Câu hỏi:
10/08/2024 157Ý nào sau đây không thuộc nội dung của Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga năm 1921
A. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt
B. Cho phép tư nhân thuê hoặc xây dựng các xí nghiệp không quá 50 công nhân
C. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga
D. Cho phép thương nhân tự do buôn bán, trao đổi hàng hóa
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Một trong những nội dung của chính sách kinh tế mới trong công nghiệp là: nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dụng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của nhà nước. => Đáp án B không thuộc nội dung của Chính sách kinh tế mới (NEP).
B đúng
- A sai vì chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga năm 1921 nhằm khôi phục nền kinh tế sau nội chiến bằng cách cho phép sự phát triển của nền kinh tế tư nhân trong khi Nhà nước vẫn nắm giữ các ngành kinh tế chủ chốt để duy trì kiểm soát.
- C sai vì chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga năm 1921 khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư để thu hút vốn và công nghệ, giúp phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau nội chiến, đồng thời giảm bớt gánh nặng tài chính cho Nhà nước.
- D sai vì chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga năm 1921 cho phép thương nhân tự do buôn bán để khôi phục nền kinh tế sau nội chiến bằng cách thúc đẩy sản xuất và thương mại, đồng thời làm giảm tình trạng khan hiếm hàng hóa và thiếu hụt thực phẩm.
*) Nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới (NEP) mà nước Nga thực hiện
Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới là:
- Chấm dứt chính sách cộng sản thời chiến. Biểu hiện qua việc bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực, chuyển sang chính sách thuế lương thực. Sau khi làm xong nghĩa vụ thuế lương thực, nông dân được toàn quyền sử dụng hoặc mang bán trên thị trường tự do phần lương thực dư thừa.
- Thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước. Chủ trường này cho phép tư sản trong nước tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dự giám sát, kiểm kê và kiểm soát của nhà nước chuyên chính vô sản. Đối với những người sản xuất cá thể, nhà nước Xô viết chủ trương thông qua việc giúp họ tạo ra các lợi ích lớn hơn so với làm ăn cá thể để thu hút họ vào các hợp tác xã.
- Nhà nước chuyên chính vô sản điều tiết để phát triển nền kinh tế hàng hóa, xóa bỏ chế độ giao nộp sản phẩm và hàng đổi hàng, phát huy vai trò của tiền tệ trong phát triển kinh tế.
Với sự phân tích kỹ lưỡng về tình hình kinh tế trong giai đoạn chuyển từ thời chiến sang thời bình, V.I. Lê-nin đã đề xuất Chính sách kinh tế mới (NEP) nhằm khắc phục những vấn đề nóng vội và chủ quan trong việc trực tiếp tiến tới chủ nghĩa xã hội và đối mặt với khủng hoảng kinh tế và xã hội nước Nga. NEP bao gồm một loạt các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình kinh tế trong các lĩnh vực chủ yếu, bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, NEP đã thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nông dân.
Trong công nghiệp, NEP còn tập trung vào việc khôi phục và phát triển công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của Nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư và kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm giữ các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương và chấn chỉnh việc tổ chức và quản lý sản xuất công nghiệp. Các xí nghiệp cũng chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.
Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, NEP khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn, tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ cho người dân. Năm 1924, đồng rúp mới được phát hành để tái cấu trúc hệ thống tiền tệ.
Tổng thể, NEP đã mang đến những chuyển biến rõ rệt cho nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô Viết chỉ sau một thời gian ngắn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là
Câu 2:
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 – 1951) là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng và là
Câu 3:
Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thé nào?
Câu 4:
Kết quả cuộc đấu tranh dành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
Câu 5:
Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
Câu 7:
Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam sau khi
Câu 8:
Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 là do
Câu 9:
Ngày 12/4/1944, Hồ Chí Minh viết: “Cuộc kháng chiên của ta lag một cuộc kháng chiến toàn dân nên phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”. Cuộc kháng chiến trên đây diễn ra trong bối cảnh nào?
Câu 11:
Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 12:
Ý nào dưới đây không phải là yếu tố chủ quan đảm bảo cho khởi nghĩa Yên Thế tồn tại trong thời gian dài
Câu 13:
Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 của quân dân Việt Nam về
Câu 14:
“Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
Câu 15:
“ Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” (Nguyễn Ái Quốc). Câu nói trên thể hiện điều gì?