Chuyên đề Hóa 12 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Khái niệm cơ chế phản ứng hữu cơ
Với giải bài tập Chuyên đề Hóa 12 Bài 1: Khái niệm cơ chế phản ứng hữu cơ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Hóa 12 Bài 1.
Giải Chuyên đề Hóa 12 Bài 1: Khái niệm cơ chế phản ứng hữu cơ
Khởi động trang 5 Chuyên đề Hóa học 12: Phản ứng cộng nước vào propene có mặt xúc tác acid tạo thành hỗn hợp hai sản phẩm gồm: propan – 2 – ol (sản phẩm chính) và propan – 1 – ol (sản phẩm phụ). Điều này được giải thích dựa trên cơ chế phản ứng với sự hình thành hai tiểu phân trung gian carbocation khác nhau. Cơ chế phản ứng là gì? Các tiểu phân trung gian trong phản ứng hữu cơ bao gồm những loại nào?
Lời giải:
- Cơ chế phản ứng hoá học là con đường chi tiết mà các chất phản ứng đi qua để tạo thành sản phẩm.
- Các tiểu phân trung gian trong phản ứng hữu cơ:
+ Gốc tự do;
+ Carbocation;
+ Carbanion.
2. Sự phân cắt liên kết
Câu hỏi thảo luận 1 trang 6 Chuyên đề Hóa học 12: Hãy cho biết đặc điểm chung của sự phân cắt liên kết trong Ví dụ 4.
Ví dụ 4:
Lời giải:
Đặc điểm chung của sự phân cắt liên kết trong Ví dụ 4: Phân cắt một cách đồng đều đối với hai nguyên tử tham gia liên kết, mỗi nguyên tử chiếm một electron từ cặp electron chung và trở thành tiểu phân mang một electron độc thân.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 7 Chuyên đề Hóa học 12: Cặp electron chung bị phân cắt như thế nào trong Ví dụ 5?
Ví dụ 5:
Lời giải:
Trong ví dụ 5, cặp electron chung bị phân cắt không đồng đều.
Câu hỏi thảo luận 3 trang 7 Chuyên đề Hóa học 12: Khi phân cắt dị li, nguyên tố có độ âm điện lớn hơn thường mang điện tích dương hay âm?
Lời giải:
Khi phân cắt dị li, nguyên tử có độ âm điện lớn hơn thường chiếm cặp electron chung và trở thành tiểu phân mang điện tích âm.
Luyện tập 1 trang 7 Chuyên đề Hóa học 12: Trình bày sự phân cắt dị li của liên kết C – Br trong phân tử CH3CH2 – Br.
Lời giải:
Sự phân cắt dị li của liên kết C – Br trong phân tử CH3CH2 – Br:
Luyện tập 2 trang 7 Chuyên đề Hóa học 12: Hãy chỉ ra tiểu phân carbocation và carbanion hình thành trong Ví dụ 5.
Ví dụ 5:
Lời giải:
Khi phân cắt dị li liên kết C – X, tiểu phân trung gian mang điện tích dương trên nguyên tử carbon được gọi là carbocation, tiểu phân trung gian mang điện tích âm trên nguyên tử carbon được gọi là carbanion.
Vậy trong ví dụ 5, ta có:
3. Các tiểu phân trung gian trong phản ứng hữu cơ
Câu hỏi thảo luận 4 trang 7 Chuyên đề Hóa học 12: Phân biệt gốc tự do bậc III, bậc II và bậc I.
Lời giải:
Bậc của gốc tự do được xác định bằng bậc của nguyên tử C chứa electron độc thân.
Ví dụ:
Bậc I |
Bậc II |
Bậc III |
Câu hỏi thảo luận 5 trang 8 Chuyên đề Hóa học 12: Phân biệt carbocation bậc III, bậc II và bậc I.
Lời giải:
Bậc của carbocation được xác định bằng bậc của nguyên tử carbon mang điện tích dương.
Bậc I |
Bậc II |
Bậc III |
Luyện tập trang 8 Chuyên đề Hóa học 12: So sánh độ bền của carbocation sau:
Lời giải:
Độ bền tương đối của carbocation thường tăng khi bậc của nguyên tử carbon mang điện tích dương tăng.
Lại có:
Bậc I |
Bậc II |
Bậc III |
Vậy độ bền của các carbocation đã cho giảm dần theo thứ tự sau: (2), (1), (3).
Bài tập (trang 9)
Bài tập 1 trang 9 Chuyên đề Hóa học 12: Cho biết cấu tạo của các carbocation khi H+ kết hợp với 2 – methylpropene và so sánh độ bền của chúng.
Lời giải:
Độ bền tương đối của carbocation thường tăng khi bậc của nguyên tử carbon mang điện tích dương tăng. Vậy carbocation (1) bền hơn carbocation (2).
Bài tập 2 trang 9 Chuyên đề Hóa học 12: Tìm hiểu các thói quen sinh hoạt có thể góp phần tạo ra các gốc tự do có hại cho cơ thể.
Lời giải:
Gốc tự do có hại tấn công tế bào khoẻ mạnh. Đây chính là nguyên nhân gây ra các mầm bệnh. Chẳng hạn, •OH (gốc hydroxyl) là gốc tự do có hại rất nguy hiểm, gây phá huỷ tế bào, mô, các tổ chức của cơ thể; đồng thời gây tắc nghẽn động mạch, phát triển các bệnh ung thư, Alzeimer …
Một số thói quen sinh hoạt có thể góp phần tạo ra các gốc tự do có hại cho cơ thể:
+ Hút thuốc lá, uống nhiều bia, rượu;
+ Chế độ ăn giàu chất béo bão hoà;
+ Chế độ ăn ít hoặc nghèo chất chống oxi hoá…
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu 12 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 12 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Toán 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 12 - Friends Global
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 12 Friends Global đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12 Friends Global đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 12 – Friends Global
- Giải sgk Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 12 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo