Chứng minh rằng momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí

Với giải câu hỏi c1 trang 117 sgk Vật lí lớp 10 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

1 1461 lượt xem


Giải Vật lí 10 Bài 22: Ngẫu lực

Video Giải Câu hỏi C1 trang 117 Vật lí 10

Câu hỏi C1 trang 117 Vật lí 10: Chứng minh rằng momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

Chứng minh rằng momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí  (ảnh 1)

Trả lời:

Gọi O’ là vị trí bất kỳ của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực, ta luôn có:

Momen của ngẫu lực:

M’ = F1d’1 + F2d’2 

= F(d’1 + d’2) = F. d (1)

d là khoảng cách giữa hai giá của hai lực, không phụ thuộc vị trí O’ của trục quay.

Xét trục quay đi qua O, momen của ngẫu lực lúc này là:

M = F1d1 + F2d2 = F(d1 + d2) = F.d (2)

Từ (1) và (2) => M = M’ => momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực (đpcm).

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 118 Vật lí 10: Ngẫu lực là gì? Nêu một vài ví dụ về ngẫu lực...

Bài 2 trang 118 Vật lí 10: Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn...

Bài 3 trang 118 Vật lí 10: Viết công thức tính momen của ngẫu lực. Momen của ngẫu lực có đặc điểm gì...

Bài 4 trang 118 Vật lí 10: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen của ngẫu lực là...

Bài 5 trang 118 Vật lí 10: Một ngẫu lực gồm hai lực có...

Bài 6 trang 118 Vật lí 10: Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước...

1 1461 lượt xem