Câu hỏi:
12/09/2024 156Ý nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
A. Những hành động phá hoại Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946) của thực dân Pháp.
B. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng
C. Được Mĩ giúp sức, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta
D. Hội nghị Phông-ten nơ-blô thất bại.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Được Mĩ giúp sức, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta,không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
- Sgk 12 trang 130, suy luận -> các đáp án A, B, D: đều là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
- Sgk 12 trang 136, suy luận: bắt đầu từ năm 1947, Mĩ mới bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là từ năm 1949, Mĩ đồng ý với kế hoạch Rơve của Pháp, đồng ý viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp. Trong khi đó, năm 1946 Pháp đã xâm lược Việt Nam lần thứ hai
=> Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam không có sự tác động (giúp sức) của Mĩ.
→ C đúng. A, B, D sai..
* CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG – XUÂN 1953 – 1954 VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954
1. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954
a. Chủ trương của Đảng.
- Tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954.
- Nhiệm vụ: tiêu diệt địch là chính.
- Phương hướng chiến lược: tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
- Phương châm: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng không chắc thì kiên quyết không đánh.
Trong Đông – Xuân 1953 - 1954
b. Diễn biến.
- Tháng 12/1953, quân dân Việt Nam tấn công Lai Châu ⇒ Điện Biên Phủ là nơi tập trung binh lực thứ hai của Pháp.
- Tháng 12/1953, liên quân Việt – Lào tấn công Trung Lào ⇒ Xê-nô là nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.
- Tháng 1/1954, liên quân Việt – Lào tấn công Thượng Lào ⇒ Luông Phabang là nơi tập trung binh lực thứ tư của Pháp.
Tháng 2/1954, quân dân Việt Nam tấn công Bắc Tây Nguyên ⇒ Plây-cu là nơi tập trung binh lực thứ năm của Pháp.
c. Ý nghĩa, tác động.
- Kế hoạch Na-va của Pháp bước đầu bị phá sản.
- Việt Nam giành được quyền chủ động trên các chiến trường Đông Dương => Pháp lâm vào thế khó khăn.
- Tạo thế là lực cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam tiến lên.
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
a. Hoàn cảnh lịch sử.
- Kế hoạch Na-va của Pháp và Mĩ bước đầu bị phá sản.
- Dựa vào viện trợ của Mĩ, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tâm điểm của kế hoạch Na-va, điểm quyết chiến chiến lược với Việt Nam.
+ Điện Biên Phủ bao gồm 49 cứ điểm, chia làm 3 phân khu: phân khu Bắc, phân khu Trung tâm và phân khu Nam.
+ Quân số của Pháp tại Điện Biên Phủ khi cao nhất lên tới 162000 tên.
- Lực lượng cách mạng của Việt Nam ngày càng lớn mạnh, trưởng thành.
b. Chủ trương của Đảng.
- Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.
c. Diến biến chính:
- Đợt 1, từ ngày 13/3 đến 17/3/1954: quân dân Việt Nam tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Đợt 2, từ ngày 30/3 đến 26/4/1954: quân dân Việt Nam tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm Mường Thanh.
- Đợt 3, từ ngày 1/5 đến 7/5/1954: quân dân Việt Nam tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.
d. Kết quả, ý nghĩa:
- Tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, giải phóng nhiều vùng đông dân...
- Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.
- Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam giành thắng lợi.
HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG.
1. Hội nghị Giơnevơ
- Xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.
⇒ Tháng 1/1954, Hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề triều tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ của quân dân Việt Nam, ngày 8/5/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc với sự tham gia của: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Cộng hòa Nhân dân Trung hoa và các nước có liên quan ở Đông Dương.
- Việt Nam giành được thắng lợi quân sự quyết định ở Điện Biên Phủ, nhưng chưa đủ sức mạnh để kết thúc số phận của Pháp trên cả nước.
- Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị diễn ra gay gắt và phức tạp do lập trường ngoan cố của Pháp và Mĩ ⇒ 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.
Kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương
2. Hiệp định Giơnevơ
Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương bao gồm các văn bản:
- Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị.
- Một số văn bản phụ khác,...
* Nội dung:
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Hai bên tham chiến thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: Quân đội cách mạng Việt Nam và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
* Ý nghĩa:
- Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương.
- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ.
- Buộc Pháp phải rút quân về nước, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
* Hạn chế:
- Là thắng lợi lớn nhưng, chưa trọn vẹn (Việt Nam tạm thời bị chia cắt, Mĩ không kí hiệp định để tìm cách phá hoại cách mạng Việt Nam,...).
- Thời gian ngừng bắn để chuyển giao khu vực quá lâu (300 ngày), tạo điều kiện cho Mĩ thực hiện âm mưu chống phá.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ Quốc”. Đoạn trích trên đây trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta?
Câu 2:
Tính chất đặc biệt của đường lối kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 là:
Câu 3:
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!” Đoạn trích trên đã phản ánh tính chất gì của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)?
Câu 4:
Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta (1945-1954), đã phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha là
Câu 5:
Trong “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946), Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”. Nội dung câu nói trên thể hiện điều gì?
Câu 6:
Văn kiện nào trình bày đầy đủ nhất về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
Câu 7:
Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào
Câu 8:
Văn kiện nào sau đây có ý nghĩa to lớn như lời hịch cứu quốc, như mệnh lệnh chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
Câu 9:
Trước hành động bội ước của thực dân Pháp, ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã
Câu 10:
Tại sao Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)?
Câu 11:
Đâu không phải là văn kiện lịch sử phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)?
Câu 12:
Tinh thần yêu chuộng hòa bình trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng ta phát huy như thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?
Câu 13:
Thực dân Pháp sẽ hành động chậm nhất vào thời gian nào nếu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận tối hậu thư?
Câu 14:
Sự kiện nào được xem là hiệu lệnh mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2 của nhân dân ta?
Câu 15:
Đâu là tín hiệu tiến công của nhân dân Hà Nội trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954)?