Có hai hỗn hợp khí như sau:

(1) Hỗn hợp CO và C2H6 có tỉ lệ 1 : 2 về số mol.

(2) Hỗn hợp CH4 và CO2 có tỉ lệ 2 : 1 về số mol.

a) Có hai hỗn hợp khí như sau: (1) Hỗn hợp CO và C2H6 có tỉ lệ 1 : 2 về số mol. (2) Hỗn hợp CH4 và CO2 có tỉ lệ 2 : 1 về số mol.   Bơm các hỗn hợp khí trên vào quả bóng A và B giống hệt nhau. Quan sát thấy hiện tượng như Hình 3.1. a) Quả bóng A và B lần lượt chứa hỗn hợp khí nào? b) Nếu một quả bóng được bơm đầỵ bằng không khí, nó sẽ bị đẩy bay lên hay nằm trên mặt bàn? (ảnh 1)

Bơm các hỗn hợp khí trên vào quả bóng A và B giống hệt nhau. Quan sát thấy hiện tượng như Hình 3.1.

a) Quả bóng A và B lần lượt chứa hỗn hợp khí nào?

b) Nếu một quả bóng được bơm đầỵ bằng không khí, nó sẽ bị đẩy bay lên hay nằm trên mặt bàn?

Tính khối lượng mol trung bình của các hỗn hợp khí sau đây:

a) Hỗn hợp gồm H2 và Cl2 có tỉ lệ 1 : 1 về số mol.

b) Hỗn hợp gồm CO và N2 có tỉ lệ 2 : 3 về số mol.

c) Hỗn hợp gồm H2, CO2 và N2 có tỉ lệ 1 :2 :1 về số mol.

Cho biết công thức tính khối lượng mol phân tử trung bình của một hỗn hợp:

MTB=mhhnhh=M1.n1+M2.n2+....n1+n2+....

Trong đó:

MTB là khối lượng mol phân tử trung bình của hỗn hợp.

M1, M2... là khối lượng mol của các chất trong hỗn hợp.

n1, n2,... là số mol tương ứng của các chất.

Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Trong 0,12 mol phân tử Cl2 có 0,06 mol nguyên tử Cl.

b) Số nguyên tử O trong 0,15 mol phân tử O2 và trong 0,1 mol phân tử O3 bằng nhau.

c) Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, thể tích của 0,1 mol khí H2 bằng thể tích của hỗn hợp gồm 1 mol khí HCl và 0,1 mol khí HBr.

Tìm thể tích ở 25 °C, 1 bar của những lượng khí sau:

a) Hỗn hợp gồm 1 mol CO2 và 1 mol O2.

b) Hỗn hợp gồm 0,05 mol CO; 0,15 mol CO2 và 0,2 mol O2.

c) Hỗn hợp gổm 10 gam O2 và 14 gam N2.

Hãy tính:

a) Số mol nguyên tử Cl có trong 36,5 gam hydrochloric acid (HCl).

b) Số mol nguyên tử O có trong 11 gam khí carbon dioxide (CO2).

c) Số mol nguyên tử C có trong 3,42 gam đường (C12H22O11).

Tính khối lượng (theo đơn vị gam) của những lượng chất sau:

a) 0,15 mol Fe.

b) 1,12 mol SO2.

c) Hỗn hợp gồm 0,1 mol NaCl và 0,2 mol đường (C12H22O11).

d) Dung dịch có 1 mol C2H5OH và 2 mol nước (H2O).

Tính số nguyên tử hoặc phân tử có trong những lượng chất sau:

a) 0,1 mol nguyên tử O.                                   

b) 1,15 mol nguyên tử C.

c) 0,05 mol phân tử O2.                                    

d) 2 mol phân tử NO2.

Tính số mol nguyên tử hoặc mol phân tử trong những lượng chất sau:

a) 8,428.1022 nguyên tử K.                              

b) 1,505.1024 phân tử SO2.

c) 7,224.1023 nguyên tử Na.                             

d) 1,204.1021 phân tử K2O.

Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất vôi sống là đá vôi trong tự nhiên hay các nguồn calcium carbonate (CaCO3) có nguồn gốc sinh vật như san hô, vỏ các loài thân mềm,... Nhiên liệu để cung cấp nhiệt cho các lò nung vôi đầu tiên là gỗ, củi; sau này thường dùng nhiên liệu là than đá hoặc than cốc.

Ở nhiệt độ từ khoảng 500 °C, CaCO3 bắt đầu bị phân huỷ bởi nhiệt và quá trình phân huỷ xảy ra mạnh ở nhiệt độ khoảng từ 900 đến 1 000 °C.

CaCO3  CaO + CO2

Trong thực tế sản xuất, người ta thường để kích thước hạt của nguyên liệu khá lớn (60 - 150 mm). Do vậy, để phân huỷ hoàn toàn khối calcium carbonate cần nhiệt độ khá cao (900 - 1 400 °C).

Trong công nghiệp, lò được xây bằng gạch chịu lửa và sản xuất theo công nghệ nung liên tục. Lò nung vôi công nghiệp có ưu điểm là sản xuất vôi liên tục và không gây ô nhiễm không khí. Sau một thời gian nhất định, đá vôi và than được nạp lại vào lò, vôi sống được lấy ra qua cửa ở đáy lò, khí CO2 được thu qua cửa ở miệng lò và sử dụng sản xuất muối carbonate, nước đá khô.

a) Trong các quá trình sau đây, quá trình nào là biến đổi vật lí, quá trình nào là biến đổi hoá học?

(1) Đốt cháy củi, than đá, than cốc.

(2) Phân huỷ đá vôi ở nhiệt độ cao thành vôi sống.

(3) Vôi sống nóng để nguội.

(4) Khí carbon dioxide nóng bay lên và được thu ở cửa miệng lò theo đường ống dẫn.

(b) Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Than đá cháy là phản ứng toả nhiệt; phân huỷ đá vôi là phản ứng thu nhiệt.

B. Than đá cháy là phản ứng thu nhiệt; phân huỷ đá vôi là phản ứng toả nhiệt.

C. Than đá cháy và phân huỷ đá vôi đều là phản ứng toả nhiệt.

D. Than đá cháy và phân huỷ đá vôi đều là phản ứng thu nhiệt.

c) Bạn An nói, để tiết kiệm nhiên liệu cần đóng kín các cửa lò, hạn chế nhiệt thất thoát ra ngoài. Ý kiến của bạn An có đúng không?